Đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam dưới sự tác động của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Đến nay, có thể thấy hầu hết các công nghệ đương đại trên thế giới đều ít nhiều liên quan tới cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực qua công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT) và các hệ thống kết nối internet (IoS); có quy mô và tốc độ phát triển chưa có tiền lệ trong lịch sử; tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại...

Đến nay, có thể thấy hầu hết các công nghệ đương đại trên thế giới đều ít nhiều liên quan tới cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực qua công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT) và các hệ thống kết nối internet (IoS); có quy mô và tốc độ phát triển chưa có tiền lệ trong lịch sử; tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại. Công nghệ kỹ thuật số và truyền thông mới, sự kết nối toàn cầu, dữ liệu lớn như những đại diện của CM CN lần thứ tư đã và đang có những tác động mạnh tới các nhóm ngành trong xã hội.

 

Harold Cohen, 0305-03, 2005, in kỹ thuật số từ chương trình vi tính được viết năm 2003


Riêng trong lĩnh vực đào tạo mỹ thuật, có phải tất cả các ngành, chuyên ngành đều chịu sự tác động của công nghệ mới và CM CN lần thứ tư? Có thể nói, không phải chuyên ngành nào cũng cần đến sự tham gia của các công nghệ mới trong quy trình đào tạo sáng tác tác phẩm. Nhưng các công nghệ của CM CN lần thứ tư lại có tác động không nhỏ đến cái nhìn, quan niệm, cách thực hành nghệ thuật, cách tìm hiểu và chia sẻ thông tin, kiến thức chuyên môn, cách đưa tác phẩm đến công chúng và cách thu nhận đánh giá phản hồi về tác phẩm, nghệ sỹ. Như vậy, ở một góc độ nhất định, internet, mạng truyền thông xã hội, cộng đồng ảo, video trực tuyến, các công cụ tìm kiếm và chia sẻ dữ liệu toàn cầu tự động đã ảnh hưởng đến quá trình học tập, nghiên cứu, sáng tạo và thực hành nghệ thuật. Bên cạnh hệ thống kiến thức từ các ấn phẩm, việc phổ biến, giao lưu, trao đổi, truyền tải kiến thức, kinh nghiệm  sáng tạo và nghiên cứu mỹ thuật giữa các cá nhân, cộng đồng, thế hệ được thực hiện ở mức độ ngày càng nhiều và nhanh nhờ những thành tựu của CM CN lần thứ tư. Sự kết nối giữa thực tế hiện thực và thực tế ảo đã kích thích và tạo ra sự đa dạng, phong phú, đa chiều trong cách nhìn về nghệ thuật và cách biểu hiện nghệ thuật với muôn vàn các chất liệu, phương tiện mới.  

 

Piyangkoon Tunvichrin, Khi tôi nhắm mắt, 2016,  in lõm, in kỹ thuật số, in độc bản, màu nước, 42 x 59cm


Với một số chuyên ngành sáng tác như hội họa sơn mài, sơn dầu, lụa hay đồ họa và điêu khắc truyền thống, kỹ thuật số tham gia không nhiều, chủ yếu ở khâu chuẩn bị, nghiên cứu tư liệu và phác thảo. Nhưng ở các chuyên ngành đồ họa và điêu khắc với chất liệu mới, các bộ môn thuộc nghệ thuật đương đại, hậu hiện đại thì sự tham gia của kỹ thuật số, phương tiện truyền thông mới là đáng kể, thậm chí là chi phối toàn bộ tác phẩm. Đặc biệt, các mặt mới của mỹ thuật ứng dụng đã và đang chịu sự tác động lớn, mang tính sống còn từ phía các công nghệ đương đại và CM CN lần thứ tư. Thiết kế truyền thông, thiết kế thời trang, thiết kế game, animation, thiết kế không gian, thiết kế sản phẩm, thiết kế tương tác, thiết kế giao diện người dùng (UI), thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), … với sự tham gia của công nghệ mới, hệ thống internet và IoT đang tạo ra những đột phá và thay đổi nhanh chóng, mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội khổng lồ, tạo ra môi trường thẩm mỹ quốc tế rộng rãi, tác động mạnh đến nhận thức, hành vi, cảm xúc của con người hiện nay. Những điều này đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và tạo nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, gần như chúng ta chưa có phản ứng gì với các cơ hội đó.

Trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, các ngành thiết kế ở Việt Nam hầu như chưa có động thái đáng kể trong tiếp cận các công nghệ, quan niệm thiết kế mới và thiếu hẳn sự chia sẻ, liên kết với thế giới. Trong thiết kế sản phẩm và thiết kế thời trang, nội thất, công nghệ in 3D chưa được áp dụng. Với thiết kế không gian, chủ yếu là không gian hội trợ triển lãm, một số công nghệ mới được ứng dụng như chiếu sáng kỹ thuật số, video tương tác, thực tế ảo… đã đem lại sự thay đổi về cái nhìn và cách đánh giá thẩm mỹ không gian trưng bày triển lãm thương mại và đưa thể loại thiết kế mỹ thuật này tiếp cận gần hơn với mặt bằng quốc tế.

Mảng thiết kế đồ họa và phim hoạt hình, mỹ thuật sân khấu, điện ảnh đang thực sự bị chi phối mạnh bởi công nghệ hình ảnh kỹ thuật số, các nền tảng chia sẻ trực tuyến mang tính tương tác phi không gian và thời gian ngày càng trở nên phổ biến khắp thế giới. Tuy nhiên, thực tế ở nước ta cho thấy các ngành hay chuyên ngành này đang còn nhiều hạn chế, mặc dù ở lĩnh vực mỹ thuật sân khấu điện ảnh đã có những thay đổi tích cực về đầu tư nội dung đào tạo, cơ sở vật chất. Hầu hết các chương trình Thiết kế đồ họa vẫn chủ yếu tập trung vào thiết kế in ấn. Phần thiết kế tương tác dựa trên nền tảng kỹ thuật số và truyền thông mới còn quá ít được quan tâm. Một số mảng thiết kế liên quan đến quản trị hành chính công điện tử, ứng dụng trong môi trường mạng còn đang bị bỏ ngỏ ở nước ta, trong khi đó chúng đã trở thành nội dung học tập, nghiên cứu ở nhiều cơ sở đào tạo mỹ thuật trên thế giới và mở ra địa hạt rất rộng cho thực hành và sáng tạo đồ họa với nguồn cầu và lợi nhuận không nhỏ. Thuật ngữ và ngành đào tạo Thiết kế đồ họa đã trở nên rất chật chội để chứa đựng những mở rộng mới dựa trên nền tảng và thành tựu của CM CN lần thứ tư; với những phát triển mới của thiết kế hình ảnh thị giác theo hướng tăng cường tính tương tác và truyền thông, nhiều thuật ngữ và khái niệm mới đã hình thành, và “Thiết kế đồ họa” như quan niệm của chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong đó [3, tr. 28]. Thiết kế truyền thông thị giác, thiết kế đồ họa tương tác, thiết kế trải nghiệm người dùng, thiết kế giao diện người dùng đã trở thành các ngành học mới ở hầu hết các cơ sở đạo tạo đại học nghệ thuật và thiết kế trên thế giới. Trong đó, thiết kế đồ họa chỉ còn là học phần như thiết kế thương hiệu, thiết kế quảng cáo… Bên cạnh đó là các ngành thiết kế truyện tranh và hoạt hình, thiết kế trò chơi điện tử (game)… có tính tương tác và cung cấp trải nghiệm nhận thức, cảm xúc… đang được chuyên sâu hóa, trở thành các chuyên ngành chứ không còn chỉ là môn học đơn lẻ ở một số cơ sở đào tạo mỹ thuật như ở nước ta.

 

Mark Wallinger, Ngựa trắng, 2005, Điêu khắc đá cẩm thạch với công nghệ quét 3D và in 3D.


Sự hội tụ của công nghệ kỹ thuật số và nền kinh tế sáng tạo đang có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến xã hội chứ không chỉ còn là giả thuyết. Công nghệ thúc đẩy những sự thay đổi khác nhau, không chỉ trong bản thân công nghệ mà còn trong đời sống con người, cách con người giao tiếp với nhau, cách tổ chức đời sống và cả sự thay đổi trong giáo dục, đào tạo; từ đó đòi hỏi tất cả các cá nhân hay nhóm cộng đồng phải chuẩn bị đón nhận và ứng phó.

Đào tạo mỹ thuật đang đối mặt với tình hình mà sự thay đổi các khía cạnh đời sống đang diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam không thể nào thích ứng được hay phải đáp ứng với tất cả những thay đổi mới đó. Song, có một điều thấy rõ rằng, kiến thức và kỹ năng được cung cấp cho người học bằng các phương pháp, phương tiện thông thường trước kia đã trở nên khá xa với đòi hỏi của xã hội ngày nay. Thế hệ sinh viên thiên niên kỷ mới là thế hệ sinh ra trong hoàn cảnh mà mỗi cá nhân là một người học độc lập. Họ rất linh hoạt và dễ thích ứng. Họ không phải lúc nào cũng chịu đặt mình trong môi trường đào tạo học thuật chính quy, họ khá ưa thích loại cộng đồng có thể dung nạp và nuôi dưỡng những đam mê, mối quan tâm của mình để có được thông tin hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cần thiết. Họ là những người biết xác định và thúc đẩy sự tiến bộ và thành công của bản thân qua việc tận dụng công nghệ và hệ thống hỗ trợ online. Do vậy phương pháp đào tạo mà hầu hết các giảng viên đang sử dụng đã khó có thể áp dụng với thế hệ người học này. Kể cả nội dung đào tạo mà các chương trình đưa ra đến nay cũng cần phải được xem xét lại cho phù hợp với người học thế hệ thiên niên kỷ mới và sự phát triển của mỹ thuật hiện thời.

Đào tạo mỹ thuật có mục tiêu làm cho người học thấm nhuần những giá trị thẩm mỹ thông qua cung cấp, tích lũy các kinh nghiệm nhận thức, văn hóa và sáng tạo nghệ thuật. Kinh nghiệm nhận thức được hình thành bởi các hoạt động suy tư, tưởng tượng, sáng tạo. Kinh nghiệm văn hóa được tích đọng qua học tập, nghiên cứu các hình thái văn hóa từ quá khứ đến hiện tại. Kinh nghiệm sáng tác được phát triển qua sự hiểu biết và kỹ năng sử dụng, khai thác các phương tiện nghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật của những tác giả đi trước. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố để dẫn tới mục tiêu đào tạo mỹ thuật như vậy không chỉ còn nằm trong chương trình, phương pháp và người thầy theo mô hình truyền thống. Sinh viên mỹ thuật có thể đạt được mục tiêu đó thông qua các phương tiện truyền thông mới, mạng xã hội, video trực tuyến, dữ liệu chia sẻ tự động qua mạng lưới internet toàn cầu. 

 

Thiết kế biểu tượng  trên giao diện các thiết bị thông minh 


Sự tác động của CM CN lần thứ tư đến chiến lược đào tạo mỹ thuật có thể thấy rõ qua các chỉ báo cụ thể. Sự tồn tại của công nghệ internet đã cho phép người học đạt mục tiêu học tập qua các không gian phi chính thống. Rất nhiều thông tin, bài báo khoa học và dữ liệu học tập đều có thể truy cập và đạt được trong một thời gian ngắn. Người học có thể đặt câu hỏi về tất cả mọi thứ và trực tiếp tìm câu trả lời qua công cụ tìm kiếm online. Sinh viên thế hệ thiên niên kỷ mới được gọi là “công dân kỹ thuật số” [4], họ được tiếp cận và khám phá công nghệ thông tin từ khi còn nhỏ. Họ tiếp nhận công nghệ, thông tin và phương tiện kỹ thuật số tốt hơn tất cả các thế hệ trước. Họ có thể kiểm soát các thông tin họ cần để khám phá kiến thức và kỹ năng một cách độc lập. Cách học trên lớp đôi khi làm cho họ cảm thấy quá chậm. Không phải tất cả các nội dung mà chương trình chính quy cung cấp đều đáp ứng nhu cầu trả lời những câu hỏi đa dạng và kỹ năng chuyên biệt họ cần để trở thành một cá tính sẵn sàng cạnh tranh trong kỷ nguyên công nghệ số. Qua quan sát thực tế sinh viên mỹ thuật của cả nhóm ngành mỹ thuật tạo hình và nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng, thấy rằng đa phần dữ liệu, tư liệu học tập mà họ tiếp nhận để giải quyết bài học của mình đều từ internet. Mỗi sinh viên đều có cách riêng và độc lập, tùy theo điều kiện cá nhân, trong khai thác dữ liệu học tập. Rất nhiều sinh viên học từ các trang web cá nhân, qua các video hướng dẫn của nghệ sỹ hay nhà thiết kế, mà ở đó là những tác phẩm đã được công nhận hay sử dụng, cách hướng dẫn trực quan, sinh động, cụ thể và có thể xem đi xem lại nhiều lần. Ngoài ra, các mạng xã hội, các cộng đồng ảo cũng được sinh viên khai thác, tương tác để tìm kiếm tài liệu tham khảo, lời đánh giá và phản hồi từ các đồng môn, các chuyên gia.  Những đánh giá, phản hồi về công việc, tác phẩm, sản phẩm của sinh viên mỹ thuật có cả tích cực và tiêu cực. Nhưng chắc chắn chúng sẽ giúp sinh viên nhận biết mình khách quan hơn, đa chiều hơn là chỉ thông qua giảng viên trực tiếp hay nhà trường.

Công nghệ thông tin đã mở ra nhiều khả năng cho sinh viên mỹ thuật tiếp nhận tất cả các kiến thức, tài liệu và phương pháp học tập một cách độc lập. Theo tác giả Minh Châu, giáo dục trong thời đại CM CN lần thứ tư mang một màu sắc, một đặc điểm rất khác, có thể được thấy trong so sánh với các nền giáo dục trước đó qua bảng sau:

Nhìn vào bảng trên có thể thấy giáo dục của chúng ta dường như đang ở thời kỳ trước của CM CN lần thứ tư. Để có thể khắc phục những mâu thuẫn giữa đào tạo với thực tế đang bị tác động mạnh, trực tiếp không chỉ trong hiện tại mà trong tương lai xa bởi CM CN lần thứ tư, đào tạo mỹ thuật cần những thay đổi căn bản từ khâu quản lý nhà nước, chương trình và nội dung đào tạo, phương pháp và cơ sở vật chất cho đào tạo.

 

Thiết kế nhãn sử dụng trên các trang mạng xã hội


Trước hết cần hóa giải sự cứng nhắc của danh mục tên ngành đào tạo mỹ thuật để không bị mâu thuẫn với thực tiễn sáng tác và sự phát triển của nghệ thuật thị giác. Từ đó tạo cơ sở cho việc xây dựng chương trình mang tính linh hoạt, mang tính liên môn, xuyên môn nhiều hơn hay mở ngành mới có tính gắn kết tốt với CM CN lần thứ tư một cách thuận lợi. Có thể thấy những hạn chế của các ngành, chuyên ngành thuộc nhóm ngành mỹ thuật, nhất là mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam nằm ngay ở quy định về danh mục ngành đào tạo được phép thực hiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quản lý. Danh mục này thực chất đã không còn phù hợp với sự phát triển của những lĩnh vực thuộc mỹ thuật ứng dụng ngày nay luôn phải linh hoạt và thích ứng với nhu cầu xã hội và sự chuyển biến nhanh của công nghệ, của ngành công nghiệp sáng tạo có tính chất thay đổi thường xuyên trong thời đại CM CN lần thứ tư. Bên cạnh đó, các thông tư về mở ngành, xây dựng chương trình cũng là những công cụ đóng khung giới hạn đào tạo mỹ thuật với thực tế nhu cầu xã hội và sự phát triển của chính bản thân lĩnh vực này trong kỷ nguyên công nghệ số, IoT và truyền thông mới..       

 

Bảng so sánh Thiết kế đồ họa và Thiết kế trải nghiệm người dùng      


Ngoài ra cần tổ chức xây dựng và quản lý dữ liệu số về kiến thức của các ngành mỹ thuật mang tính tập trung, tính học thuật đa dạng để người học và người dạy có thể khai thác qua hệ thống chia sẻ thông tin tự động, internet kết nối vạn vật. Đầu tư cơ sở dữ liệu là xu hướng các trường đào tạo mỹ thuật nước ngoài đang tiến hành và mang lại lợi ích thiết thực hơn cho người học.

Nhìn chung, các cơ sở đào tạo mỹ thuật cần nhìn rõ những thay đổi từ CM CN lần thứ tư như những tín hiệu tích cực, có lợi trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo. Các cơ sở đào tạo mỹ thuật cần cởi mở và thích ứng hơn, có trách nhiệm hơn với những thay đổi do CM CN lần thứ tư đem lại. Đó không chỉ là thay đổi quan niệm về xây dựng chương trình, đầu tư cơ sở vật chất và phương pháp đào tạo, mà cần cả nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và giảng viên. Tuy nhiên cần nhận thức vai trò của giảng viên không chỉ là cung cấp kiến thức như trước khi mà internet đã có thể giúp sinh viên khai thác tài nguyên học liệu mở, mà là người định hướng, tư vấn và phát triển người học theo hướng xây dựng một cá tính sáng tạo và có trách nhiệm trong tương lai.

 

N.N.P (Số 7, tháng 7/2019)

 

 

Tài liệu tham khảo

1. Minh Châu (2017), “Giáo dục đại học trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”, https://vnuhcm.edu.vn/dao-tao_33376864/giao-duc-dai-hoc-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0/3939386864.html

2. Trịnh Quang Dũng - Phạm Thị Hằng (2018), “Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và sự tác động đến phương pháp dạy học ở đại học hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số dặc biệt Kỳ 2 tháng 5/2018, tr. 94-97.

3. Đỗ Lệnh Hùng Tú (2019), “Thay đổi mới toàn diện trong đào tạo design là đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng hữu dụng nhu cầu xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo “Đào tạo đại học, cao đẳng ngành mỹ thuật ứng dụng gắn với thực tiễn xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp”, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - Khối các trường đào tạo MTƯD, tr. 19-31.

4. Rahina Nugrahani (2019), “Visual Communication design learning in educational institution: Has it been disrupted?”, PEOPLE: International Journal of Social Sciences, Volume 4 Isue, pp. 1039-1055.


https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/