Thấy gì ở các trại sáng tác điêu khắc - Suy nghĩ từ phía nghệ sỹ

Trại sáng tác điêu khắc (STĐK) đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức vào năm 1997 tại Hà Nội, từ đó đến nay khắp các tỉnh, thành đã có nhiều Trại STĐK được tổ chức.

Giờ đây, việc tổ chức Trại Sáng tác Điêu khắc (STĐK) không còn xa lạ, các tác phẩm điêu khắc đã phần nào tô điểm thêm cho môi trường cảnh quan ở các địa phương. Tham gia Trại STĐK, các nghệ sỹ có cơ hội và điều kiện thể hiện cống hiến ý tưởng nghệ thuật của mình tới công chúng. Cũng là dịp các nghệ sỹ giao lưu, học hỏi đồng nghiệp… Nhưng còn rất nhiều điều cần bàn của các Trại STĐK ở nước ta, đặc biệt là khâu tổ chức. Để hiểu thêm về vấn đề này, Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh đã có dịp trao đổi cùng Nhà điêu khắc Mai Thu Vân, Phó Chủ nhiệm Khoa Điêu khắc, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh rất mong nhận được những trao đổi từ các quý đọc giả, các nghệ sỹ xung quanh vấn đề này

 

Là nghệ sỹ đã tham gia nhiều Trại STĐK ở trong nước và ngoài nước, chị có nhận xét gì về hình thức, quy mô tổ chức các trại sáng tác điêu khắc mà chị đã tham gia?

Mai Thu Vân (MTV): Ở Việt Nam, khắp các tỉnh/thành đều tổ chức Trại STĐK với quy mô lớn, số lượng người tham gia từ 20 đến 30 nghệ sỹ, có trại tới 40 nghệ sỹ tham gia, hiếm có quốc gia nào tổ chức trại như vậy (trừ Trung Quốc). Một số Trại STĐK ở ta trước đây kinh nghiệm chưa nhiều, thiếu máy, thợ chưa giỏi, kinh phí thấp nên khó thành công.

Có nghệ sỹ nước ngoài phàn nàn về tổ chức trại. Tôi có phân bua rằng chúng tôi nghèo, làm được thế là cố gắng lắm rồi. Họ vặn: với số tiền ấy sao không mời ít tác giả thôi lại mời nhiều thế? Tại vì muốn làm rẻ chứ không phải tại vì nghèo! Quả thật, những trại ở nước ngoài tôi từng tham gia, thường chỉ 5 đến 7 tác giả. Ít người, kinh phí lớn nên công tác tổ chức đỡ vất vả hơn nhiều. Vài năm gần đây, ta có kinh nghiệm hơn, đầu tư cho tác phẩm nhiều hơn, kết quả cũng dần tốt lên, dù rằng gọi là thật tốt thì chưa đúng. Có thể rồi ta cũng chỉ tổ chức trại 5 đến 10 người là cùng. “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, ngày xưa đã nói rồi! Còn nếu như địa phương nào làm nhiều mà vẫn tinh được thì thật đáng nể.

 

Theo chị, phương án chọn tác giả hay phương án chọn phác thảo sẽ giúp tác phẩm của một Trại STĐK đạt chất chất lượng tốt?

MTV: Trại STĐK trong nước cũng như nước ngoài, có nơi chỉ chọn tác giả, không quan trọng phác thảo, có nơi phải có phác thảo - phác thảo mới là quyết định. Mỗi cách đều có mặt hay mặt dở, khó khẳng định cách nào hay hơn.

Cách chọn phác thảo:

Từ những phác thảo của nghệ sỹ khắp nơi gửi đến, nhà tổ chức lựa chọn những mẫu ưng ý nhất. Việc xem hồ sơ nghệ sỹ, tiểu sử nghệ thuật hay hình ảnh những tác phẩm đã từng làm chỉ để khẳng định chắc chắn hơn về mặt uy tín của nghệ sỹ. Đây là cách làm việc an toàn cho nhà tổ chức. Trong mẫu đơn đăng ký bao giờ cũng có mục điều kiện bắt buộc đối với nghệ sỹ, đó là tác giả phải thực hiện hoàn thiện tác phẩm đúng với tinh thần phác thảo, đúng thời hạn, nếu kéo dài thời gian làm, nghệ sỹ sẽ phải tự thanh toán chi phí ăn ở trong thời gian làm thêm. Nếu không hoàn thành, tác giả sẽ không được nhận tiền thù lao cho tác phẩm. Với cách làm việc theo phác thảo này ít có bất trắc, trừ khi tác giả bị ốm bỏ cuộc còn thì kiểu gì khi kết thúc cũng có tác phẩm. Tuy nhiên, phác thảo chỉ là hình mẫu khái quát, tác phẩm nếu không được đầu tư hoàn thiện tốt thì khó có thể trở thành đẹp, không khen được nhưng cũng chẳng thể lấy lý nào mà chê được.

Cách chọn tác giả:

Có những trại chủ trương chọn nghệ sỹ theo tên tuổi, theo phong cách. Họ quyết định lựa chọn theo niềm tin cảm tính dựa trên kinh nghiệm và uy tín của tác giả mà người ta xem trên hồ sơ nghệ sỹ, gồm có lý lịch nghệ thuật, hình ảnh tác phẩm tiêu biểu trong quá khứ, hình ảnh tác phẩm làm trong những trại sáng tác gần nhất. Rồi hình ảnh vẽ phác ý tưởng cho tác phẩm dự định tham dự. Họ cũng nhấn mạnh rằng phác thảo chỉ là ý tưởng gợi ý, nghệ sỹ có thể thay đổi nếu muốn. Cách làm này đòi hỏi con mắt nhìn người tinh tường của nhà tổ chức. Sẽ có hai kết quả: nếu chọn đúng, sẽ có tác phẩm hay mang nhiều chất chơi độc đáo của tác giả có tiếng - những tác phẩm không thể được sinh ra bằng con đường chọn phác thảo. Nếu chọn sai, sẽ thu được những thứ mà để gọi là “tác phẩm” thì thật khó. Với cách chọn tác giả, nhà tổ chức cần có kinh nghiệm và thông tin chính xác về nghệ sỹ.

Tôi cũng đã từng được tham gia các trại sáng tác trong nước và ngoài nước với cả hai loại lựa chọn trên, cách nào cũng có mặt hay mặt dở. Trại nào rồi cũng kết thúc, cái còn lại - tác phẩm tốt hay xấu - dù ở cách chọn lựa nào cũng phụ thuộc vào hai yếu tố: một là uy tín của nghệ sỹ chuyên nghiệp và hai là khả năng đáp ứng của nhà tổ chức cho những yêu cầu trong công việc của nghệ sỹ.

 

 tac pham cua le cong thanh tai trai stk hon dau o son hai phong

Tác phẩm của Lê Công Thành tại Trại STĐK Hòn Dấu, Đồ Sơn, Hải Phòng

 

Với một trại sáng tác nghệ thuật, kinh phí là điều mà cả nhà tổ chức lẫn nghệ sỹ đều quan tâm, chị có chia sẻ gì về công việc thu hút nguồn tài trợ ở những trại chị đã tham gia?

MTV: Trại sáng tác điêu khắc mà tôi tham gia ở Mỹ có cách quyên góp tài trợ rất hay, ngoài nhà tài trợ chính là một gia đình rất giàu tài trợ phần lớn, còn lại, bằng thông tin tuyên truyền, nhà tổ chức kêu gọi được rất nhiều nguồn, tưởng là nhỏ nhưng rất hữu ích cho việc phổ cập nghệ thuât. Đó là, mỗi gia đình đăng ký ủng hộ một bữa ăn và đem đến nơi làm việc của nghệ sỹ, hoặc hẹn ban tổ chức đến nhà họ nhận các xuất ăn về. Việc đi lại, ai cùng tuyến đường đi làm thì đưa đón tác giả từ sân bay về nơi nghỉ và ngược lại. Có gia đình tài trợ cà phê sáng. Có gia đình mời xuất kem tráng miệng trưa... Rồi các gia đình giúp chỗ ở bằng cách mời 1 hay 2 nghệ sỹ về ở cùng nhà trong toàn bộ thời gian, kèm cả ăn sáng và xe đưa đón đi làm. Có người đến xem trại rồi quýý mến, ủng hộ tiền xây bệ cho một tác phẩm. Ít nhiều đều quý, vấn đề là người dân biết đến hoạt động của trại và quan tâm đến nghệ thuật. Chúng ta có thể không giống thế, có thể bằng hình thức khác, nhưng nên có cách thức huy động hỗ trợ từ mọi nguồn. Kêu gọi tài trợ cũng là một nghệ thuật.

 

Đối với một Trại sáng tác nghệ thuật, có những vấn đề thường được bàn đến sau khi kết thúc Trại như chất lượng tác phẩm, chất lượng tổ chức Trại… vậy, vấn đề gì chị mong muốn và quan tâm nhất?

MTV: Hầu như các nghệ sỹ tham gia Trại đều có ấn tượng tốt về việc được ban tổ chức đón tiếp chu đáo, nhiệt tình. Nhưng tôi muốn nói đến sự tôn trọng “nghệ sỹ”, ở đây là tôn trọng nghệ thuật, vì thế phải tôn trọng tác phẩm và những yêu cầu phục vụ cho việc sáng tác của họ.

Tôi tham gia trại sáng tác ở Pháp, khi yêu cầu lật tảng đá lên để làm mặt dưới, người lái chiếc xe nâng ngắm kỹ khối đá rồi giải thích với tôi cách họ sẽ làm thế nào để lật tảng đá mà không bị trầy xước, qua đó tôi thấy công việc của mình được tôn trọng. Còn ở trong nước, có lần cẩu tác phẩm, anh thợ cậu làm cáp căng xiết lên tác phẩm, đệm cao su xiết cháy khét mảng đen xì vào ngay cạnh khối đá trắng tinh - phần đã hoàn thiện. Anh lái cẩu bảo tí thế có sao đâu, chị cầu toàn quá! quay chỗ đấy vào trong là được?! Rồi lái cẩu lẫn phụ cẩu hô xong, chuyển sang cẩu tượng khác…

 

 tac pham ban chan mo coi cua le minh huy trai stk nha trang 2005. anh nguyen uc binh

Tác phẩm Bàn chân mở cõi của Lê Minh Huy, Trại STĐK Nha Trang 2005. Ảnh Nguyễn Đức Bình

 

Theo chị, Trại STĐK tổ chức ở Việt Nam cần khắc phục những vấn đề gì?

MTV: Đứng ở góc độ nghệ sỹ từng tham dự, từng được nghe ý kiến của nhiều tác giả, từng chia sẻ tâm tư với anh em nghệ sỹ, tôi thấy có thể rút ra một ý chung là: trong đánh giá của hầu hết nghệ sỹ, các trại sáng tác ở ta chưa thực sự thành công.

- Chất lượng tác phẩm!

So với nghệ sỹ nước ngoài, ý tưởng sáng tạo của nghệ sỹ ta không hề kém, nhưng kết quả tác phẩm ở trại của ta lại chưa hoàn thiện. Kể cả nghệ sỹ quốc tế sang làm việc ở ta, tác phẩm cũng khó hoàn thiện bằng khi họ làm ở nước ngoài. Vậy lý do là gì?

Thứ nhất: chất lượng tác phẩm bị ảnh hưởng do vật liệu chưa tốt. Có trường hợp tác giả được cấp đá không đúng màu theo ý đồ tác phẩm. Thật là sai lầm khi đãi nghệ sỹ ăn ở tốt, nhưng lại cấp cho vật liệu rẻ tiền. Những trại điêu khắc sau này chất lượng đá cũng đã được điều chỉnh khá hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nhấn mạnh thêm để mong cho việc này được tốt hơn nữa.

Thứ hai: Chất lượng tác phẩm chưa đạt yêu cầu do độ hoàn thiện chưa cao. Nghệ sỹ thường rất quan tâm chăm chút, chỉnh sửa tỉ mỉ ngay cả khi tác phẩm đã hoàn thiện. Với một Trại sáng tác điêu khắc kết thúc, mọi hoạt động của trại dư âm của nó tới xã hội dù hay, dù không có thể kéo dài đến một năm, kể cả đến năm năm đi nữa thì rồi cũng qua đi. Song, tác phẩm còn mãi mãi, hàng ngày đối mặt với công chúng. Tác phẩm sẽ trở thành thân thuộc, rồi sẽ được công chúng nhìn bằng con mắt soi xét, đẹp xấu dần dần sẽ lộ ra. Mà cái xấu đầu tiên dễ lộ nhất là sự thiếu hoàn chỉnh về kỹ thuật. Đây là cái mà nghệ sỹ hiểu rõ nhất ở tác phẩm của mình, ngôn ngữ trong nghề gọi là độ “phi ni” (phát âm Việt hóa từ “finish”- sự kết thúc, sự hoàn thiện). Có một thực tế ở hầu hết các trại là độ hoàn thiện tác phẩm nói chung của gần như tất cả các nghệ sỹ chỉ đạt 80 - 90%.

 

 mot tac tac pham cua khong o tuyen trai con ao 2010 co tao hinh ep xong neu uoc lam ky hon nua o cong oan mai nhan e len uoc chat a thi heu qua se ep len rat nhieu so voi cam giac giong xi mang nhu

Một tác tác phẩm của Khổng Đỗ Tuyền (trại côn đảo 2010) có tạo hình đẹp, xong nếu được làm kỹ hơn nữa ở công đoạn mài nhẵn để lên được chất đá thì hiệu quả sẽ đẹp lên rất nhiều so với cảm giác giống xi măng như

 

Vì sao chị cho rằng sự hoàn thiện của tác phẩm ở các trại hầu hết chỉ đạt 80 đến 90%?

MTV: Do cách thức làm việc.

Có hai nguyên nhân làm cho công đoạn dồn thời gian hoàn thiện chưa tốt.

Thứ nhất: Công đoạn phóng từ phác thảo ra phôi ở mức thô bị làm ẩu, sai nhiều so với mẫu. Với công đoạn này, ông chủ thầu thường nhận toàn bộ phác thảo về cho thợ phóng tại một xưởng đá nào đó, đến độ 60-70% công việc thì đem giao cho nghệ sỹ hoàn thiện. Thợ không có cảm xúc gì với tinh thần nghệ thuật của phác thảo, chủ thầu thì chỉ lo tiến độ và kinh tế, người có chuyên môn giám sát không thể quán xuyến hết được khi mà bảo làm A thì thợ làm A phẩy…Thế nên phác thảo nào đơn giản còn dễ chứ nghệ sỹ nào làm phác thảo phức tạp thì rồi phải “đánh vật” để chỉnh sửa một cái phôi đá lệch lạc, thậm chí có cái không sửa được nữa, lại ngẫu hứng thành cái “anh em họ” với phác thảo! Mất nhiều thời gian lắm, không “phi ni” 100% được.

Thứ hai: Công đoạn hoàn thiện của nghệ sỹ không được hỗ trợ đầy đủ. Rút ra từ rất nhiều trại ở ta thì thấy rằng, để giảm thiểu tối đa chi phí, chủ thầu thường không “dại gì” cung cấp đầy đủ những dụng cụ cho công đoạn sau cùng của việc hoàn thiện tác phẩm (máy cầm tay mini, đĩa cắt mini, mài mini, đĩa mài mịn, giáp mài chỉ số lớn, hay phớt mài…). Kết quả là tác phẩm trông “hòm hòm”, không “đã”, không “tinh” như mong muốn của nghệ sỹ.

Nhiều Trại, nghệ sỹ tự bỏ tiền mua dụng cụ, rồi tự chi tiền bồi dưỡng cho thợ làm thêm. Thợ thường bị chủ thầu điều động làm việc không theo lịch làm cụ thể. Rồi có thể, thợ giúp việc cho nghệ sỹ lại hay bị thay đổi, do đó không thợ nào nắm bắt nhất quán được tinh thần làm việc. Nghệ sỹ lại trình bày, hướng dẫn, “bồi dưỡng” lại từ đầu! Thực tế có khi còn phức tạp hơn. Vẫn là do chủ thầu tính toán đủ kiểu dẫn đến có những tác phẩm đáng lẽ phải được làm xong phần thô chỉ còn chờ hoàn thiện, mà đến tận khi tác giả đã có mặt thấy vẫn còn nguyên khối đá chưa làm gì cả. Lo lắm. Vậy là nghệ sỹ nên trông trước ngó sau, đừng cầu toàn quá, nên nhường thợ cho người còn bi bét hơn mình! Hỏi, vậy nghệ sỹ không tự làm được sao? Xin thưa có. Nghệ sỹ đi trại sáng tác nước ngoài đều tự làm 100% không có thợ phụ (trừ trại ở Trung Quốc).

 tac pham hon bien cua mai thu van tai trai stk nha trang 2005. anh nguyen uc binh

Tác phẩm Hồn biển của Mai Thu Vân tại Trại STĐK Nha Trang 2005. Ảnh Nguyễn Đức Bình

 

Vậy sao các nghệ sỹ không tự hoàn thiện tác phẩm theo ý mình?

MTV: Nhiều tác giả đã từng tự cầm máy rồi nhưng không dám tiếp tục, vì lý do không đảm bảo an toàn lao động. Ở trại ở nước ngoài, mọi công việc của nghệ sỹ là nằm trong kế hoạch, được khoanh vị trí làm việc riêng, được cấp đường điện riêng, nước riêng (nhưng nói chung họ đều dùng máy khô nên không lo điện giật) mọi thứ hỗ trợ công việc được bảo đảm tối đa. Làm việc từ sáng tới tối, hoàn toàn chủ động, an toàn tuyệt đối, không có gì phải lo lắng cả. Khi làm ở trại trong nước, nhìn thợ thao tác mà không dám vào cuộc. Vấn đề ý thức an toàn lao động của thợ ta rất kém. Vị trí làm việc sát nhau, đang làm việc ngẩng lên thấy lưỡi cắt của máy khác xiến đá ngay trước mặt mà ghê. Rồi ổ cắm điện chung đường dây với nhau chằng chịt (lại thường cũ kỹ và lỏng dễ tuột dây) lôi kéo lẫn lộn trong đống đá, người đi qua đi lại liên tục, vô tình đá phải, tuột dây mất điện, máy ngừng đột ngột, chưa kịp định thần để tắt máy thì điện nối, máy lại rồ lên bất ngờ giật tung tay không cẩn thận văng máy vào chân như chơi! Chưa kể độ “hồn nhiên” của thợ, làm việc trong nhóm mà cứ như có mình mình! Vô tư rút điện máy bạn lúc máy đang chạy để mượn ổ thử máy mình, rồi lại vô tư “trả lại” không cảnh báo. Nguy hiểm lắm. “Bị hại” điên tiết chửi ầm rồi đâu lại đóng đấy! Mà trại của ta đều dùng máy cắt nước, điện nước lẫn lộn, dây điện, ổ điện ướt là chuyện bình thường. Thợ thấy chả làm sao nhưng nghệ sỹ thì nhát chết lắm. Hầu hết xông vào làm được vài lần rồi không dám tiếp tục mạo hiểm. Đành cố “mua chuộc” thợ được tí nào hay tí ấy. Lại phải trông chừng nhường người khác, chưa ai hoàn thiện tác phẩm theo được hết ý mình. Vậy nên khi trại kết thúc, tác phẩm chỉ là “được”, chưa đủ để “đẹp”.

- Thù lao

Ở nước ngoài, công thợ rất cao, vì thế họ không thuê thợ phụ mà trả thù lao cao cho nghệ sỹ (ngoài chi phí ăn ở và vé máy bay họ thường trả khoảng 3 đến 4 ngàn đô la Mỹ cho một tác phẩm). Để hỗ trợ làm việc, họ có máy móc tốt và đội ngũ vận hành máy “xịn” phục vụ công đoạn cắt gọt thô rất nhanh chóng và chính xác theo yêu cầu của nghệ sỹ. Do họ tâp trung tác giả làm ngay tại nhà máy đá hoặc gỗ, hoặc mang máy khoan cắt lớn cùng thợ đến phục vụ tại chỗ nên không có chuyện làm sai phác thảo. Nghệ sỹ tự làm công đoạn hoàn thiện, rất nhiều việc nhưng không khó khăn bằng việc phải “chữa cháy” khi tượng không đúng tinh thần phác thảo. Công đoạn làm phôi được tính rất rẻ, vì làm nhanh chỉ trong 1 ngày, khó thì 2 ngày là cùng. Toàn bộ công việc còn lại là do lao động cật lực của nghệ sỹ và bù lại là toàn bộ thù lao nghệ sỹ hưởng hết. Làm mệt hơn ở nhà nhưng cái thích nhất là hoàn thiện được như ý. Làm trại ở ta đỡ vất vả hơn nhiều nhưng ít khi hoàn thiện được tốt nên kém vui.

 

Cuối cùng xin chị nhắn nhủ gì với những người làm công tác tổ chức trại sáng tác điêu khắc ở nước ta?

MTV: Nhìn lại những trại sáng tác gần đây, tôi thấy thế này: Các trại có kết quả tốt hơn nhiều so với thời kỳ đầu. Lý do: Các địa phương quan tâm tốt hơn. Các tác giả có giao lưu học hỏi nhiều hơn. Người điều hành trại có kinh nghiệm và trở nên chuyên nghiệp hơn, vì thế việc tổ chức những trại với quy mô lớn đã ít sảy ra những trục trặc như những trại thời kỳ đầu. Để điều hành được một trại sáng tác với khoảng 40 tác phẩm điêu khắc là một khối lượng công việc khổng lồ, vậy mà chúng ta đã làm được. Đây là điều đáng kính nể. Tuy nhiên, về phần chất lượng tác phẩm, xin có đôi lời gửi tới các địa phương tổ chức trại sáng tác rằng: hãy quan tâm hơn nữa đến kinh phí dành cho tác phẩm. Chúng ta đã may được cái áo thì hàng cúc áo để hoàn thiện không phải là điều khó. Làm thế nào? Thứ nhất, nên đầu tư mua vật liệu tốt nhất để làm tác phẩm. Thứ hai, còn quan trọng hơn - nên có đánh giá đúng về khâu hoàn thiện tác phẩm, đây là khâu quyết định xem nó có trở thành tác phẩm nghệ thuật thực sự hay không. Bằng cách đầu tư kỹ hơn về thời gian, máy móc, nhân công (vẫn là vấn đề kinh phí thôi) cho khâu hoàn thiện tác phẩm và làm theo đúng yêu cầu của nghệ sỹ. Xin hãy tin vào nghệ sỹ. Chúng tôi có thể đòi hỏi, yêu cầu này nọ trong công việc nhưng đó chỉ là vì Lương tâm và Trách nhiệm của nghệ sỹ đối với tác phẩm. Có lẽ có một thực tế ở các trại sáng tác mà không một người bình thường nào tin rằng hầu hết các nghệ sỹ ta đều tự trích phần thu lao tác phẩm vốn đã ít ỏi để bồi dưỡng thợ làm thêm cho đẹp hơn những thứ mà người khác ít trông thấy được trên tác phẩm. Đây gọi là “áo gấm đi đêm”. Nghiêng mình trân trọng cái “điên” của nghệ sỹ!.

Mấy điều trên đây rất mong các đơn vị tổ chức trại sáng tác quan tâm hơn nữa, để mỗi khi kết thúc trại, địa phương có tác phẩm tốt, tránh bị lăn tăn rằng phác thảo đẹp nhưng tác phẩm chưa đẹp.

Xin cảm ơn NĐK Mai Thu Vân về cuộc trao đổi này.

 

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/