“PICASSO đối diện với châu Phi và châu Mỹ từ hôm qua đến ngày nay” - Triển lãm tổng hợp rất lớn ở tầm thế giới

Hầu như cả giới mỹ thuật đều biết Picasso chẳng những say mê mặt nạ châu Phi mà còn biết ứng dụng thành công những hiệu quả tạo hình đó vào các tác phẩm của mình. Ví dụ điển hình nhất là bức tranh “Những cô nàng Avignon” được coi là bước khởi đầu lừng danh của ông với trường phái Lập thể...

Hầu như cả giới mỹ thuật đều biết Picasso chẳng những say mê mặt nạ châu Phi mà còn biết ứng dụng thành công những hiệu quả tạo hình đó vào các tác phẩm của mình. Ví dụ điển hình nhất là bức tranh “Những cô nàng Avignon” được coi là bước khởi đầu lừng danh của ông với trường phái Lập thể. Nhưng khi nhìn bao quát thì đó không chỉ là chuyện cá nhân mà là cả một quá trình lịch sử lớn lao có tính toàn cầu trong nhiều thế kỷ, giữa văn minh của người da trắng với văn minh da đen, từ thời thực dân hóa qua phi thực dân hóa đến khi đảo ngược: chính văn hóa của kẻ bị trị lại quyến rũ giới nghệ sỹ tinh hoa của kẻ thống trị để tạo nên một làn sóng sáng tạo mang hơi thở hiện đại và đa diện. Trên cơ sở ấy, một cuộc triển lãm lớn đã được tổ chức xuyên lục địa Âu - Mỹ cho khán giả thưởng thức những đối mặt - giao lưu - ảnh hưởng - biến hóa trong lĩnh vực mỹ thuật giữa hai thế giới văn minh và cổ sơ, khoa học và bản năng, biệt lập và hòa nhập.v.v… Tất nhiên một bài báo nhỏ không thể nào truyền tải hết những vấn đề quá lớn kể trên, chúng tôi đành tóm lược các ý chính và lựa chọn các minh họa nổi bật nhất…

 

Mặt tiền Bảo tàng Mỹ thuật Montreal với những hình ảnh quảng cáo cho Triển lãm “Picasso đối mặt với châu Phi và châu Mỹ, từ hôm qua đến ngày nay”, từ 12/5/2018 đến 16/9/2018

 

Tên chính thức của triển lãm rất dài dòng vì muốn thể hiện tầm bao quát về mỹ thuật, lịch sử và xã hội học

“D’Afrique aux Ameriques - Picasso en face-à-face, d’hier à aujourd’hui”, tạm dịch: “Picasso đối mặt với châu Phi và châu Mỹ, từ hôm qua đến ngày nay”. Triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Montreal, Canada kéo dài từ 12/5 đến 16/9/2018. Không chỉ có Picasso và điêu khắc châu Phi hay châu Mỹ mà còn có tác phẩm của khá nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu hiện đại khác cùng nghệ thuật nguyên sơ từ châu Á, châu Âu và châu Đại dương. Đây là một trào lưu nghệ thuật hiện đại với tính lịch sử và xã hội học mang tầm thế giới. Tất nhiên, tiêu biểu nhất vẫn là các tác phẩm của Picasso, ông là nghệ sỹ châu Âu thuộc loại sớm nhất nhìn ra chất nghệ thuật của mặt nạ châu Phi và ứng dụng thành công hiệu quả tạo hình của chúng vào tác phẩm của mình. Kể cho công bằng, trước Picasso từng có Paul Gauguin - một nghệ sỹ đầy quả cảm đã sớm phát hiện giá trị của nghệ thuật thổ dân châu Đại dương, một mình ông đã phiêu lưu tới nơi cùng trời cuối đất, để lại nhiều tác phẩm kỳ diệu. Tuy nhiên, chỉ từ sau Picasso thì mới hình thành trào lưu các văn nghệ sỹ thưởng thức, nghiên cứu, khai thác nghệ thuật của thổ dân khắp các châu lục để sáng tạo nên những tác phẩm mang tầm thời đại như chúng ta đã thấy.

 

Một triển lãm tổng hợp hết sức phong phú

Ấn tượng ban đầu của khán giả là rất choáng ngợp vì sự phong phú của hiện vật trưng bày. Triển lãm quy tụ của 5 bảo tàng tầm cỡ thế giới và địa phương như: 1/ Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Montreal (Quebec, Canada), 2/ Bảo tàng Văn minh châu Á-Phi-Mỹ La tinh và châu Đại dương ở đường đê Branly, mang tên Jacques Chirac (Paris, Pháp), 3/ Bảo tàng Picasso (Paris, Pháp), 4/ Bảo tàng Mỹ thuật Ontario (Toronto, Canada), 5/ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên mang tên Redpath thuộc Đại học McGill (Montreal, Canada). Còn có 8 bộ sưu tập tư nhân từ Pháp, Mỹ, Canada cũng tham gia trưng bày.

Tại triển lãm có 75 tác phẩm của Picasso, gồm 52 tranh, 18 trượng và 5 đồ gốm; 73 tượng và mặt nạ châu Phi, 10 điêu khắc của thổ dân châu Mỹ, 26 điêu khắc châu Úc - châu Đại dương, 4 mặt nạ châu Á, 6 điêu khắc cổ đại châu Âu; 16 tác phẩm nghệ thuật hiện đại của các nghệ sỹ Âu-Mỹ-Phi, 3 tác phẩm video-art; 10 phim tài liệu, 33 ảnh tư liệu và 70 cuốn sách văn chương-nghệ thuật-tư liệu nghiên cứu có liên quan.

 

Tranh sơn dầu/toan của Picasso Chú bé khỏa thân, vẽ mùa thu 1906, hiện trong sưu tập của Bảo tàng Picasso, Paris. Phải: tượng Người đàn ông của nghệ nhân vô danh bộ tộc Galoa, nước Gabon, châu Phi, gỗ tô màu, sưu tập cá nhân của Picasso - không rõ năm tạc và năm Picasso mua, chỉ thấy xuất hiện lần đầu trong ảnh chụp năm 1911.

 


Mặt nạ xuất xứ từ Gabon, châu Phi, quà tặng cho Vlaminck năm 1905, bán lại cho André Drain, khoe Matisse và Picasso - gây ấn tượng rất mạnh. Sau đó Ambroise Vollard thuê đúc đồng. Hiện bản gốc tạc gỗ bày trong Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại Paris, bản đồng bày trong triển lãm này.

 


Trái: Kaluanga (tên châu Phi), ghép can nhựa và kim loại, tác giả Pedro Pires, sinh năm 1978 tại Angola, châu Phi. Bảo tàng Mỹ thuật Montreal, Canada.Phải: Wodomè (tên châu Phi), can nhựa đựng xăng cưa ngang, gắn chuông đồng, xâu dây sắt đập làm lõi chuông, tác giả Romuald Hazoumè, sinh năm 1962 tại Porto-Novo, nước Benin, châu Phi. Bảo tàng Mỹ thuật Montreal, Canada 


Kỳ công và hiệu quả nổi bật nhất chính là việc trưng bày một phần và phân tích ảnh hưởng từ bộ sưu tập của Picasso.

Suốt từ những năm đầu thế kỷ XX cho đến khi mất, Picasso đã sưu tập không chỉ mặt nạ châu Phi mà còn các loại điêu khắc của thổ dân châu Mỹ, châu Đại dương, thậm chí cả nghệ thuật Tây Ban Nha cổ đại, trước và sau Công nguyên vài thế kỷ. Ban tổ chức đã mang tới trưng bày 24 tượng và mặt nạ từ bộ sưu tập của ông và kỳ công trưng bày nhiều ảnh tư liệu chụp từ khi họa sỹ còn sống và sáng tác trong xưởng họa hay phòng khách. Phải thừa nhận là Picasso rất thông minh, ông đã luôn nhạy cảm để rút tỉa, ứng dụng và biến hóa thành công những hiệu ứng nghệ thuật thổ dân vào sáng tác của mình. Điển hình và phổ biến nhất là nhiều tranh lập thể của Picasso rõ rệt chịu ảnh hưởng từ mặt nạ châu Phi mà đa số chúng ta đã biết. Dẫn chứng thú vị nhất, dù nhỏ xíu, là hai hình người cắt từ mảnh bạc và tôn- một của Picasso, một của nghệ sỹ còn vô danh người Irak; hình người cắt bạc của Irak có trước, còn cắt tôn của Picasso có sau! Ông đã tận dụng nghệ thuật thổ dân Phi-Mỹ-Á để thổi một làn gió mới vào nghệ thuật châu Âu ở đầu thế kỷ XX. Với ông, nghệ thuật nguyên sơ-bản địa của các dân tộc bán khai mang nhiều giá trị đặc biệt lớn lao. Triển lãm dẫn chứng một nhận định nổi tiếng của Picasso: “On n’a jamais dépassé la sculpture primitive”, tạm dịch: Ta không bao giờ vượt qua được điêu khắc nguyên sơ. Quả nhiên, dù Picasso có ứng dụng và chuyển hóa thành công những hiệu quả tạo hình của điêu khắc châu Phi, châu Mỹ hay châu Đại dương thì những tượng và mặt nạ đặc sắc đó vẫn độc đáo, nói một cách khác, Picasso đã học tập từ nghệ thuật của các thổ dân và họ luôn xứng đáng là bậc thầy, kể cả với Picasso! Nếu tranh tượng của Picasso mang hơi thở hiện đại với những sáng tạo đầy biến hóa thông minh thì điêu khắc ban sơ của các thổ dân vẫn luôn giàu ma lực, mang những hồn vía cuốn hút, bao giờ cũng độc đáo và kỳ lạ. Nghệ thuật của Picasso vẫn có thể lý giải trước con mắt chuyên môn của chúng ta, nhưng với điêu khắc đỉnh cao của thổ dân thì khó lòng lý giải về mặt lý tính… Đó là một thế giới khác, giàu biểu cảm đến mức vượt tầm mọi thời đại nhưng lại quá cổ sơ, xa vắng, khép kín và phảng phất hồn ma bí ẩn. Nói cách khác, nghệ thuật thổ dân thì khép kín còn của Picasso thì mở…

Cũng vì say mê nghệ thuật nguyên sơ- primitive mà Picasso còn sưu tập và cổ vũ cho họa sỹ Rousseau, vốn xuất thân là nhân viên thuế quan, với cách vẽ đầy bản năng đến mức hồn nhiên mà tiếng Pháp gọi là naïf (hồn nhiên, ngây thơ) trong trường hợp này. Triển lãm vì thế đã trưng bày 3 tranh chân dung mà Rousseau đã vẽ, rút từ sưu tập riêng của Picasso.

 

Không chỉ Picasso, khá nhiều họa sỹ và nhà điêu khắc hiện đại khác cũng khai thác hiệu quả tạo hình từ nghệ thuật của các thổ dân.

Từ những năm cuối thế kỷ XIX, Gauguin đã vẽ thêm những tượng đá-gỗ (vốn để thờ cúng) của thổ dân Tahiti vào trong tranh của ông. Vậy là các khán giả từ châu Âu không chỉ thấy các nhân vật bản địa châu Đại dương xa xôi mà còn có thể cảm nhận cả môi trường thiên nhiên và văn hóa đặc hữu của họ. Sang đầu thế kỷ XX, một số họa sỹ Pháp được tiếp xúc trực tiếp với các tượng và mặt nạ châu Phi ngay trên đất Pháp, sau các triển lãm thuộc địa tại Paris và Marseille. Năm 1905, họa sỹ theo trường phái Dã thú Pháp Maurice de Vlaminck được tặng một mặt nạ châu Phi. Năm 1906, vì cần tiền, ông bán lại cho họa sỹ Dã thú khác là André Derain, đến lượt ông này khoe với Matisse và Picasso khiến cả hai danh họa tương lai sửng sốt. Rốt cuộc nhà sưu tập Ambroise Vollard cho đúc lại để chơi. Bản gốc mặt nạ bằng gỗ hiện bày trong Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (Musee national d’art modern) ở Paris còn bản đúc lại bằng đồng hiện bày trong triển lãm này. Vlaminck buông một câu: “Dès ce jour, ce fut la chasse à l’Art Nègre”- tạm dịch: Ngay bây giờ, đó là cuộc săn lùng Nghệ thuật Đen. Nhân đó, lời trích tại triển lãm cũng bình luận: “Ce masque, originaire du Gabon, est devenu l’embleme de la rencontre entre les artistes europeens et les arts africains, consideree comme un des facteurs determinants dans l’emergence de l’art modern europeen” -  xin tạm dịch: Mặt nạ này, ban đầu từ Gabon, đã trở thành biểu trưng cho cuộc gặp gỡ của các nghệ sỹ châu Âu với nghệ thuật châu Phi, được coi như là một trong những yếu tố quyết định sự nổi lên của nghệ thuật châu Âu hiện đại.

Một so sánh thú vị khác tại triển lãm khi bày một tượng đồng của Julio Gonzales: hình nhân có cấu trúc xương rồng xòe ra nhiều gai như những chiếc đinh chĩa ngược ra bên cạnh một tượng gỗ châu Phi tua tủa đinh và các mảnh sắt đóng dày đặc như một bộ lông nhím. Thế kỷ XX chứng kiến một trào lưu khai thác nghệ thuật châu Phi Đen của các nghệ sỹ châu Âu.

 

2 tượng gỗ châu Phi và tranh vẽ phụ nữ mặc váy của Rousseau trong sưu tập cá nhân của Picasso. Khoanh đỏ trong ảnh phải là vị trí 2 tượng này ở xưởng vẽ của Picasso. Ảnh bên trái là 2 tượng hiện bày tại triển lãm ở Montreal

 

Giờ đây xuất hiện trào lưu ngược chiều từ các nghệ sỹ châu Phi- Á- Nam Mỹ: khai thác, hóa giải văn hóa của người da trắng và các sản phẩm công nghiệp thành tác phẩm nghệ thuật đương đại.

Trào lưu khai thác nghệ thuật thổ dân còn đi xa hơn nữa khi các nghệ sỹ đương đại làm nghệ thuật sắp đặt với nhiều yếu tố của các bộ lạc bán khai. Đến thời Nghệ thuật Đương đại - l’Art Contemporain thì các nghệ sỹ đã tận dụng thậm chí những đồ vật được sản xuất hàng loạt của thời công nghiệp hóa để làm những tác phẩm gây ấn tượng mạnh. Một nghệ sỹ tạc tượng gỗ bán thân kiểu châu Phi truyền thống với bộ váy quây rào thép, bấm dày đặc khóa tình yêu. Một bức tranh chân dung người châu Phi hiện đại vẽ kỹ hơn ảnh với trang phục tỉa tót cầu kỳ vô số hoa văn thêu dệt kiểu trang trí. Một bức tượng hiện đại ghép toàn can nhựa đen trên 2 chân đúc y như thật. Một mặt nạ đầy ấn tượng từ nửa can nhựa đen được cưa ngang, gắn đầy chuông đồng với cái mồm tru ra cũng là miệng vòi của can…

 

Trái: Iginga (thờ 2 mặt thiện-ác của đức hạnh và sự bất tử), tạc ngà voi, tác giả là nghệ nhân vô danh bộ tộc Lega, nước Congo, châu Phi, sưu tập tư nhân Montreal, Canada. 

Giữa: Búp bê Katsina Mallo (nhân vật thần thoại dự báo mưa và mùa màng tươi tốt), gỗ quét màu khoáng chất, tác giả là nghệ nhân vô danh bộ tộc Hopi, bang Arizona, Mỹ- sau thành sưu tập của Picasso. 

Phải: Búp bê, tạc gỗ, mắt đóng bằng đinh sắt của Picasso- Bảo tàng Mỹ thuật Toroto, Canada.


Nghệ thuật video-art cuốn hút khán giả qua các gương mặt người thật được lồng ghép trong hình chiếu mặt nạ châu Phi, Ai Cập, Ấn Độ hay mặt nạ Da đỏ châu Mỹ…

Triển lãm có mấy tác phẩm video-art, trong đó khá ấn tượng là video trình bày lại bức Những cô nàng Avignon vốn của Picasso nhưng thay dần bằng những người mẫu thật, da đen, với trang phục lạ và các biến thể tạo hình. Nhưng hấp dẫn nhất là video-art quay một số gương mặt người hiện đại rồi chiếu đè lên các hình ảnh mặt nạ châu Phi hay các tranh tượng cổ nổi tiếng từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và thậm chí cả châu Âu… trong khi những người thật vẫn thở, nhăn mặt, che tay hay chớp mắt… Ban tổ chức dành hẳn một vách tường lớn để trình chiếu và đặt cả một băng ghế dài đối diện- băng ghế này luôn tiếp nhiều lớp khán giả say sưa ngồi xem các biến thể kỳ quặc giữa mặt người thật với nghệ thuật cổ… Tôi không chắc các khán giả đã hiểu hết cái video-art này nhưng sự áp đặt hình ảnh nghệ thuật nổi tiếng từ quá khứ lên các gương mặt sống động hiện đại đã bật ra những hiệu quả bất ngờ khiến đám đông phải trầm trồ… Hiếm khi người ta chịu xem hết các video-art nhưng tại đây thì đa số đã không thể dứt ra được… và đành theo dõi cho đến hết để ra về trong  ngơ ngẩn (có cả người viết trong số họ).

 

Trái: Người đàn ông râu ria, sơn dầu/toan của Picasso, 1938, Bảo tàng Picasso, Paris, Pháp.

Phải: Mặt nạ để nhảy múa, tạc gỗ, của nghệ nhân vô danh người Inuit, đảo Groenland, được đoàn thám hiểm Pháp mang về năm 1935. Musee du quai Branly- Jacques Chirac, Paris, Pháp 

 

Trái: tượng Thần trừng phạt Nkondi của nghệ nhân vô danh Công Gô làm khoảng năm 1860, gỗ-sắt-da-xương-vải-thủy tinh-dây rừng. Bảo tàng Redpath thuộc Đại học McGill, Montreal, Canada. 

Phải: tượng đồng Người- xương rồng- số 1, làm khoảng 1939- 1940, điêu khắc hiện đại của Julio Gonzalez (gốc Tây Ban Nha, bạn Picasso, sống tại Pháp, 1876-1942). Bảo tàng Mỹ thuật Montreal, Canada 

 

Khán giả đang xem video-art dài 18 phút mang tên Tập Atlas những vết đứt gãy, thực hiện năm 2017, tác giả Theo Eshetu, sinh tại London 1958. 

Sưu tập của Gallery Axis, New York, USA


Do bị thuyết phục bởi nghệ thuật thổ dân, Picasso và các nghệ sỹ hàng đầu châu Âu đã tích cực tham gia phong trào vì quyền bình đẳng, độc lập-tự do và sáng tạo của các nghệ sỹ  Á-Phi-Mỹ La tinh…

  Khoảng giữa thế kỷ XX, sau Đại chiến thế giới thứ II, hệ thống thuộc địa của các đế quốc tan rã, hàng loạt các quốc gia trẻ hình thành ở châu Phi, châu Á. Một số văn nghệ sỹ da màu từng hoạt động tại chính quốc nay trở về làm lãnh tụ tại quê nhà. Nổi bật trong số đó có Leopold Sedar Senghor, nhà thơ, bạn của Picasso, nay thành tổng thống nước Senegal kiêm chủ tịch Liên minh quốc tế xã hội (Liên minh các đảng Xã hội trên thế giới). Picasso đã tham gia Hội nghị các trí thức vì hòa bình tại Wroclaw, Balan năm 1948. Ông cũng đã làm tranh cổ động cho Đại hội lần thứ nhất các nhà văn và nghệ sỹ da đen năm 1956 tại Paris. Dần dần, nhiều văn thơ của các tác giả thuộc thế giới thứ ba được dịch, in và phổ biến ngay tại các chính quốc châu Âu. Văn hóa nghệ thuật Á, Phi, Mỹ La tinh lớn dần lên trong kỷ nguyên hiện đại kể từ khi được “kích cầu” từ một nghệ sỹ hết sức đặc biệt- Picasso.

 

Đ.H (số 7/2018)

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/