NHÀ NHIẾP ẢNH LÊ VƯỢNG - GIẢI THƯỞNG LỚN BÙI XUÂN PHÁI 2016: NHỮNG KHUÔN HÌNH ĐẸP MANG CHIỀU SÂU VĂN HÓA

Hiếm có nghệ sỹ nhiếp ảnh nào sánh được với ông. Đã vào tuổi tiên lão, 99 tuổi mà vẫn minh mẫn, sáng suốt để lên nhận Giải thưởng lớn Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội, nhà nhiếp ảnh Lê Vượng rưng rưng xúc động. Ông xúc động không chỉ vì lao động nghệ thuật cần mẫn, không ngưng nghỉ của mình được ghi nhận mà còn bởi nói đến Hà Nội là chạm vào tình yêu sâu thẳm trong ông…

Hiếm có nghệ sỹ nhiếp ảnh nào sánh được với ông.  Đã vào tuổi tiên lão, 99 tuổi mà vẫn minh mẫn, sáng suốt để lên nhận Giải thưởng lớn Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội, nhà nhiếp ảnh Lê Vượng rưng rưng xúc động. Ông xúc động không chỉ vì lao động nghệ thuật cần mẫn, không ngưng nghỉ của mình được ghi nhận mà còn bởi nói đến Hà Nội là chạm vào tình yêu sâu thẳm trong ông…


SÓNG GIÓ CÀNG TÔI LUYỆN BẢN LĨNH

Nhà nhiếp ảnh  Lê Vượng sinh năm Mậu Ngọ (1918) là cháu cụ Lê Hoan - Quan Khâm sai đại thần triều Nguyễn, theo tài liệu lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ quốc gia, thì cụ có tư tưởng kháng Pháp, ủng hộ nghĩa quân Đề Thám…Và sau này thêm nhiều tài liệu ở cả Việt Nam và Pháp đều khẳng định thêm sự thật lịch sử này, minh oan cho cụ Lê Hoan.

 

Nhà nhiếp ảnh Lê Vượng trong niềm vui của mọi người. Ảnh: Quang Phùng

 

Thế nhưng, hồi xưa chính những gì gọi là “gia tài” của ông nội để lại chính là áp lực trong cuộc đời Lê Vượng với nhiều khó khăn mà ông phải cố gắng vượt qua, tạo dựng cho bản thân một sự nghiệp đáng khâm phục.

Lê Vượng yêu thích hội họa từ nhỏ (chú ông là họa sỹ Lê Phổ nổi tiếng), được tắm mình trong một không gian nghệ thuật khi ông từng làm việc nhiều năm tại Nhà xuất bản Mỹ thuật - Âm nhạc và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giao du với nhiều họa sỹ. Tuy nhiên, sức hấp dẫn về màu sắc, toan, lụa… không thể quyến rũ ông bằng nghệ thuật ánh sáng và phòng tối với những khoảnh khắc không thể lặp lại.

Và Lê Vượng cầm máy ảnh với một tư duy giàu chất tạo hình của hội họa. Ảnh của ông có nhiều lớp không gian, bố cục chặt chẽ, phong phú về mặt chi tiết, mảng chính, phụ hài hòa, bổ sung cho nhau, song ảnh rất khoáng đạt, không rối. Màu sắc trong ảnh thường là đối chọi nhau, hay pha trộn theo những nguyên tắc phối màu của hội họa, tạo hiệu quả thị giác rất đặc biệt. Dường như ông không thể chụp ảnh xấu được, ngay cả những ảnh thuộc đề tài người lao động lam lũ vất vả, trong ảnh ông vẫn bừng lên ánh sáng của hy vọng như nét đẹp át hẳn cái khó nhọc kia, cho người xem cảm giác lạc quan.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc nhận xét: “Lê Vượng không chạy theo trường phái nào cả, ảnh của ông tìm cái đẹp cổ điển, chân phương, rất gần hội họa do bố cục, đường nét, màu sắc, nhất là ảnh phong cảnh. Không chỉ đẹp mà những bức ảnh của Lê Vượng nhiều ý nghĩa. Mặc dù lãng mạn, ảnh của ông lại mang tính chính xác, nhiều khi mang tính dân tộc học vì ông chụp cho Viện Bảo tàng Mỹ thuật hàng vạn phim ảnh làm tư liệu nghiên cứu… Như nhà nhiếp ảnh Mỹ lừng danh Fred J. Maroon nhận định: ”Khi ta chụp ảnh không những ta thể hiện cái tài của mình mà còn thể hiện những giá trị mình hun đúc được trong suốt cuộc đời” Điều này quả đúng với Lê Vượng.”

Còn ông- Lê Vượng từng tâm sự:

“Mỗi người tìm được niềm vui giúp ích cho đời, được đắm mình với bao thăng trầm văn hóa lịch sử, đất nước, đó là điều hạnh phúc…Tôi thích chụp những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống. Đã có lúc tôi cảm thấy tức giận vì sự thiếu công bằng trong đối xử. Tôi không chịu được sự đố kỵ, bon chen, giả dối. Nhưng tình yêu nghệ thuật cho tôi vượt qua. Tôi lại đi chụp. Càng đi tôi càng cảm thấy khỏe ra, chụp thêm nhiều ảnh đẹp. Những chuyến đi có nhiều người, tôi không chụp những gì họ chụp, mà tôi chụp những gì tôi thích. Thật ra, tuổi tác đối với tôi chỉ là con số. Đam mê không có tuổi. Nghệ thuật không có tuổi”.

 

Cội nguồn. Ảnh: Lê Vượng


Một người bạn của ông, nhà nhiếp ảnh từng giành Giải thưởng lớn Bùi Xuân Phái - Quang Phùng thì bảo: “ông Lê Vượng chụp ảnh đã thành tinh”.

Cái tinh từ trong tư duy, cái cảm từ tâm hồn đã cùng hội tụ trong một khoảnh khắc bấm máy.

Xem ảnh của Lê Vượng, là ngẫm nghĩ về cuộc sống, mỗi tấm ảnh như đều có một ẩn ý để không chỉ xem mà còn “đọc” trong ảnh nói gì. Có những tác phẩm của ông như một cuộc trò chuyện sâu lắng với người xem, mà hai bên cùng mở lòng với cái “không” để tiếp nhận, chia sẻ mọi khía cạnh, kinh nghiệm cuộc đời.  Ông chụp cả đen trắng lẫn ảnh màu, đen trắng mang ý nghĩa trừu tượng và phi thời gian tính nhiều hơn, trong khi màu lại đem thêm nhiều thông tin hơn về cuộc sống.

Con người nghệ sỹ của Lê Vượng là con người nhạy cảm, tinh tế.

Kho ảnh về Hà Nội  của ông với rất nhiều hình ảnh quý hiếm mà càng để lâu càng có giá về kiến trúc, phố cổ Hà Nội,  về những sinh hoạt văn hóa đặc thù của người Tràng An. Ông là một trong những cán bộ đầu tiên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ngày đầu thành lập, và được giao nhiệm vụ ghi lại các tư liệu cần lưu giữ về mỹ thuật, kiến trúc cổ của Hà Nội. Và hiện một số lượng lớn ảnh của ông hiện vẫn đang được lưu giữ tại Bảo tàng là kết quả lao động miệt mài của ông,  có giá trị lâu bền về lịch sử,  văn hóa.

Nhưng ảnh về Hà Nội mới chỉ là một phần, Lê Vượng còn rất nhiều đóng góp cho mảng ảnh mang tính dân tộc học về sự phong phú và đặc sắc trong văn hóa bản địa của các dân tộc VN. Ông còn đi tìm sự giản dị trong cuộc sống nhất là ở các miền quê Việt, nắm bắt khoảnh khắc, thu giữ lại như chỉ sợ một ngày kia những giá trị tưởng chừng đơn sơ đó sẽ bị quên lãng mai một. Càng về sau, khi tuổi càng cao, ông chụp ảnh có những bố cục lạ, có khi cả mảng màu bao trùm cả tác phẩm, có khi chỉ tụ vào một điểm- thường là đôi mắt.”Đôi mắt thể hiện tất cả những gì con người cảm thấy chứ không chỉ là nhìn thấy”. ông bảo với tôi như vậy.

99 tuổi, cầm  máy từ năm 17 tuổi, đến nay nhà nhiếp ảnh Lê Vượng đã sở hữu nhiều giải thưởng nhiếp ảnh danh giá, trưng bày ảnh ở nhiều bảo tàng trên thế giới.

Ông tham gia biên soạn nhiều tập sách ảnh giới thiệu về Việt Nam đất nước con người do UNESCO ấn hành như “Huế giữa chúng ta”, “Nghề gốm mỹ nghệ Việt Nam” in tại Pháp năm 1983, “Việt Nam - đất nước của Bác Hồ” in tại Liên Xô 1985. Ông có nhiều tác phẩm tham gia triển lãm quốc tế tại Rumani ,Pháp, Ba Lan, Liên Xô (cũ), Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ Canada... Ông có hơn 40 tác phẩm triển lãm ở Rumania vào tháng 9 năm 2006 nhân Hội nghị nguyên thủ các quốc gia nói tiếng Pháp. Ông là một trong 2 nhà nhiếp ảnh Việt Nam được Trung tâm giao lưu nghệ thuật Đông Dương tuyển chọn 2 tác phẩm “Lòng đất” và “Đường nét công nghiệp” để trưng bày tại Hoa Kỳ. Lê Vượng đã đoạt Giải thưởng Bifota (Đức) với tác phẩm “Đôi bàn tay khéo” (1967), Giải nhì triển lãm ảnh tại Liên Xô (1972) với tác phẩm “Nghệ nhân Song Hỷ thêu tranh”, Huy chương đồng CHDC Đức năm 1973 cho tác phẩm “Ruộng bậc thang”, Giải ACCU (Nhật) năm 1984 với tác phẩm “Hội Đền Hùng”, Huy chương bạc FIAP năm 1996 với tác phẩm “Lòng đất”.

 

Vẽ tranh dân gian. Ảnh: Lê Vượng


Năm 2012, ông ra cuốn sách ảnh cá nhân khổ lớn, dày dặn như một công trình cả đời mang tên “Những khoảnh khắc” - một tác phẩm lớn có giá trị không những đối với giới làm nghệ thuật trong nước, mà còn mang giá trị tham khảo với các nhà nhiếp ảnh quốc tế. 

 Ông cũng được Nhà nước trao tặng nhiều huân chương cao quý như Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba.

 

MỘT NGHỆ SỸ LỊCH LÃM

Nghệ sỹ cũng như nhà giáo là những kỹ sư tâm hồn. Nhưng không phải nghệ sỹ nào cũng có sự phóng khoáng, lịch lãm như ông, nếu không muốn nói là quá ít người.

Sinh ra trong gia đình “con quan”, lại ảnh hưởng nhiều nền giáo dục Pháp nên ông có một phong thái rất sang trọng, lịch lãm theo kiểu “Tây”, đối diện với người trẻ tuổi, ông rất trọng thị, xưng hô như bạn “ông”, ”anh”, ”chị”, ”cô”… và xưng “tôi”, tạo cảm giác cho người đối thoại khi tiếp chuyện ông không khoảng cách trẻ-già, chân tình, cởi mở, thân thiện. Gặp ông bao giờ cũng là một nụ cười rạng rỡ. Tôi nhớ hình ảnh ông nhiều năm trước khi “mới” 90 tuổi vẫn mặc áo sơ mi trắng đạp xe đạp trên phố, thong dong, thật đẹp. 

 

Một nắng hai sương. Ảnh: Lê Vượng


Nhìn ông và cách ông  giao tiếp, trò chuyện không ai nghĩ ông đã ở cái tuổi gần trăm. Ông thích tiếp xúc, trò chuyện và hay khen những người trẻ có tài, tình yêu cuộc sống  trong ông không hề phai nhạt mà luôn ấm áp như nắng thu về.

Tôi còn nhớ năm 2007, gặp ông khi ông vừa trở về sau cuộc viễn du 7 tuần lễ ở 4 nước Châu Âu, do con gái ông “biếu tặng” cha để tỏ lòng hiếu kính, và cũng là để cho ông thỏa chí khám phá cuộc sống xứ người. Ông sôi nổi kể về chuyến đi, nào là tham quan Tháp nghiêng Piza ở Italia, đến các vùng trồng nho làm ra thứ rượu vang tuyệt hảo ở Pháp,rồi đi thăm Hồng Trường, đồi Chim Sẻ ở Nga, vào các bảo tàng ở Barcelona- Tây Ban Nha, ông khoe còn đi xem mấy triển lãm ảnh của họ thấy “Tây” không cần làm ảnh to nhưng rất chú trọng màu sắc, ánh sáng, giản dị nhưng đẹp. Ông nháy mắt tinh nghịch và đầy ẩn ý với tôi khi nói về những bãi tắm nude… Nhưng có lẽ thích thú nhất là khi ông đưa cho xem tập ảnh khoảng 300 tấm của 7 tuần “lãng du”- L”aventura như ông chêm vào bằng tiếng Pháp một cách hóm hỉnh.

Ông có một niềm tự hào chính đáng khác mà không dấu diếm- Vợ ông, người đàn bà đẹp nhất Hà Nội những năm 1940 Nguyễn Thị Vượng. Hồi đó còn có vợ ông nhà thơ Hồ Dzếnh cũng là người đẹp nổi tiếng Hà Thành, nhưng chỉ có vợ ông được danh họa Nguyễn Sáng vẽ tới 3 bức chân dung. Trong nhà ông hiện giờ có 2 bức nguyên bản và 1 bức họa lại. Nguyễn Sáng cũng là người bạn thân có nhiều kỷ niệm với ông. Ông nhớ câu nói của bạn, và thường hay nhắc như một điều tâm đắc trong lẽ sống cuộc đời: “Nếu không vì nghệ thuật thì dù anh có rải tiền đầy đường tôi cũng dẫm lên mà đi. Nhưng vì nghệ thuật, tôi sẵn sàng nhặt từng đồng xu một để sống”.

 

Tảo tần. Ảnh: Lê Vượng


Đôi khi ông nhớ lại những hồi ức về thời trai trẻ, nhất là thời tiền khởi nghĩa 8.1945. Và tự hào vì mình đã không sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ, cũng đã có đóng góp vào cuộc kháng chiến của cả dân tộc trong sự nghiệp tự do, độc lập của Tổ quốc. Những ai đã đọc cuốn sách “Nghệ thuật cải lương trên đất Bắc” của soạn giả Ngọc Văn, xuất bản năm 2000, sẽ rất thú vị với chi tiết: Ông đã từng là người sáng lập Đoàn Cải lương Tố Như  với những vở diễn có nội dung yêu nước. Đặc biệt, cậu “công tử” , cháu nội Quan Khâm sai đại thần, nhưng lại giúp cán bộ Việt Minh tổ chức diễn thuyết, hô hào quần chúng tham gia cách mạng, tại đêm diễn của đoàn Tố Như  ở rạp Chuông Vàng- phố Hàng Bạc, Hà Nội. Ông còn bảo vệ người chiến sỹ đã bắn chết viên quan Nhật trước sự khủng bố của kẻ phát xít… Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tại chiến khu Thanh Hóa.

 Hòa bình, ông công tác tại Nhà xuất bản mỹ thuật- âm nhạc, sau đó được điều về chụp ảnh cho Bảo tàng Mỹ thuật. Có lẽ vậy, ông có nhiều điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu, góp phần xây dựng và hoàn thiện kho tư liệu ảnh mỹ thuật, đồng thời tham gia biên sọan nhiều đầu sách có giá trị về nghiên cứu lịch sử văn hóa, mỹ thuật Việt Nam.

 

CHA VÀ CON

“Con hơn cha là nhà có phúc”. Tuổi càng cao, nhà nhiếp ảnh Lê Vượng càng  nhiều niềm vui đối với sự thành đạt của con cái. Nhất là người con trai Lê Cường  không những nối nghiệp cha cầm máy, nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam, cũng là một nghệ sỹ nhiếp ảnh tên tuổi, một nhà nghiên cứu uy tín. Ông Lê Cường từng là Tổng Thư ký Hội NSNA Hà Nội, Trưởng ban lý luận- phê bình Hội NSNA VN, Trưởng Ban Mỹ thuật cổ Viện Mỹ thuật.

Đã có hàng triệu bài báo, hàng trăm, hàng ngàn công trình, nhiều học viện trong ngoài nước nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng Lê Cường vẫn tự tin theo cách thức tiếp cận riêng của mình: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua góc nhìn triết học phương Đông và đạo lý đa thần giáo của Việt Nam.. Ông viết nhiều bài bàn về tài tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, như một sự độc đáo “có một không hai” ở vị lãnh tụ có tầm trí tuệ siêu việt trong thế kỷ 20.

 

Khoảnh khắc đẹp. Ảnh: Lê Vượng


Đọc các bài nghiên cứu, tham luận, cả những bài báo của Lê Cường thấy rõ công phu nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, phát hiện ý mới với cách lập luận sáng sủa, rành mạch, lời văn giản dị, sức thuyết phục cao, đồng thời tính khoa học rất xác đáng, làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính triết học và tâm linh.

Điều đáng quí là Lê Cường làm công việc nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn tự nguyện với niềm nhiệt huyết và một niềm tin mãnh liệt trong sự lặng lẽ. Đối với ông, những vấn đề thuộc về tư tưởng Hồ Chí Minh là một đam mê trong công việc nghiên cứu. Lê Cường tâm sự: “Văn bút có sức truyền cảm mạnh hơn, nói được nhiều vấn đề tư tưởng và triết lý. Còn nhiếp ảnh là niềm vui, giải thoát khỏi sự bức bối”.

Hình ảnh hai bố con Lê Vượng- Lê Cường thực sự là một hình ảnh đẹp cả về cuộc sống và nghệ thuật.

 

V.V

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/