Bảo vật quốc gia Thạp Đào Thịnh chiếc thạp đồng dùng trong nghi lễ có thể chứa tới 200 lít rượu

02/10/2013
Tháng 10 năm 2010, trong chuyến điền dã nhằm tìm hiểu quê hương của những chiếc thạp đồng Đông Sơn đẹp nhất, tôi được anh chị em Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Yên Bái đưa đến bãi lở tả ngạn sông Hồng mang tên Đào Thịnh.

 1. Vài lời dẫn kể

Tháng 10 năm 2010, trong chuyến điền dã nhằm tìm hiểu quê hương của những chiếc thạp đồng Đông Sơn đẹp nhất, tôi được anh chị em Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Yên Bái đưa đến bãi lở tả ngạn sông Hồng mang tên Đào Thịnh. Nơi đây, mùa lũ hàng năm, như những cơn thịnh nộ của Thủy Tinh1, vẫn vô tình đưa từng mảng bờ lở xuống lòng sông mà không hề biết đó là một vùng tâm linh lớn và đặc biệt quan trọng của những thủ lĩnh Tây Âu tương truyền là những người con đã theo mẹ Âu Cơ lên cai quản vùng núi của đất Việt cổ. Nói theo thuật ngữ chuyên môn của giới khảo cổ học thì đó là một khu mộ táng Đông Sơn mang dấu hiệu có mộ táng của cả những quý tộc, thủ lĩnh giầu có.

Câu chuyện mà chúng ta bàn bạc ở đây cũng liên quan đến một trận lôi đình của Thủy Tinh vào mùa lũ năm 1960. Sau cơn lũ, sáng sớm ngày 14 / 9 / 1960 một ngư dân phát hiện nhiều đồ đồng gỉ xanh ngổn ngang dưới vệ bờ mép nước và cả trên vách vừa lở sụt của đất bãi bồi thuộc làng Đào Thịnh. Tin đồn lập tức đến tai cơ quan quản lý văn hóa địa phương. Đây quả là một cơ may đối với lịch sử Khảo cổ học cũng như sự nghiệp bảo tàng của đất nước ta. Bởi vì, những phát hiện ngẫu nhiên đó thường xuyên xảy ra, và rất hiếm khi trùng lặp với sự thông báo của người dân và sự có mặt kịp thời của cán bộ chuyên ngành văn hóa. Đa phần, những người buôn bán đồng nát sẽ thu gom những “phế thải” đó và đưa vào lò nấu với hy vọng lọc chắt được ít đồng thịt còn lại. Và nếu sự việc cũng xảy ra với những đồ đồng lở sông ngày 14/ 9 /1960 ấy thì làm sao chúng ta biết được trên đời này còn có một chiếc thạp Đông Sơn lớn đến như vậy. Giờ đây, nhờ công tác tuyên truyền và giới thiệu cổ vật phát triển, số người dân biết giá trị của đồ vật chôn dưới lòng đất ngày càng nhiều hơn, thì sự biến mất hoàn toàn của những “đồng nát” như vậy trong nồi nấu đồng đã giảm đi nhiều, mà chuyển vào tay những nhà sưu tầm cổ vật có mạng lưới thu gom ở khắp mọi vùng. Tôi nhấn mạnh cơ may của cái ngày 14/9/1960 ở bãi lở Đào Thịnh đối với khảo cổ học và bảo tàng học Việt Nam bởi vì cuộc lở đất đó đã mang lại cho chúng ta một đồ đựng lễ nghi bằng đồng lớn và đẹp vào loại nhất trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam tính cho đến ngày hôm nay. Đó là chiếc thạp Đào Thịnh hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và vừa được Nhà nước chọn lựa một cách xứng đáng làm “bảo vật quốc gia”. Nhấn mạnh cơ may này cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng còn rất nhiều báu vật tương tự đã không phải có được may mắn như vậy, hoặc giấu mình chưa được xuất lộ trước công chúng.

 

 2. Thạp Đào Thịnh và quê hương của những chiếc thạp Đông Sơn đẹp nhất 

Như đã nói từ những dòng đầu tiên, tôi đã trở lại nghiên cứu kỹ hơn thạp Đào Thịnh sau 50 năm phát hiện bởi vì số thạp đồng phát hiện từ đó đến nay đã lên đến hàng ngàn tiêu bản, trong đó có khá nhiều tiêu bản có kích thước lớn và được trang trí đẹp. Tư liệu đã chín muồi để cho phép đi xa hơn trong nghiên cứu thạp đồng như một loại hình di vật lễ nghi tiêu biểu vào loại nhất của văn hóa Đông Sơn. Trong đó có thể làm rõ hơn vị trí không gian và xã hội của chiếc thạp “Bảo vật Quốc gia” này2.

Đồ đồng lễ nghi lớn của văn hóa Đông Sơn có lẽ tiêu biểu nhất là Trống và Thạp. Trống vốn dĩ cũng có sức chứa (có ý kiến cho rằng trống phát triển từ dạng nồi nấu úp ngược), nhưng dùng để gõ và vì thế tập trung trang trí vào phần “đáy” của nồi – chính là “mặt” gõ của trống. Vì thế trống thuộc loại hình “nhạc cụ” lễ nghi (ceremonial music implement). Trong khi đó “thạp” thuộc loại hình đồ đựng thuần túy, từ đồ làm bằng gỗ, mây tre đan, đất nung được đúc bằng đồng trở thành một đồ đựng lễ nghi sang trọng (cereremonial containing implement). Đây là hai đồ vật tùy táng thường luôn song hành trong các ngôi mộ giàu có đương thời. Tuy nhiên, diện lan tỏa, phân bố của nhạc cụ nghi lễ “trống đồng” rộng hơn rất nhiều so với phân bố của thạp đồng. Nếu như người ta phát hiện được trống đồng ở hầu như khắp mọi vùng của Đông Nam Á cổ đại (Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) thì thạp đồng chỉ giới hạn trong phạm vi Văn hóa Đông Sơn, chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam và một số ít ở miền Trung Việt Nam và miền Nam Trung Hoa. Vì thế hoàn toàn có lý khi coi thạp đồng là loại hiện vật tinh cốt, tâm linh dành riêng cho người Đông Sơn mà thôi. Vì một lý do nào đó, khi buộc phải di chuyển về phía Nam, các thủ lĩnh Âu Lạc đã chỉ mang theo truyền thống trống đồng chứ không mang theo thạp đồng.

 

ban rap hoa van hinh thuyen cho chien binh tren than thap ao thinh.

Bản rập hoa văn hình thuyền chở chiến binh trên thân thạp Đào Thịnh.

 

Kết quả nghiên cứu thạp đồng chỉ rõ Yên Bái là nơi tập trung những thạp đồng Đông Sơn lớn và đẹp nhất, trong khi đó, trống đồng lớn và đẹp nhất đương thời lại được chôn theo ở vùng đồng bằng quanh Hà Nội hiện nay. Ngoài thạp Đào Thịnh, vùng trung và thượng lưu sông Hồng trên đất Việt Nam ta đã từng phát lộ ít nhất 5 chiếc thạp lớn và trang trí đẹp khác nữa. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến thạp Hợp Minh (Yên Bái) – một ứng cử viên xứng đáng khác nữa của “báu vật Việt Nam”.  Tuy vậy, thạp Đào Thịnh vẫn có quyền tự hào như một thủ lĩnh quyền uy và cao quý nhất của thế giới thạp đồng Đông Sơn.

Trong bảng phân loại thạp đồng theo kích thước, thì hiện có khoảng 20 chiếc được xếp vào hàng thạp lớn với chiều cao, rộng trong khoảng trên dưới 40cm, có sức chứa giao động từ 30 - 60 lít chất lỏng. Duy nhất mới có một chiếc thạp trong mộ Hoàng đế Nam Việt đạt sức chứa tới 80 lít. Nhưng thạp Đào Thịnh còn vượt rất xa ngưỡng đó. Với chiều cao trên 80cm, rộng trung bình 60cm, chiếc thạp “bảo vật quốc gia” Đào Thịnh có sức chứa tới 232,742 lit chất lỏng. Bề mặt bên ngoài chiếc thạp, cả phần thân lẫn phần nắp đều được trang trí kín với những băng hoa văn hình học bao lấy cảnh chiến binh đua thuyền và chim, cá. Độc đáo chưa từng thấy là bốn cặp tượng nam nữ trong tư thế nằm giao phối trên dưới, hướng mặt vào nhau được gắn đúc trên vành nắp thạp.

Hình trang trí thuyền và chiến binh trên thân thạp cũng như trên tang trống đồng đã trở thành công thức trang trí mang tính lễ nghi của văn minh Âu Lạc. Việc đưa những hình ảnh biểu tượng phồn thực của động vật cũng đã từng xuất hiện trên đồ đồng Đông Sơn (như cảnh trâu, bò, hươu nai, chim cò đi tơ). Cảnh nam nữ yêu đương cũng từng thấy thể hiện rụt rè trên một vài cán trâm cài đầu hay cán dao găm. Nhưng cảnh tượng nam nữ trong tư thế giao phối được đặc tả công khai, mạch lạc như bốn cặp tượng trên nắp thạp Đào Thịnh thì quả là “xưa nay hiếm” trong nền nghệ thuật Đông Sơn cũng như nền nghệ thuật đồng Đông Á đương đại. Cần nhấn mạnh tính phồn thực ở đây như một lễ nghi lớn của xã hội Đông Sơn Âu Lạc, khi mà chiếc thạp này không phải đơn thuần chỉ là một vật chơi của kẻ ngông cạy giàu mà của một thủ lĩnh cộng đồng lớn. Hình tượng giao phối nam nữ trên thạp Đào Thịnh dưới chói lòa của ánh mặt trời nhiều cánh không phải là phương tiện kích dục cho cộng đồng mà là mong muốn cho sự sinh sôi thịnh vượng của muôn loài – bản chất của nghi lễ phồn thực đương thời. Sự tồn tại công khai, mạch lạc của lễ nghi này cho thấy sự phân lập “tục” – “sang” như quan niệm xã hội sau khi các đạo Khổng, Lão từ phía bắc lan xuống Giao Châu đã chưa ảnh hưởng đến những phong tục Việt cổ  “thuần hậu chất phác” dưới thời Đông Sơn. Sức mạnh của những lễ nghi phồn thực như vậy còn tàn dư mãi đến tận ngày nay trong nghi lễ tôn thờ “nõ – nường” của cư dân vùng đất Tổ Phú Thọ.

Thạp là đồ đựng rượu. Chúng ta có khá nhiều bằng chứng phản ánh điều đó. Tất nhiên, với tư cách là đồ đựng, thạp có thể dùng làm vật chứa những đồ khác nữa. Tuy nhiên, một số thạp có minh văn đi kèm đều ghi nhận chúng dùng để chứa rượu. Những thạp lớn như Đào Thịnh rõ ràng được chế ra nhằm vào những lễ nghi cộng đồng rất lớn. Với sức chứa trên 200 lít rượu (đương thời chỉ có dạng rượu nhẹ lên men, như kiểu rượu cần, rượu vang chứ chưa có rượu nặng chưng cất từ bột ngũ cốc), thạp Đào Thịnh hé mở một lễ hội cộng đồng rất lớn đương thời với hàng trăm, hàng ngàn người tham dự. 

Thạp Đào Thịnh được phát hiện cùng với nhiều đồ đồng cao sang khác, như trống, chậu, đĩa, rìu, giáo… cho thấy nó thuộc vào một nhóm tùy táng dành cho quý tộc, thủ lĩnh hay shaman đương thời. Đó cũng là cơ sở khảo cổ học để đặt địa điểm Đào Thịnh như một khu mộ táng và  điểm tụ cư quan trọng trên lưu vực sông Hồng, đoạn ủ chứa nhiều mỏ đồng và những rẻo đất rất thuận lợi cho đất lúa vùng cao và thương mại dọc sông lớn. Hiện trạng khi khai quật một số thạp đồng cho thấy thạp có thể còn được dùng như một đồ đựng xác người và đồ tùy táng khác. Ví như trường hợp thạp Hợp Minh (Yên Bái). Khi mở nắp, bên trong còn nguyên hài cốt của một em bé chừng 5 tuổi cùng đồ tùy táng (dao găm, đĩa, vòng đeo tai đá) cuốn trong tấm chiếu cói. Bên trong thạp Đào Thịnh cũng có dấu vết xương người và nhiều đồ tùy táng kèm theo, cho thấy, đồ đựng lớn bằng đồng này đã được dùng để đựng xác chủ nhân khi sang thế giới bên kia.

 

ban ve thap ao thinh va

                     Bản vẽ thạp Đào Thịnh                     Thạp Đào Thịnh, hiện vật Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

 

3. Giá trị bảo vật của thạp Đào Thịnh

Với những ưu thế đã nêu ở phần trên, tôi nghĩ rằng có lẽ Hội đồng Di sản Quốc gia đã không phải thảo luận nhiều về trường hợp của thạp Đào Thịnh khi xét đưa vào danh sách những hiện vật thuộc diện “Bảo vật Quốc gia”. Tác giả bài viết này cũng tỏ rõ ngay sự đồng tình của mình ở những dòng viết đầu tiên. Tuy nhiên tôi muốn nêu lên ở đây thực trạng một vài yếu điểm của vật báu này, như thể “vạch áo để người xem lưng” vậy.

 

trang tri tren than thap ao thinha

 

Thứ nhất, chiếc thạp đã được phát hiện và sau đó bảo tồn, bảo quản không phải trong những điều kiện chuyên môn tốt nhất. Vì thế, giá trị “bảo vật” của thạp mang tính “ý nghĩa” nhiều hơn là giá trị “đồ, hàng”. Chiếc thạp bị vỡ thành hàng trăm mảnh và đã không được thu gom đày đủ trước khi đưa về bảo tàng. Những mảnh vỡ đó đã được các thợ phục chế tài năng nhất của Bảo tàng lịch sử Việt Nam đương thời gắn chắp, nhưng trong điều kiện nguyên vật liệu gắn chắp rất thiếu thốn và thô sơ đã khiến hình hài và lớp da patin của thạp rất mất điểm bảo tàng và mỹ thuật. Đã nhiều lần các thế hệ chuyên gia kỹ thuật sau của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và nay là Bảo tàng Quốc Gia nảy ý tưởng thử rỡ ra gắn chắp, phục dựng lại, nhưng đều chưa thể đưa ra những cách thức để  đảm bảo hiện vật sẽ đạt chất lượng cao hơn hiện tại. “Báu vật” thạp Đào Thịnh vì vậy vẫn mang nguyên dáng vẻ vá víu cổ xưa để ra mắt khi nhận bằng danh hiệu “Bảo vật Quốc gia”.

Thứ hai, do tình trạng “ốm yếu” của thạp Đào Thịnh như vậy nên việc tiếp tục nghiên cứu sâu và kỹ hơn về nó gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay vẫn chưa bao giờ có một công trình chuyên khảo với một công bố toàn diện về diện mạo, chất liệu, hoa văn của thạp. Thạp Đào Thịnh vẫn được đặt trong tủ kính và xếp ở góc bên trái sảnh lớn, tầng một gian trưng bày Đông Sơn của Bảo tàng Quốc gia Hà Nội. Bản thân tôi chưa bao giờ được nhìn báu vật bên ngoài tủ kính. Mọi tấm hình đều phải chụp trong ánh sáng yếu và xuyên qua lớp kính dày phủ màn hơi ẩm.  Vào khoảng những năm cuối thế kỷ 20, trong một lần hiếm hoi, để phục vụ cuộc trưng bày mới, tiến sỹ Ngô Thế Phong, trưởng Phòng sưu tầm của Bảo tàng, với tư cách một courator chính của cuộc trưng bày, đã có cơ hội sờ mó và ngắm nhìn chiếc thạp trong bộ dạng không tủ kính. Nhờ đó, ông có một phát hiện quan trọng, rằng ở bên nách thân thạp có dấu vết bị thiếu mảnh. Theo ông, đây có thể là vết của hai phần tượng đúc gắn vào. Ở một số bảo tàng địa phương, chẳng hạn như Yên Bái – quê hương của thạp Đào Thịnh, để phục vụ trưng bày, “báu vật” thạp Đào Thịnh đã được nhân bản bằng composit. Nhưng quả là đáng hổ thẹn khi phải chứng kiến “báu vật” giả trong tình trạng chất lượng nhân bản tồi đến như vậy.

                                           N.V

Chú thích:

1. Thần thoại Hùng Vương kể về chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh xin làm rể Hùng vương. Do mang lễ vật đến muộn, Thủy Tinh không được làm rể Hùng vương. Giận Sơn Tinh, hàng năm Thủy Tinh dâng nước đánh nhau với Sơn Tinh gây ra lũ lụt hàng năm.

2. Xem thêm: Hà Văn Phùng, 2009, Thạp đồng Đông Sơn, NXB KHXH, Hà Nội. Nguyễn Việt, 2006, Dongson Situlas, trong Art & Culture, BMM-Journal, 2006, Geneva.  

 

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/