Khai thác ứng dụng khoa học và công nghệ trong nghệ thuật trưng bày triển lãm hiện đại

Đầu thế kỷ 21, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin đã mang lại cho đời sống nghệ thuật những quan niệm và phương thức biểu hiện mới. Nó tác động mạnh mẽ đến một số lĩnh vực thiết kế kiến trúc không gian, đặc biệt là không gian trưng bày triển lãm. Hiện nay chúng ta vẫn còn cái khái niệm: “đi tham quan triển lãm”...

Đầu thế kỷ 21, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin đã mang lại cho đời sống nghệ thuật những quan niệm và phương thức biểu hiện mới. Nó tác động mạnh mẽ đến một số lĩnh vực thiết kế kiến trúc không gian, đặc biệt là không gian trưng bày triển lãm. Hiện nay chúng ta vẫn còn cái khái niệm: “đi tham quan triển lãm”. Ngày nay với sự trợ giúp của khoa học công nghệ trong giải pháp tạo hình không gian, người xem triển lãm được tương tác và hòa mình với không gian trưng bày để khám phá những thành tựu mới. Nghệ thuật trưng bày triển lãm đã thực sự trở thành một không gian văn hóa nghệ thuật hiện đại.

Đặc thù của triển lãm là loại hình nghệ thuật “sử dụng mọi phương tiện thông tin và có tác dụng đến đông đảo người xem” [4, tr.6]. Nhà lý luận nghệ thuật Brôstxki cho rằng: “Nhà họa sỹ của triển lãm trở thành người đạo diễn, sử dụng những thành tố của những nghệ thuật hết sức khác nhau và từ đó tạo nên một thể thống nhất về nghệ thuật” [46, tr.518]. Trong xu thế hiện nay,  “Đáng chú ý là những thành tựu khoa học công nghệ, truyền thông đa phương tiện, công nghệ thực tại ảo xâm nhập ngày càng gia tăng vào các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật” [2, tr.11]. Các hình thức biểu đạt mỹ thuật thông qua mỹ thuật truyền thông đa phương tiện (Mulltimedia Art), thực tế ảo (Virtual Reality), chiếu sáng kết hợp công nghệ số... đã góp phần biến không gian triển lãm trở thành những cuộc trình diễn nghệ thuật.

Đối với loại hình triển lãm cho các sản phẩm công nghệ cao, xu hướng sử dụng mỹ thuật truyền thông đa phương tiện được ứng dụng đa dạng và biến hóa. Truyền thông đa phương tiện được sự tiếp sức bởi công nghệ hiện đại, có khả năng chiếm lĩnh và làm chủ bố cục không gian trưng bày với diện tích hàng chục ngàn mét vuông thông qua những khoảnh khắc trình chiếu. Năm 2009, thời điểm này xuất hiện công nghệ màng chiếu mỏng trên nền vải tổng hợp có khả năng tạo hình trong không gian rộng. Kauffmann Theylig và cộng sự thiết kế không gian trưng bày Mercedes-Benz tại Frankfurt thông qua các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhất. Mercedes-Benz được giới thiệu trong tòa nhà có lối kiến trúc như một nhà hát cổ điển. Khu trưng bày có mái vòm rộng hình elip tạo hình bởi màng chiếu mỏng có diện tích trên 5.000-m2, bao quanh tòa nhà là các dãy hành lang thông tầng. Kauffmann Theylig chọn giải pháp thiết kế: trung tâm của triển lãm cũng chính là trung tâm của không gian kiến trúc tòa nhà. Các mẫu Ô tô trưng bày được xếp theo tuyến tỏa ra từ trung tâm của elip, hệ thống tủ trưng bày các mẫu cải tiến của Mercedes-Benz được xếp thành hàng tạo lối dẫn đến khu vực cầu thang tầng hai. Phụ trách phần trình chiếu trên không gian trần nhà là công ty Atelier Markgraph với chỉ đạo nghệ thuật của Eno Henze, thiết kế ánh sáng Ltd Planungsgruppe và công ty sản xuất phim Barbecue Design. Không gian vòm tòa nhà sử dụng hệ thống phối hợp 14 máy chiếu chuyên dụng (Barco Video Projector) mỗi máy với cường độ sáng 31.000 ANSI Lumen, có khả năng kết hợp chiếu ánh sáng laser. Toàn bộ bề mặt màn chiếu được tạo hình phức tạp kết hợp các vị trí máy chiếu khác nhau từ phía trần là một thách thức đặc biệt cho giải pháp sử dụng truyền thông đa phương tiện. Vấn đề là ở chỗ điều chỉnh chủ động sự biến dạng của hình ảnh đồng thời lợi dụng các cạnh mềm của tấm màng chiếu mỏng. Phương án trình chiếu dựa vào kỹ thuật 3D mô phỏng cho phép nhóm thiết kế lựa chọn vị trí chính xác cho các máy chiếu trên trần. Bên cạnh đó chế độ tự động cho phép trình chiếu lại nội dung đồng thời tính toán đến các yếu tố phát sinh trong quá trình chiếu tự động hóa. Việc trình chiếu kết hợp chiếu laser các biểu tượng logo và dòng chữ “Mercedes-Benz” được tích hợp theo một kịch bản định trước. Toàn bộ tạo hình mái vòm là các tuyến ánh sáng màu lặp đi lặp lại từ các sắc màu trắng - vàng - đỏ - xanh dương. Xen kẽ các chuyển động về màu là các hình logo, khẩu hiệu thương mại thông qua tạo hình bởi ánh sáng trắng và xanh dương nhạt trên nền màu xanh truyền thống của Mercedes-Benz.

Tại cuộc triển lãm này, cứ mỗi giờ chuyển động màu của các tuyến màu qua hệ thống máy chiếu lặp đi lặp lại tạo nên không gian màu hết sức uyển chuyển và tạo nên một cảnh tượng đầy cảm xúc thú vị. Gian trưng bày Mercedes-Benz được thực hiện trong hai tháng thiết kế và lắp đặt đã đem lại một không gian màu sắc ánh sáng sinh động bởi các công nghệ hiện đại vào thời điểm đó. Trong những trường hợp này, các yếu tố tâm lý của người xem được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng để trở thành nhân tố tham dự, cùng tương tác với không gian trưng bày. Người xem triển lãm trở thành những đối tượng thưởng thức, họ phải “đi vào” bên trong tác phẩm, “đi vào” không gian trưng bày để nhìn, ngắm, chiêm nghiệm và nghe những âm thanh trong không gian ấy. Cảm nhận từ không gian trưng bày mà nhóm tác giả dàn dựng là theo một chuỗi liên tiếp hình ảnh để hình thành cảm xúc. [PL, hình 1,2]

 

 

Hình 1,2


Sử dụng ánh sáng lập trình là một trong các phương tiện nghệ thuật tạo hình rất ưa được sử dụng trong các triển lãm lĩnh vực công nghệ. Vào thời điểm các không gian trưng bày triển lãm chỉ coi ánh sáng là phương tiện để “làm rõ hiện vật trưng bày” thì triển lãm Intel năm 2010 tại Berlin đã đoạt giải thưởng của Hiệp hội doanh nghiệp thiết kế (Design Busines Association - DBA) trao cho danh mục các hiệu ứng đặc biệt (Design Effectiveness Awards). Ánh sáng vừa là phương tiện tạo màu sắc vừa là phương tiện tạo hình chiếm lĩnh không gian. Những sản phẩm máy tính nhỏ gọn, công nghệ cao và tinh xảo được giới thiệu trên nền một “biển màu kỹ thuật số”. Trần của không gian trưng bày được tạo hình với ý tưởng như một đám mây internet với hệ thống đèn led chiếu sáng bên trong các khối vuông. Đám mây này được lập trình điều khiển tự động và chuyển màu từ nóng sang lạnh trên diện tích trưng bày 3.500-m2. Việc chuyển màu liên tục theo các tông màu định trước đã giúp quảng cáo công nghệ số tiên tiến nhất của Intel [PL, hình 3,4]

 

 

Hình 3,4


Một ví dụ nữa cho thấy, ánh sáng được sử dụng không chỉ để nhằm chiếu sáng thuần túy mà nó tham dự vào một “cuộc chơi nghệ thuật” trong không gian triển lãm hiện đại. Trong kỳ triển lãm về quy hoạch giao thông thành phố New York tháng 9/2012, được thực hiện bởi Đại học Kiến trúc Columbia, Viện Quy hoạch và Bảo tồn với sự hợp tác kỹ thuật của hãng Audi và Công ty thiết kế LowLine, trưng bày đề xuất và khám phá các hình thức mới của chuyển động đô thị cho giao thông New York. Triển lãm trưng bày nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của xu hướng giao thông đối với các thành phố hiện đại như: mô hình chuyển động, thiết kế trong chuyển động và sự tham gia của các đối tượng chuyển động. Một mô hình nổi cao hơn 15-m được làm từ nhôm tấm hiển thị cơ sở hạ tầng đường xá của Manhattan, trong khi đó lớp vỏ bên dưới thể hiện một khung nhìn kiến ​​trúc của các ga tàu điện ngầm. Mạng lưới tàu điện ngầm, đường hầm, làn đường xe đạp và cầu được trình bày dưới dạng các luồng di chuyển, cho thấy một thực tế hỗn tạp mới của cuộc sống thành phố tương lai, nó cho thấy thành phố là một hệ thống liên kết với nhau để di chuyển. Ngôn ngữ ánh sáng, ánh sáng màu, màn hình điện tử kết hợp với truyền thông đa phương tiện tương tác đã biến một cuộc triển lãm quy hoạch giao thông vốn không mấy hấp dẫn thành một cuộc chơi khám phá và tương tác với mô hình thiết kế của tương lai. Khoa học công nghệ hiện đại như một động lực mạnh mẽ ngày càng gắn kết hơn con người với các hình thức nghệ thuật. [PL, hình 5]

 

Hình 5


Cũng dùng phương tiện biểu hiện là ánh sáng, song công nghệ thực tế ảo đã giúp công tác sử dụng ánh sáng có những khả năng tạo hình mới kỳ diệu. Trong đợt triển lãm Motor Show 2013 tại Tokyo, Audi đã trình diễn một công nghệ trình chiếu hết sức ngoạn mục cho dòng xe hơi dành cho thị trường Nhật Bản. Để phục vụ cho màn trình diễn của Audi R8, một thác nước được thiết kế thông qua kỹ thuật ánh sáng laser của công nghệ thực tế ảo. Công nghệ này tạo hình ảnh 3 chiều trong không gian (Holography) mà không cần tới màn chiếu, giúp người xem cảm nhận hình ảnh 360o mà không sử dụng bất kỳ loại kính đeo chuyên dụng nào. Hình ảnh thác nước đổ xuống chiếc xe Audi R8 từ độ cao 16-m kèm theo âm thanh và hiệu ứng như trong một rạp chiếu phim đương thời. Cảm xúc đối với Motor Show này thật khó tả khi các nhân chứng tham dự phải thốt lên: “It’s like a waterfall, except it’s all made of light. It’s great how light can play with our senses. How light can create things that aren’t really there. And it’s so hard to convince your brain that it’s not” (Tạm dịch: Nó giống như một thác nước, ngoại trừ thác nước ấy được làm bằng ánh sáng. Thật tuyệt vời khi ánh sáng có thể nảy sinh khoái cảm bằng giác quan của chúng ta. Làm thế nào ánh sáng có thể tạo ra những thứ mà không phải là thực sự ở đó. Thật khó thuyết phục bộ não của bạn rằng nó không phải vậy). Thực sự công nghệ hiện đại đã biến những cái không thể thành cái có thể trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. [PL, hình 6]

 

Hình 6


Tại Frankfurt Motor Show 2017 với chủ đề “Future Now” (tạm dịch: Tương lai chính là bây giờ) Lexus mang đến thông điệp “Experience Amazing” (tạm dịch: Trải nghiệm tuyệt vời). Những trải nghiệm thương hiệu Lexus cũng bắt nguồn từ triết lý Omotenashi truyền thống của Nhật Bản. Omotenashi là tinh thần phục vụ bằng cả tấm lòng, là sự tiếp đón, chăm sóc khách hàng với tất cả sự tận tụy và tinh tế nhất. Vok Dams Events GmbH (CHLB Đức) đề xuất sử dụng thiết bị Microsoft HoloLens tại sư kiện triển lãm này. Đây là thiết bị công nghệ mới mà Lexus và các thương hiệu khác chưa từng sử dụng trong các triển lãm “Motor Show”. Các nhà phát triển đã phải tạo ra nội dung ảo được tải lên và đồng bộ hóa với những người thuyết trình ba chiều. Một trong những lợi thế lớn của HoloLens là thiết bị hiện đại, ống kính rất trực quan. Người xem vẫn tiến hành tham quan thông thường như mọi không gian khác. Song các thông tin trưng bày sẽ hiển thị bổ sung trên HoloLens thông qua hình ảnh ảo, thông số kỹ thuật và tai nghe. HoloLenses không được coi là phần cứng thực tế ảo, mà là thiết bị thực tế ảo tăng cường cho không gian thực tế (Augmented Reality). Người đeo HoloLens cũng có thể tương tác với một số hình ba chiều bằng cách “gõ nhẹ” để thao tác với chúng và bắt đầu các giao tiếp khác. Trải nghiệm HoloLenses kéo dài trong khoảng 15 phút. Lexus tại Frankfurt Motor Show 2017 đã thu hút được được số lượng kỷ lục gần 500 nhà báo, đạt được sự gia tăng hơn 50% trong các liên hệ truyền thông. [PL, hình 7]

 

Hình 7


Pam Loker, tác giả viết nhiều sách chuyên khảo về lĩnh vực triển lãm đương đại đã khẳng định: “Một trong những thách thức gây kích thích nhất đối với các nhà thiết kế triển lãm là những khám phá và thử nghiệm trong quá trình tìm kiếm những phương tiện truyền thông phù hợp nhất trong môi trường tương tác” [8, tr.7]. Vấn đề đương đại hiện nay đối với triển lãm hiện đại trên được chỉ rằng “không chỉ riêng về ý tưởng và chủ đề - cái mà các nhà thiêt kế vốn thường được xem như là chủ đạo cho một tác phẩm nghệ thuật, các nhà thiết kế triển lãm cần phải tìm hiểu về tất cả mọi phương tiện truyền tải, các thiết kế đa phương tiện, âm thanh, ánh sáng và hàng loạt các công nghệ thiết kế khác để tạo ra những khoảnh khắc thú vị thông qua không gian trưng bày” [8, tr.35].

 

Hình 7 (a)


Khoa học công nghệ càng tiến xa bao nhiêu thì tương ứng nghệ thuật trưng bày tại các triển lãm càng có cơ hội phát triển thông qua những sáng tạo vô bờ bến của những nhà thiết kế. Những yếu tố mới này đã lôi cuốn người xem vượt lên trên khái niệm “tham quan triển lãm” thông thường và người xem đã trở thành yếu tố tham dự, lôi cuốn vào cái gọi là “cuộc chơi nghệ thuật”. Bên cạnh đó xu thế ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật của công nghệ số vào nghệ thuật trưng bày đã biến không gian triển lãm thành những không gian tương tác của những “cuộc chơi công nghệ” trong xã hội hiện đại./.    

     

H.N  (số 7, tháng 7/2019)

 

Tài liệu tham khảo

1. M. Cagan (2004), Hình thái học của nghệ thuật, Người dịch: Phan Ngọc, Nxb Hội nhà văn, HN.

2. Trần Quang Thái (2011), Chủ nghĩa hậu hiện đại - Các vấn đề nhận thức luận, Nxb Tổng hợp, Tp HCM.

3. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật (2008), Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb Mỹ thuật, HN.

4. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật (2013),  “Nghệ thuật đương đại và vai trò của nghệ sỹ trong xã hội” (Kỷ yếu hội thảo khoa học)

5. V.I.Rêviakin (1982), Triển lãm và kiến trúc trưng bày, Người dịch: Đinh Trọng Nghĩa, Khu Triển lãm trung ương, HN

 

Tiếng Anh:

1. Arian Mostaedi (2006), Exhibition Design, Azur Corporation.

2. Jan Lorenc, Lee Skolnik, Craig Berger (2008), What is exhibition design? Rotovision.

3. Pam Loker (2011), Basics Interior Design – Exhibition Design, AVA Publishing SA.

4. Website: (truy cập ngày 25/5/2018)

- http://2011.effectivedesign.org.uk/2010/exhibitions/intel.php

- https://www.m-box.de/en/membrane-projection-mercedes-benz-iaa-2009/

- https://www.pinterest.de/pin/288230444878689439/

- https://www.youtube.com/watch?v=4EMjdG-23A8

- https://de.motorsport.com/automotive/photos/lexus-14582037/34473035/

- https://www.beaworldfestival.com/events/experience-amazing-lexus-on-demand-press-conference/

https://kejari-rokanhilir.kejaksaan.go.id/wp-content/uploads/2024/xteam/xterbaru/ https://kejari-rokanhilir.kejaksaan.go.id/wp-content/uploads/2024/xteam/xbonus/ https://kejari-rokanhilir.kejaksaan.go.id/wp-content/uploads/2024/xteam/xpulsa/ http://mtm.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/log/posko/ http://mtm.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/log/bonus50/ http://hmfpsi.mercubuana.ac.id/wp-content/asset/maxwin/ http://hmfpsi.mercubuana.ac.id/wp-content/asset/totojitu/ http://hmfpsi.mercubuana.ac.id/wp-content/asset/macau/ http://doktormanajemen.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/products/rtp/ http://doktormanajemen.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/products/demo/ http://doktormanajemen.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/products/thai/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/uploads/zbola/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/uploads/ztogel/ https://jurnaltarbiyah.uinsu.ac.id/js/pages/sbonus/ https://jurnaltarbiyah.uinsu.ac.id/js/pages/skambo/ https://jurnaltarbiyah.uinsu.ac.id/js/pages/ssluar/ https://jurnalmiqotojs.uinsu.ac.id/lib/pkp/yqris/ https://jurnalmiqotojs.uinsu.ac.id/lib/pkp/ythai/ https://jurnalmiqotojs.uinsu.ac.id/lib/pkp/ytogel/ https://ejournal.sttjki.ac.id/lib/pkp/xthai/ https://staimadiun.ac.id/wp-content/tes/haitog/ https://staimadiun.ac.id/wp-content/tes/haimacau/ https://staimadiun.ac.id/wp-content/tes/haimahjong/ https://matematika-s2.fmipa.unri.ac.id/wp-content/xbonus/ https://jurnalkonstitusi.mkri.id/public/img/xbonus/ https://jurnalkonstitusi.mkri.id/public/img/xthai/ https://ejr.umku.ac.id/lib/pkp/js/xkambo/ https://ejr.umku.ac.id/lib/pkp/js/xbandar/ https://ejr.umku.ac.id/lib/pkp/js/xpulsa/ https://portal.lomboktimurkab.go.id/kcfinder/tpulsa/ https://portal.lomboktimurkab.go.id/kcfinder/demo-pg/ http://stakan.ac.id/ejournal/pages/post/s88/ http://stakan.ac.id/ejournal/pages/post/1thailand/ https://moocs.ut.ac.id/repository/xkambo/ http://ocs.wima.ac.id/pages/conference/gopay/ http://ocs.wima.ac.id/pages/conference/sundaempire787/ http://ocs.wima.ac.id/pages/conference/xterbaru/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/uploads/totoslot/ https://portal.lomboktimurkab.go.id/bonus100/ http://mtm.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/log/tanpa-potongan/ https://sttjki.ac.id/gopay/ https://sttjki.ac.id/poskobet/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ https://api-sirukim.jakarta.go.id/images/slides/s777/ https://api-sirukim.jakarta.go.id/images/slides/szeus/ https://api-sirukim.jakarta.go.id/images/slides/sdemo/ https://pelayanan.denpasarkota.go.id/dalak_123/assets/xdemox/ https://pelayanan.denpasarkota.go.id/dalak_123/assets/xmax/ https://pelayanan.denpasarkota.go.id/dalak_123/assets/xpulsax/ https://pelayanan.denpasarkota.go.id/dalak_123/assets/xthaix/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/123/bonusx/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/123/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/123/demox/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/123/pulsax/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/product/bonusx/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/product/demox/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/product/max/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/product/pulsax/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://www.h2h.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ http://www.h2h.uinjambi.ac.id/uploadss/bonus/ http://www.h2h.uinjambi.ac.id/uploadss/pulsa/ http://www.h2h.uinjambi.ac.id/uploadss/qris/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/