Bậc thầy Jeff Wall: Nhiếp ảnh như là chất liệu tham chiếu lại lịch sử

“Thực hành nghệ thuật của tôi là việc tái cấu trúc và nó tựa như là một hoạt động triết học. Thật tuyệt, nếu tôi có thể tạo nên những kịch tính có ý nghĩa triết học, hay đôi lúc, nếu nó không tới từ ý nghĩa mà là một sự tái cấu trúc cảm giác. Cách tốt nhất để có thể nắm bắt trong một bức ảnh là: cảm xúc, tâm trạng, cái nhìn, một kí ức, một nhận thức hay một mối quan hệ.” Jeff Wall

“Thực hành nghệ thuật của tôi là việc tái cấu trúc và nó tựa như là một hoạt động triết học. Thật tuyệt, nếu tôi có thể tạo nên những kịch tính có ý nghĩa triết học, hay đôi lúc, nếu nó không tới từ ý nghĩa mà là một sự tái cấu trúc cảm giác. Cách tốt nhất để có thể nắm bắt trong một bức ảnh là: cảm xúc, tâm trạng, cái nhìn, một kí ức, một nhận thức hay một mối quan hệ.” Jeff Wall

 Jeff Wall được coi là một trong những nghệ sĩ đã định hình nhiếp ảnh trong nghệ thuật đương đại. Với những tác phẩm ảnh khổ lớn, cấu trúc sắp đặt thường được ông bố cục rất cầu kì và sử dụng diễn viên trong không gian sáng tạo của riêng mình. Những bố cục này đều được sắp đặt và tạo nên những khung cảnh kỳ diệu, quái lạ và đầy chất “điện ảnh”. Không chỉ được biết tới là một nghệ sĩ, Jeff Wall còn được biết tới với tư cách là một sử gia nghệ thuật và một nhà mỹ học. Từng cực đoan với quan điểm nhiếp ảnh gia không nhất thiết phải mang máy ảnh theo mình mọi lúc mọi nơi, ông luôn tin tưởng và kiên định vì lựa chọn này. Tác phẩm của ông dường như được sắp đặt hay tái tạo lại từ tổng hợp của những thứ hàng ngày với trí tưởng tượng phong phú của ông. Rất nhiều tác phẩm của ông có tham chiếu với những sự kiện lịch sử nghệ thuật. Nhưng ông cho rằng những tác phẩm của mình không can hệ trực tiếp tới việc tạo nên những tham chiếu này. Ông thường thêm những chú thích lịch sử chỉ khi tự cảm thấy cần thiết với chính bản thân mình chứ không phải với những mong muốn người xem cần phải hiểu. Ông cho rằng: Nếu tác phẩm tự thân tuyệt vời, mọi người sẽ trân trọng nó và sẽ không nhận thấy nhu cầu móc nối những tương đồng nào đó với bất kì tác phẩm hay “sự kiện” nào khác. Ông còn nổi tiếng với một quan điểm về phim và nhiếp ảnh: Phim có mở đầu, phần giữa và kết thúc. Và tôi thấy việc đó thật mệt mỏi. Nhiếp ảnh thì khác, nó chỉ có phần giữa mà thôi. Ông cũng bộc lộ thêm: Tôi đã rất thích và được truyền cảm hứng từ những tác phẩm nghệ thuật từ khi còn là một đứa trẻ, và hầu hết những tác phẩm mà tôi từng thấy đều đã có từ hàng thập kỉ hay thế kỉ. Vậy nên quan niệm về tồn tại và lỗi thời của nghệ thuật dường như cũng là một khía cạnh chính trong giá trị của nó đối với chúng ta. Nó cho chúng ta thấy rằng chúng ta vừa mang tính đương đại và không đương đại trong chính thời đại của mình, và tại sao một thứ tồn tại như vậy lại có giá trị, và làm thế nào ta có thể gắn kết với nó, dù cho tất cả chúng đều sẽ đến lúc trở thành “quá cố”.

 

buc tranh cho nguoi phu nu cua jeff wall

Bức tranh cho người phụ nữ của Jeff Wall

 

Jeffrey “Jeff” Wall, (sinh năm 1946) là nghệ sĩ người Canada được biết tới với những tác phẩm nhiếp ảnh khổ lớn và những bài viết của ông về lịch sử nghệ thuật. Jeff Wall đã là một tên tuổi sáng giá của nghệ thuật ở Vancouver, Canada từ đầu thập niên 70. Vào thời kì đầu sự nghiệp của mình, ông là nhân vật tạo dựng lên hệ thống khái niệm cho trường Vancouver. Là người xuất bản những bài viết về tác phẩm của đồng nghiệp và cộng sự của mình. Những tác phẩm ảnh được sắp đặt của ông là sự pha trộn giữa vẻ đẹp tự nhiên, sự suy đồi của đô thị hậu hiện đại và sự rập khuôn nhàm chán của xã hội công nghiệp, đó dường như là bối cảnh chính.

Wall tốt nghiệp bằng thạc sĩ chuyên ngành hội họa ở trường đại học British Columbia năm 1970. Cũng cùng năm đó, Wall ngừng việc sáng tác nghệ thuật. Cùng với cô vợ người Anh của mình và hai con trai, họ chuyển tới sống ở London để tiếp tục nghiên cứu lịch sử nghệ thuật tại học viện Courtauld từ năm 1970 đến năm 1973. Tại đây ông đã học cùng một sử gia chuyên nghiên cứu về họa sĩ Manet, điều này có ảnh hưởng sâu sắc tới các sáng tác của ông sau này đặc biệt là kiến thức thâm sâu về lý thuyết và kĩ thuật hội họa Cổ điển cũng như Ấn tượng. Ông cũng giảng dạy ở nhiều trường đại học danh tiếng khác nhau ở cả Mỹ và Châu Âu cũng như tiếp tục việc viết về nghệ thuật đương đại.

 

can phong bi pha hoai tac pham cua jeff wall

Căn phòng bị phá hoại tác phẩm của Jeff Wall

 

Wall đã thử nghiệm với nghệ thuật ý niệm khi còn là sinh viên ở trường đại học British Colombia. Nhưng sau đó ông tạm dừng sáng tác cho tới năm 1977, đây là lúc ông bắt đầu thực hiện loạt ảnh trong suốt chiếu đèn đầu tiên của mình. Rất nhiều những tác phẩm ảnh này được dàn cảnh và có tham chiếu tới lịch sử nghệ thuật, những vấn đề triết học của việc tái trình hiện. Những bố cục của ảnh thường ám chỉ tới những nghệ sĩ có tính lịch sử như Diego Velázquez, Hokusai và Édouard Manet hay tới những nhà văn như Franz Kafka, Yukio Mishima và Ralph Ellison.

Lần đầu tiên ra mắt triển lãm ở gallery vào năm 1978, triển lãm của Jeff Wall như một triển lãm sắp đặt chứ không phải một triển lãm nhiếp ảnh. Jeff Wall đặt tác phẩm Căn phòng bị phá hủy nổi tiếng của ông ngay ở cửa sổ chính của gallery Nova, kèm theo một bức tường thạch cao. Tác phẩm này mô tả hiện trường một căn phòng của một người phụ nữ bị phá hoại. Sự hỗn loạn được tái hiện một cách đầy sáng tạo, và chủ động để lộ dần những chi tiết cố tình mang tính sắp đặt. Sự dàn dựng này khiến cho người xem liên hệ và tưởng tượng về nhiếp ảnh cũng như sự tái trình diễn của hội họa. Khi lần theo từng chi tiết của tác phẩm, một phần của căn phòng với hình bóng từ bức tượng người phụ nữ gợi về chủ nhân của căn phòng một cách rất riêng tư và đầy lôi cuốn. Còn phía bên kia không gian của căn phòng (vị trí cố ý để lộ bức vách thạch cao như trong các studio), lại hé lộ một phần trong studio nơi ông dàn dựng tác phẩm. Kích thước bức ảnh với khổ lớn như thật cũng tạo nên hiệu ứng tâm lý cho người xem. Với hiệu ứng ánh sáng hộp đèn hắt từ phía sau ảnh, tác phẩm tạo nên gây ảo giác về không gian có thực. Nó đồng thời còn mang ẩn ý gì đó của việc Jeff Wall nhấn mạnh vào nguồn gốc tới từ những tấm biển quảng cáo đầy tính thương mại (hình thức mà ông sử dụng hiệu ứng ánh sáng hộp đèn).

 

con gio bat thinh linh cua jeff wall

Cơn gió bất thình lình của Jeff Wall

 

Với tác phẩm Bức tranh cho phụ nữ (1979), Ông tạo ra một tiền lệ về hành vi chụp đồng hiện cùng với tác giả khi chụp xuất hiện trên ảnh. Không khó khăn lắm để nhận ra trong tấm ảnh này Jeff Wall (cũng là nhân vật chính thứ 2) đang trực tiếp giữ dây chụp của máy ảnh. Họ đứng trước gương để chụp phản chiếu cùng với hướng nhìn và biểu cảm rất khó lường. Một sự hiện diện gián tiếp qua gương, và sự hiện diện đó lại gián tiếp một lần nữa qua ảnh. Quả thật khó để có thể hiểu ông đang hướng nhìn vào đâu? Chỉ có thể tưởng tượng theo phân cảnh không gian rằng người nghệ sĩ đang nhìn vào hình ảnh phản chiếu của người phụ nữ trong gương chứ không phải vào lưng của cô trong không gian studio? Người phụ nữ cũng ở cùng phía với người chụp ảnh. Vậy nên cô trở thành người xem chứ không phải chỉ là chủ thể như gợi ý từ tên tác phẩm. Đôi mắt cô cố định theo cái nhìn của người xem. Điểm nhìn quang học của người xem được biểu hiện bởi máy ảnh, hay còn gọi là “điểm mù” của một bức tranh. Người xem có thể hiểu máy ảnh đang chụp chính bản thân nó trong gương, cũng như thể bản thân máy ảnh lại là một đôi mắt “không tri giác” – nó đang biểu hiện cho chúng ta mà lại không nhìn thấy chúng ta, có chức năng vừa như một con mắt và một “điểm mù”. Để tái hiện lại sự phức tạp này trong cùng một bức ảnh còn có kết nối với bức tranh nổi tiếng của Manet là Quán bar ở Folies-Bergère (1882). Cũng với hình ảnh một người phụ nữ đứng trước gương trong quán bar. Một lần nữa Jeff Wall đặt lại những vấn đề cực đoan của chủ nghĩa hiện đại trong hội họa và đưa những quy tắc này vào nhiếp ảnh. Trong khi với hội họa, tính vật chất của bề mặt được vẽ lên như minh chứng cho sự tồn tại của khung tranh, thì ở nhiếp ảnh điều này dường như là vô hình. Và tác phẩm này một lần nữa đặt lại những vấn đề đó. Có thể xem đó như nỗ lực để giải quyết sự chênh lệch giữa hội họa và nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh có thể dành được ưu thế của riêng mình.

 

quan bar o folies -bergere cua manet

Quán bar ở Folies -Bergere của Manet

 

Tác phẩm Kẻ bắt chước (1982) tiêu biểu cho phong cách đầy tính điện ảnh của Wall. Đây là một tác phẩm có kích cỡ 198 x 226 cm, màu trong suốt là hình ảnh một cặp đôi da trắng và một người đàn ông Châu Á đang đi về phía máy quay. Vỉa hè, là thấp thoáng những chiếc ô tô đậu bên cạnh những khu dân cư và những tòa nhà công nghiệp nhẹ, cho thấy vùng ngoại ô công nghiệp Bắc Mỹ. Người phụ nữ mặc quần soóc đỏ và áo trắng hở phần bụng; người bạn trai nhếch nhác của cô với bộ râu quai nón mặc một áo khoác bò. Người đàn ông Châu Á ăn mặc tuy giản dị mà lịch thiệp so với anh chàng kia, cùng áo sơ mi và quần âu. Khi cặp đôi vượt qua người đàn ông, người bạn trai làm một cử chỉ mơ hồ nhưng rõ ràng tục tĩu và kì thị, với ánh mắt đầy nhạo báng vào người đàn ông Châu Á. Bức ảnh như một cú chụp thẳng nắm bắt được khoảnh khắc cũng như những căng thẳng xã hội tiềm ẩn, nhưng thực chất lại là một sự tái tạo có trao đổi và được người nghệ sĩ ghi nhận. Tác phẩm nhiếp ảnh của Jeff Wall còn khằng định tầm quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh – một loại hình mà trước đó vẫn chỉ được coi như công cụ ghi chép, tài liệu thuần tùy. Một vài tác phẩm ảnh của Wall được thực hiện rất phức tạp bao gồm một đội ngũ diễn viên, dàn cảnh, hay sử lý kĩ thuật số hậu kì. Chúng được mô tả và thể hiện phức tạp chẳng khác nào sản xuất tác phẩm điện ảnh. Susan Sontag, nhà văn, nhà lý thuyết với các tác phẩm rất quan trọng viết về nhiếp ảnh trong cuốn sách gần nhất của bà cũng nhắc tới tác phẩm Cuộc nói chuyện của đội quân chết (Một tầm nhìn theo vụ phục kích tuần tra của Hồng quân gần Mogor, Afghanistan, mùa đông 1986) và gọi cách mô tả ảnh hưởng từ danh họa Goya của Jeff Wall là một sự kiện hư cấu “điển hình vì sự sâu sắc và sức mạnh của nó.”

 

tram ejiri o suraga cua hokusai

Trạm Ejiri ở Suraga của HoKuSai

 

Trong khi Wall được biết tới với những tác phẩm ảnh khổ lớn của những khung cảnh đương đại hàng ngày, đầu những năm 90 ông bắt đầu quan tâm tới tĩnh vật. Ông phân biệt giữa những bức ảnh “tài liệu” không dàn dựng như bức Still Creek, Vancouver, winter 2003, và những bức ảnh mang tính điện ảnh được thực hiện sử dụng kết hợp cả diễn viên, bối cảnh, hiệu ứng đặc biệt như tác phẩm Cơn gió bất thình lình (phỏng theo Hokusai), 1993. Dựa vào tác phẩm Trạm Yejiri ở Suruga (khoảng năm 1832) một tác phẩm khắc gỗ của Katsushika Hokusai. Tác phẩm Cơn gió bất thình lình mô tả lại một khung cảnh của Nhật Bản thế kỉ 19 trong một bối cảnh đương đại ở British Columbia. Tác phẩm này sử dụng diễn viên và mất hơn một năm để thực hiện 100 tấm ảnh để có thể “đạt được một sự dàn dựng liền mạch có thể tạo nên ảo ảnh của việc thực sự chụp lại được một khoảnh khắc có thật.” Tác phẩm hoàn thiện là một bức ảnh khổ lớn mô tả bốn nhân vật như bị “đông cứng” khi phản ứng lại một cơn gió đột ngột trong một khung cảnh phẳng lặng và mở rộng về phía chân trời. Bầu trời phía trước họ thì bị phân tán với những tờ giấy bay ra từ một cặp tài liệu do người phụ nữ cầm ở góc trái tấm ảnh. Wall đã sử dụng cảm giác về chuyển động từ trái sang phải, kết quả là sự phát tán của những tờ giấy và những minh chứng khác về hướng gió. Để thực hiện tác phẩm này, Wall đã chụp ảnh những diễn viên trong khoảng thời gian năm tháng ở một khung cảnh nơi quê hương ông Vancouver, vào những thời điểm mà thời tiết tương đồng. Sau đó ông ghép các yếu tố của những bức ảnh bằng kĩ thuật số để đạt được bố cục mong muốn. Kết quả là một sự dàn dựng đặc trăng phong cách tranh cổ điển. Tác phẩm kinh điển này gần với điện ảnh hơn là yếu tố “khoảnh khắc quyết định” trong nhiếp ảnh.

Từ đầu những năm 90, ông đã sử dụng công nghệ kĩ thuật số để tạo nên những hình ảnh kết hợp từ nhiều âm bản khác nhau, tổ hợp chúng thành một thể thống nhất. Những tác phẩm thể hiện phong cách đặc trưng của ông là những tấm ảnh khổ lớn trong hộp đèn sáng; ông đã hình thành lên phong cách này khi thấy những biển quảng cáo phát sáng ở các bến xe buýt trong một chuyến đi từ Tây Ban Nha sang London. Năm 1995, Jeff Wall bắt đầu thực hiện những bức ảnh đen trắng theo phong cách truyền thống, và điều này đã trở thành một phần ngày càng quan trọng trong thực hành nghệ thuật của Jeff Wall. Những tác phẩm này sau đó cũng được trưng bày tại documenta X ở Kassel. Những triển lãm gần đây của Jeff Wall là kết hợp của ba loại hình nhiếp ảnh một dạng mang tính tài liệu, một loại bán tài liệu (là sự sắp đặt và diễn lại những sự kiện có thật) và một dạng gần với điện ảnh (những khung cảnh được tạo nên qua trí tưởng tượng của người nghệ sĩ). Không giống như hầu hết các nhiếp ảnh gia hay các nghệ sĩ ngày này, Jeff Wall không thực hiện các tác phẩm theo sê ri. Ông muốn tránh việc lặp lại và coi sự nghiệp của mình như một quỹ đạo quanh co chứ không phải một đường thẳng.

 

cuoc noi chuyen cua oi quan than chet cua jeff wall

Cuộc nói chuyện của đội quân thần chết của Jeff Wall

 

Những tác phẩm ảnh của Jeff Wall độc đáo về cách mà chúng dường như nắm giữ được độ dài của thời gian hơn là chỉ một khoảnh khắc – như thể thời gian bị đông cứng nhưng lại tiếp tục kéo dài. Nó giống như sự chậm rãi của thời gian mà chỉ có hội họa mới có thể mang lại chứ không phải chỉ từ những cú chụp máy bất kì. Những nhiếp ảnh gia vẫn thường cố gắng đạt được yếu tố này. Mà theo như nhiếp ảnh gia kinh điển Henri Cartier-Bresson luôn gọi là “khoảnh khắc quyết định”. Jeff Wall đã không sử dụng khái niệm này vì ông cho rằng mỗi thời điểm đều “không quyết định”. Hầu hết các tác phẩm của ông đều ở hiện tại hay cái mà ông gọi là “một dạng của hiện tại.” Không giống như những nhiếp ảnh gia khác, ông không bao giờ thực hiện những tác phẩm ảnh thương mại. Ông giải thích: “Tôi nghĩ nó sẽ không tốt cho phong cách của mình. Nhiếp ảnh thương mại thường là việc tóm được những thứ thú vị nhất trong khi đó tôi lại thích tìm kiếm những điều không phải nổi bật nhất.” Những người tin tưởng nghệ thuật vì ý nghĩa thực sự của nó ngày nay rất hiếm, nhất là trong lĩnh vực nhiếp ảnh, Jeff Wall đã là một biểu tượng quan trọng trong việc đưa nhiếp ảnh thành một thứ nghệ thuật có thứ hạng sánh cùng hội họa và điêu khắc. Jeff Wall còn được biết tới là một người luôn ủng hộ sự độc lập tối đa của người nghệ sĩ. Tác phẩm ảnh của ông đã được triển lãm khắp nơi trên thế giới cũng như những bài viết về nghệ thuật của ông cũng được xuất bản rộng rãi. Ông đã có những triển lãm cá nhân ở các bảo tàng danh tiếng ở cả Mỹ và Châu Âu cũng như nhận được nhiều giải thưởng nghệ thuật, bao gồm cả giải thưởng Hasselblad cho nhiếp ảnh danh tiếng.

Đỗ Tường Linh (sưu tầm & lược dịch)

 

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/