Công trình biểu tượng với việc ứng dụng các biểu tượng văn hóa Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong những năm vừa qua, một loạt các công trình biểu tượng (CTBT) được xây dựng gây xôn xao dư luận. Điều khiến mọi người quan tâm là do bên cạnh kinh phí để xây dựng còn có vô số vấn đề có liên quan đến giá trị nghệ thuật và giá trị biểu tượng. Giải pháp nào cho các CTBT của Việt Nam hiện nay...

Trong những năm vừa qua, một loạt các công trình biểu tượng (CTBT) được xây dựng gây xôn xao dư luận. Điều khiến mọi người quan tâm là do bên cạnh kinh phí để xây dựng còn có vô số vấn đề có liên quan đến giá trị nghệ thuật và giá trị biểu tượng. Giải pháp nào cho các CTBT của Việt Nam hiện nay? Làm cách nào để tiết kiệm chi phí xây dựng mà vẫn có thể triển khai  được các CTBT theo kỳ vọng của chủ đầu tư? Bài viết dưới đây của PGS. TS. Đinh Hồng Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ gợi mở một hướng đi mới từ tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào lĩnh vực nghệ thuật thông qua việc ứng dụng các biểu tượng văn hóa Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh giới thiệu quý độc giả tham khảo

 

Hình 1. Tượng Phật 3D cao 54 m ở Bamiyan trị giá 120.000 USD

Nguồn: https://www.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/video-sung-sot-phuc-dung-tuong-phat-bang-cong-nghe-3d-c159a715459.html


1. Các Công trình biểu tượng ở Việt Nam trong lịch sử  

Trong hàng nghìn năm xây dựng nền độc lập của dân tộc, cha ông ta đã lập nên nhiều kỳ tích chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Những CTBT của Đại Việt/Việt Nam được ghi dấu bằng vô số loại công trình dân sự cũng như quân sự. Một trong những CTBT quan trọng nhất của người Việt đã tạo nên từ buổi bình minh của lịch sử đó là hệ thống đê sông Hồng được hoàn thiện qua nhiều thế kỷ tạo nên một biểu tượng của tình đoàn kết trong công cuộc xây dựng đất nước, được ví như công cuộc “dời non lấp bể.” Thành quả đó đã ghi dấu ấn trong sử sách cả ở trong nước và ngoài nước với tên gọi Nền văn minh sông Hồng. Cho đến nay, hệ thống đê sông Hồng và Nền văn minh sông Hồng vẫn tiếp tục phát huy các giá trị lịch sử và văn hóa ngay trong thời hiện đại. 

Trải qua giai đoạn phát triển từ Đinh, Lý, Trần đến Lê, Nguyễn,... các triều đại đã xây dựng nên vô số cung điện, thành lũy cùng các công trình tôn giáo tín ngưỡng mà đến nay vẫn còn lưu dấu. Đó chính là những CTBT của một giai đoạn phát triển hưng thịnh của đất nước ta trong hơn một nghìn năm qua.

 

Hình 2. Tượng Bác Hồ bằng đèn LED 3D


Ở giai đoạn cận hiện đại, với sự tiếp thu nền văn hóa phương Tây, Việt Nam đã có thêm nhiều CTBT ghi dấu một thời kỳ oanh liệt với nhiều đau thương mất mát nhưng cũng hết sức sôi động, hào hùng. Trong giai đoạn xây dựng đất nước từ khi giành được độc lập năm 1945, nhiều CTBT tiếp tục được xây dựng ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Trong các CTBT giai đoạn này, bên cạnh các công trình có công năng phục vụ đại chúng thì nhiều công trình là những tượng đài ghi dấu những giai đoạn lịch sử quan trọng. 

Từ 1986 đến nay, sau giai đoạn “mở cửa,” Việt Nam ngày càng có thêm nhiều CTBT mới được xây dựng với số lượng gấp nhiều lần các giai đoạn trước. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng và thẩm mỹ, đặc biệt là tính biểu tượng của các công trình đó đã và đang trở thành một đề tài nóng bỏng trong giới chuyên môn và trong dư luận xã hội. Đây chính là lý do để các nhà quản lý cũng như các nhà nghiên cứu và các nghệ sỹ phải quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ giữa các CTBT với các biểu tượng văn hóa Việt Nam. 

 

2. Công trình biểu tượng với các biểu tượng văn hóa Việt Nam

Khác với các biểu tượng quốc gia như quốc ca hay quốc kỳ được hình thành khá muộn và được thể chế hóa trong giai đoạn cận hiện đại, các CTBT có thể là loại công trình được hình thành trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào miễn là giá trị nghệ thuật và giá trị biểu tượng của nó có đủ cơ sở để được biểu tượng hóa thành một CTBT. Chẳng hạn, Đền Pathernon là CTBT của Hy Lạp, Kim tự Tháp là CTBT của Ai Cập, Tháp Eiffel là CTBT của nước Pháp, Nhà hát Opera là CTBT của nước Úc, trong khi tượng Nữ thần tự do do người Pháp tạo ra nhưng lại là CTBT của nước Mỹ. Tương tự như vậy, Angkor Wat là CTBT của Cambodia hay đền tháp chính là CTBT của người Chăm. Như vậy, để tạo dựng nên một CTBT thì nền tảng văn hóa chính là một trong những yếu tố then chốt.

Ngoài các CTBT của quốc gia còn có nhiều dạng CTBT của một tỉnh, thành phố, hay một khu vực hoặc một đối tượng văn hóa cụ thể. Chẳng hạn như Thành cổ Quảng Trị là CTBT của Quảng Trị, Tháp Rùa, Chùa Một Cột, Khuê Văn Các, Chợ Đồng Xuân,... là các CTBT của Hà Nội, Chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng,... là các CTBT của Tp. HCM,... Tất các những công trình đó dù là tượng đài hay công trình kiến trúc đều phải phù hợp với lịch sử văn hóa của địa phương nơi nó ra đời. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, một CTBT ra đời có tồn tại được hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào vị thế văn hóa và xã hội của nó tại nơi mà nó được thiết lập. Chính vì lý do đó mà bức tượng Người đàn ông cúi đầu do ông Cho Kwang Han (thị trưởng thành phố Namyangigu, Hàn Quốc) tặng thành phố Huế vừa qua đã gây nên những tranh luận dữ dội.

Trên thực tế, CTBT có thể do người địa phương tạo ra, hoặc cũng có thể thuê người nước ngoài tạo tác (như trường hợp pho tượng Sư tử biển - CTBT của Singapore), hoặc do biếu tặng (như pho tượng Nữ thần tự do hay Người đàn ông cúi đầu nói trên) nhưng nhất thiết nó phải phù hợp với chuẩn văn hóa ở nơi nó được đặt.

Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nền tảng văn hóa đối với các CTBT. Để có được những CTBT có chỗ đứng và trường tồn thì chúng phải được đầu tư kỹ lưỡng về “chất xám” và tư duy nghệ thuật chứ không phải chỉ đầu tư tiền bạc theo diện “phân bổ ngân sách” hoặc đầu tư theo phong trào. Đây chính là lúc chúng ta cần phải phát huy vai trò của các biểu tượng văn hóa Việt Nam với vô vàn chủng loại và vô cùng phong phú về đối tượng. Vì vậy, đối với các CTBT, chúng ta hoàn toàn không nên sao chép từ một mẫu rồi mang ra thực hiện đại trà sẽ làm giảm giá trị nghệ thuật và hủy hoại tính biểu tượng.

Trên thực tế, có vô số biểu tượng văn hóa Việt Nam đã được tạo ra trong suốt hàng nghìn năm qua. Nếu không kể đến trống đồng Đông Sơn và các di vật của các nền văn hóa Hòa Bình, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn thì chỉ tính từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán, đến các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn,… đã có vô số thành tố văn hóa đặc sắc do chính người Việt tạo ra, hiện hữu trong không gian văn hóa Việt như những CTBT đặc sắc được các nhà khoa học trong nước và quốc tế ghi nhận. Chẳng hạn, bãi cọc Bạch Đằng, con rồng thời Lý, con nghê Việt, di tích ải Chi Lăng, Gò Đống Đa,... Vấn đề là các nhà nghiên cứu và sáng tác hiện thực hóa chúng như thế nào để tạo nên các CTBT của quốc gia hay của chính địa phương nơi chúng ra đời và tồn tại.

 

3. Giải pháp cho các công trình biểu tượng ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.

Trong bối cảnh nền khoa học công nghệ của thế giới đang diễn ra vô cùng sôi động, tác động của nó hiện hữu từng ngày từng giờ đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực nghệ thuật. Vấn đề tìm giải pháp cho các CTBT ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. hiện nay trở nên vô cùng cấp thiết. Đứng trước tình hình đó, chúng ta không thể ngồi chờ chuyên gia nước ngoài đến “chuyển giao văn hóa” giống như “chuyển giao công nghệ” vì vấn đề chuyển giao như vậy chẳng khác nào làm “nô lệ văn hóa” cho nước ngoài. Bài học nhãn tiền từ bộ phim Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long1 chính là một “quả đắng” mà dư âm của nó có thể còn kéo dài nhiều thế hệ.

 

Hình 3. Trình chiếu hình ảnh khổ lớn và chi tiết băng 3D Mapping2. 

Nguồn: http://sukienchuyennghiep.vn/cong-nghe-3d-mapping-va-to-chuc-su-kien.htm

 

Vậy chúng ta phải làm gì để gỡ rối cho vấn đề xây tượng đài hay CTBT ở Việt Nam hiện nay? Đây là một câu hỏi khiến cho giới chuyên môn và quản lý tốn không ít giấy mực để bàn thảo mà vẫn chưa thể đưa ra một hướng đi nào hợp lý. Cuộc hội thảo Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm lần này chính là cơ hội để chúng ta có thể đề xuất những giải pháp khả thi ở tầm vĩ mô. Dưới đây, chúng tôi xin được đề xuất một giải pháp dựa vào sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay với các bước đi như sau:

1. Lập tiêu chí cụ thể về CTBT do một hội đồng khoa học thẩm định. Có thể phân chia các loại CTBT ở nhiều cấp, chẳng hạn: cấp quốc gia, cấp tỉnh,... để tránh các địa phương ồ ạt xây dựng các CTBT..

2. Khuyến khích mọi thành phần xã hội cùng tham gia vào các cuộc thi tuyển chọn ý tưởng cho mỗi CTBT tại các địa điểm công cộng mà cơ quan chủ quản có ý định xây dựng CTBT.

3. Với các ý tưởng được hội đồng khoa học tuyển chọn, sẽ sử dụng nguồn đầu tư của cơ quan chủ quản hoặc nguồn xã hội hóa để hiện thực hóa bằng công nghệ 4.0 tại địa điểm thực tế (như quảng trường hay không gian công cộng).

Công nghệ 4.0 hiện nay vô cùng phong phú như công nghệ thực tế ảo (VR), trí tuệ nhân tạo (IA), LED Lighting, 3D Mapping, Hologram... Với khoảng không lớn tại các không gian công cộng, việc sử dụng công nghệ 4.0 sẽ tiết kiệm chi phí hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần mà vẫn đảm bảo giới thiệu được với người xem toàn bộ một công trình cỡ lớn với tỉ lệ 1/1 (kể cả những công trình cao hàng trăm mét như ở Bamiyan mà chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây). Chỉ khi nào những CTBT được tạo tác 3D đó được người dân hoan nghênh và giới chuyên môn đánh giá cao thì mới tính đến việc đúc bằng đồng, xây bằng bê tông hay các chất liệu khác. Vì một khi đã dựng lên thì những CTBT đó sẽ là những công trình vĩnh cửu, không dễ để di dời hay đập bỏ.

Với giá thành cực thấp chỉ từ vài chục nghìn USD đến vài trăm nghìn USD, (chứ không đến hàng nghìn tỷ!) các công trình 3D này vẫn có thể tạo hiệu ứng như thật. Cách làm này tạo tính cạnh tranh của mọi cơ quan doanh nghiệp và tư nhân muốn thi triển ý tưởng. Mỗi đơn vị thi công lại có thể có nhiều phương án trình chiếu nên cơ quan chủ quản và hội đồng khoa học dễ dàng so sánh các ý tưởng tại chính không gian thật. Ngoài ra, những cuộc thi như vậy có thể thu hút sự quan tâm của người dân và du khách nên hoàn toàn có thể bán vé thu phí tại các điểm đó (giống như thi pháo hoa ở Đà Nẵng).

Mỗi CTBT chính là điểm nhấn không gian tại nơi nó sẽ được hình thành/xây dựng nên nhà quản lý hoàn toàn có thể tổ chức nhiều cuộc thi tại nhiều thời điểm để củng cố mục tiêu và chọn lựa ý tưởng. Khi các ý tưởng chín muồi, những công trình 3D này hoàn toàn có thể được số hóa để chuyển cho các cơ quan các cấp thẩm định trước khi triển khai vào thực tế. Thậm chí, có thể gửi ra nước ngoài để thẩm định ở tầm quốc tế như một số cuộc thi kiến trúc quốc tế vẫn đang thực hiện thời gian qua.

Cuối cùng, việc sử dụng công nghệ 4.0 như trên có thể kết hợp với nhiều nội dung tư tưởng và văn hóa mà cơ quan chủ quản muốn đưa vào thông điệp của mình thông qua việc trình chiếu liên tục nhiều nội dung khác nhau. Nếu kết hợp tốt với các công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thì hoạt động này có thể sẽ tạo ra một nguồn thu không hề nhỏ. Đây chính là một hướng phát triển Công nghiệp văn hóa mà các cơ quan lãnh đạo nhà nước đang định hướng phát triển. Cùng với những mục tiêu nói trên, việc đưa Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến với đông đảo công chúng còn giúp cho nhà nước định hướng một nền giáo dục 4.0 về nghệ thuật.

 

Kết luận

Có thể nói, giải pháp cho các công trình biểu tượng ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay vô cùng phong phú và đa dạng. Đây chính là chìa khóa để giải quyết những nút thắt trong việc xây dựng các CTBT hiện nay. Nếu được triển khai sớm sẽ không chỉ giúp nhà nước đỡ đi một khoản đầu tư khổng lồ, mà còn có thể tạo thêm những nguồn thu lớn nhờ vào công nghiệp văn hóa. Xa hơn, việc triển khai các ý tưởng về CTBT còn kích thích óc sáng tạo của mọi cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp cũng như người dân cùng đóng góp chất xám để tạo nên những CTBT thực sự có giá trị. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với ngành văn hóa bởi nếu chậm chân chúng ta có thể bị mất đi cơ hội hội nhập với thế giới và có nguy cơ lệ thuộc hay thậm chí là nô lệ văn hóa.

 

 

Đ.H.H (số 8, tháng 8/2019)

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/