ĐIỂM TIN MỸ THUẬT VÀ NHIẾP ẢNH THẾ GIỚI từ 27/11 đến 3/12/2016

08/12/2016
Sự kiện được thế giới nghệ thuật trông đợi nhất tuần này là “Art Basel in Miami Beach” – một trong những hội chợ nghệ thuật đương đại uy tín nhất thế giới diễn ra từ ngày mùng 1/12 đến 4/12/2016 tại Miami, Mỹ...

Sự kiện được thế giới nghệ thuật trông đợi nhất tuần này là “Art Basel in Miami Beach” – một trong những hội chợ nghệ thuật đương đại uy tín nhất thế giới diễn ra từ ngày mùng 1/12 đến 4/12/2016 tại Miami, Mỹ. Phiên bản thứ 15 này của Art Basel ở Miami Beach ghi được một con số ấn tượng: có 269 gallery đến ​​từ 29 quốc gia trên khắp Bắc và Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Hội chợ nghệ thuật này rõ ràng là một địa điểm nổi bật trong hoạt động nghệ thuật đương đại, với gần như tất cả các gallery đã tham gia năm 2015 nộp đơn lại và có thêm 21 gallery. Từ Bắc Mỹ và châu Âu: có 95 gallery ở New York tham gia; một số nhóm đông đảo các gallery đến từ các trung tâm lớn khác bao gồm London (33 gallery), Paris (23gallery), Berlin (24 gallery) và Los Angeles (17 gallery). Hội chợ năm nay có nhiều khu trưng bày theo các chủ điểm: khu Galleries (nơi trưng bày tập trung các gallery tên tuổi); khu Nova (nơi các gallery có thể giới thiệu tới 3 nghệ sĩ có tác phẩm mới trong vòng ba năm qua); khu Positions (dành cho các nghệ sĩ trình bày những dự án lớn trong gian cá nhân); Edition (nơi các nhà xuất bản hàng đầu trưng bày sách và các ấn phẩm); Kabinett (khu vực dành cho các gallery giới thiệu một triển lãm có giám tuyển tại một khu không gian riêng biệt trong gian hàng riêng); Survey (nơi các nghệ sĩ trưng bày các dự án theo chuyên đề, đại diện cho một loạt các nền văn hóa, các thế hệ và cách tiếp cận nghệ thuật của riêng mình); Public (khu trưng bày ngoài trời, với trên 20 tác phẩm điêu khắc và sắp đặt có quy mô lớn); Film (nơi chiếu các tác phẩm điện ảnh); Magazines (gian hàng dành cho các nhà xuất bản nghệ thuật trưng bày các tạp chí do họ ấn hành). Theo tin mới nhất:

 (Artnet)

 

 

Khách VIP đến dự buổi xem riêng trước ngày khai mạc hội chợ “Art Basel in Miami Beach 2016”. ©Art Basel Miami

 

Gian hàng của Paul Kasmin Gallery với các tác phẩm của Lee Krasner và Constantin Brancusi. ©Paul Kasmin Gallery.

 

 

Gian hàng của Galerie Gmurzynska tại Art Basel in Miami Beach 2016. ©Galerie Gmurzynska.

 

 

Gian hàng của  phòng tranh Gio Marconi tại Art Basel in Miami Beach 2016. ©artnet News.

 


Ba tác phẩm điêu khắc trong một công viên bên bờ sông Hoàng Phố ở Thượng Hải đã được chính quyền tháo dỡ sau khi điêu khắc gia người Anh Wendy Taylor tuyên bố một trong những công trình đó là “hàng nhái” - sao chép nguyên xi tác phẩm điêu khắc đồng hồ mặt trời của bà hiện đang nằm trên bờ sông Thames, London. Năm 1972-1973, bà đã sáng tác tác phẩm “Timepiece” và tặng nó cho tập thể công nhân cụm cảng sông ở thủ đô Anh quốc. Tập đoàn Shenjiang ở Thượng Hải đã thuê người sao chép nó, và dựng tác phẩm nhái bên sông Hoàng Phố - tại khu công viên mà họ sở hữu từ năm 2006. Taylor chỉ biết tới bản nhái khi một người quen đi du lịch Trung Quốc chụp nó rồi gửi cho bà và hỏi xem có phải bà dựng phiên bản thứ hai ở đấy không. "Lúc đầu, tôi thì tôi không tin chuyện đó, chỉ nghĩ chắc có ai dùng photoshop chế ảnh để đùa tôi. Nhưng rồi khi biết sự thực, tôi bị sốc và rất bực. Nếu bản nhái được gỡ bỏ, thì tôi mới tạm yên tâm." Cũng dịp này, chính quyền Thượng Hải mạnh tay dỡ bỏ luôn hai bức tượng khác cũng ở khu vực này vốn bị tố là ‘sao chép trắng trợn’ tượng của phương Tây, một bức y hệt một tác phẩm điêu khắc công cộng tại thủ đô Stockholm của Thuỷ Điển có tên là “Evert Taube chơi đàn lute”, còn bức kia giống như đúc pho tượng “Người thuỷ thủ cảng Gloucester” tại Glouster, Massachusetts, Hoa Kỳ. Năm ngoái nghệ sĩ người Anh Anish Kapoor cũng đã tố cáo và dọa kiện ra toà quốc tế những kẻ sao chép tác phẩm “Cloud Gate” tại Chicago của ông để dựng tại thành phố Karamay, Tân Cương, Trung Quốc .

(The Telegraph)

 

Tác phẩm gốc “Timepice” tại London (trái) và phiên bản nhái ở Thượng Hải (phải).  ©China Daily.

 

Tượng “Evert Taube chơi đàn lute” ở Stockhom (trái) và phiên bản nhái ở Thượng Hải (phải).

 

 

Tượng “Người thuỷ thủ cảng Gloucester” ở Massachusetts (trái) và bản nhái ở Thượng Hải (phải).

 

 

Nghệ sĩ đương đại người Mỹ Robert Morris đang có triển lãm cá nhân mang tên “Những khúc xạ” tại Spruth Magers Berlin từ 22/11/2016 đến 14/1/2017. Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong nghệ thuật hậu chiến và đương đại Mỹ, Robert Morris cũng là một trong những nhà lý luận và thực hành nghệ thuật nổi bật nhất của thế hệ mình. Các tác phẩm mang tính liên ngành và phá bỏ quy tắc của ông trải rộng trong nhiều mảng: điêu khắc, sắp đặt, hội hoạ, trình diễn, điện ảnh, và múa. Trong triển lãm này, Morris trưng bày 6 tác phẩm được sáng tác tại các địa điểm và thời gian khác nhau - thể hiện những biến chuyển về ngôn ngữ điêu khắc của ông nhằm tạo ra các mối quan hệ năng động và tinh tế giữa các đối tượng, không gian và người xem. Robert Morris (sinh năm 1931) sống và làm việc tại bang New York, nơi ông là giáo sư tại Đại học Hunter. Ông đã trưng bày tác phẩm tại nhiều bảo tàng lớn như Bảo tàng Whitney, New York (1970); Tate, London (1971), Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở Chicago (1986);đại diện cho Hoa Kỳ tại liên hoan nghệ thuật Documenta 6 (1977) và Documenta 8 (1987), Venice Biennial lần thứ 38 và 39 (1978 và 1980). Hai triển lãm hồi cố của ông đã được tổ chức tại Bảo tàng Guggenheim, New York (1994) và Bảo tàng Abteiberg, Mönchengladbach (2010). Ông có tác phẩm được bày vĩnh viễn tại bảo tàng nghệ thuật đương đại Dia:Beacon, New York.

 (Art Daily)

 

 

Robert Morris, “Vòm”, 2012. Đá hoa cương. 238,8 x 142,2 x 30,5 cm. Triển lãm 'REFRACTIONS', Sprüth Magers, Berlin. ©Robert Morris/VG-Bildkunst, Bonn. 

 

 

 

 Một số gian trong triển lãm 'REFRACTIONS'. Sprüth Magers, Berlin. Tháng 11/2016. © Robert Morris / VG-Bildkunst, Bonn.

 

  

Từ 24/11/2016 đến 21/1/2017, tại phòng tranh nổi tiếng Galerie Lelong ở Paris diễn ra cuộc triển lãm của Joan Miró mang tên “Các tượng đồng nhỏ (1949 - 1981)”. Bên cạnh sự nghiệp hội hoạ đồ sộ, Miró cũng làm khá nhiều tượng đồng kích thước nhỏ từ cuối những năm 1940, sau khi đã thử nghiệm với đất sét và gốm Josep Llorens Artigas. Trong ba thập kỷ tiếp theo, Miró đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm có tính siêu thực từ các đồ vật ông tìm thấy ở bất cứ đâu với những hình dạng gợi tả, và sử dụng chúng để tạo nên  những hình tượng điêu khắc nên thơ và hóm hỉnh, phảng phất các nhân vật trong tranh của mình. Cho tới lúc qua đời, ông đã để lại hơn 300 tác phẩm điêu khắc và hiện chúng đang có mặt tại nhiều bảo tàng danh tiếng nhất trên thế giới. Sau những thương thảo kiên trì với các chủ nhân của các bộ sưu tập danh tiếng và các bảo tàng trên thế giới , Galerie Lelong – người đại diện của Joan Miró - đã mượn/thuê được các tác phẩm xứng đáng để tổ chức cuộc triển lãm tuyển chọn chuyên về tượng đồng nhỏ này của Miró.

 (Ocula)

 

 

Joan Miró, Le Pèlerin (Detail), 1972, đồng, phiên bản 6, 57 x 23 x 22 cm. ©Galerie Lelong. 

 

 

Joan Miró, Tête, 1970. Đồng. ©Galerie Lelong.  

 

 

Joan Miró, Femme et Oiseaux, 1972. Đồng. ©Galerie Lelong.  

 

Một gian trong triển lãm “Tượng đồng nhỏ” của Miró. ©Galerie Lelong. 

 

 

Triển lãm “BP Portrait Award 2016” hiện đang bày tại Bảo tàng Chân dung Quốc gia của Scotland ở Edinburgh, từ ngày 26/11/2016 đến ngày 26/3/2017, và sau đó sẽ chuyển tới bày tại First Site Gallery ở Colchester, từ 07/4 đến đến 17/6/2017.  Được lựa chọn từ 2.557 tác phẩm của các hoạ sĩ gửi đến từ 80 quốc gia trên toàn thế giới, cuộc triển lãm này - với các tác phẩm lọt vào vòng chung kết của giải thưởng BP Portrait Award 2016 - đại diện cho những tác phẩm tranh chân dung đương đại tốt nhất. Từ chân dung cha mẹ cho đến những người xung quanh đầy ấn tượng; từ những bức phác hoạ các gương mặt nổi tiếng và biểu cảm đến những chân dung theo phong cách hiện thực-ảnh, sự đa dạng và sức sống trong triển lãm tiếp tục làm cho nó trở thành một điểm nhấn của hoạt động nghệ thuật hàng năm tại Anh quốc. Giải BP Portrait Award có một giải Nhất trị giá 30.000 bảng – là một trong những giải thưởng lớn nhất trong các cuộc thi nghệ thuật toàn cầu. Người thắng cuộc cũng nhận được, một hợp đồng sáng tác trị giá 5.000 bảng (thỏa thuận giữa Bảo tàng Chân dung Quốc gia với hoạ sĩ). Giải Nhì trị giá 10.000 bảng, và giải Ba trị giá 8.000 bảng, trao bằng tiền mặt. Giải thưởng “Nghệ sĩ trẻ BP” với trị giá 7.000 bảng sẽ được trao cho một nghệ sĩ trong độ tuổi từ 18 đến 30.

 (Art Daily)

 

 

Clara Drummond, người thắng giải Nhất của “BP Portrait Award 2016” với bức chân dung “Cô gái mặc váy Liberty”, sơn dầu trên gỗ, 260x370mm. ©Jorge Herrera.

 

Bo Wang, “Lặng im”, 2015. Tempera trên gỗ. 1000 x 1160mm. Giải Nhì. ©NPG.

 

Benjamin Sullivan, “Hugo”, 2016. Sơn dầu trên toan. 460 x 360mm. Giải Ba. ©NPG.

 

Jamie Coreth, “Cha tạc tượng tôi”, 2016. Sơn dầu trên lanh. 1050 x 1200mm. Giải “Nghệ sĩ trẻ BP”. ©NPG.

 

Jean-Paul Tibbles, “Jean”, 2015. Giải “Công chúng bình chọn” của  BP Portrait Award 2016. ©Jean-Paul Tibbles.

 

 

Từ ngày 30/11/2016 đến 15/1/2017, tại Bảo tàng Nghệ thuật và Thiết kế tại Miami Dade College diễn ra triển lãm cá nhân của nghệ sĩ gốc Hàn Quốc Sunkoo Yuh nhan đề "Sunkoo Yuh: Những chuyện ghép" (Sunkoo Yuh: Grafted Stories). Triển lãm - gồm các tác phẩm điêu khắc đậm chất totem bằng các chất liệu gốm, gạch sứ, và các tượng bằng giấy được sáng tác trong 12 năm gần đây – là một cơ hội cho công chúng trải nghiệm những tâm trạng bối rối của một cá nhân trong cộng đồng đa sắc tộc - đa văn hóa; khơi gợi lịch sử cá nhân của chính nghệ sĩ cùng niềm suy tư về sự hội nhập văn hóa và khám phá tinh thần tạo lập trật tự trong sự hỗn loạn. Thuộc thế hệ người Mỹ gốc Hàn đầu tiên, Sunkoo Yuh đã nhận bằng Cử nhân của Đại học Hong Ik, Hàn Quốc, và có bằng MFA tại trường New York State College of Ceramics, Mỹ. Ông từng giảng dạy tại Đại học Nghệ thuật Hàn Quốc ở Seoul và Đại học Western Illinois ở Illinois, Mỹ. Ông hiện là giáo sư của gốm sứ tại Đại học Athens, bang Georgia. Yuh đã tham gia nhiều triển lãm nhóm và cá nhân trên khắp thế giới kể từ cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên năm 1988, và đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có Giải Lớn tại cuộc thi World Ceramic Biennale International Competition lần thứ 2.

 (Art Daily)

 

 

 

 

Sunkoo Yuh, “Grafted Stories”. ©Sunkoo Yuh 

 

 

Triển lãm cá nhân đầu tiên của nữ nghệ sĩ người Nga Irina Korina diễn ra ở London từ ngày 2/12/2016 đến 28/2/2017, tại gallry GRAD – một phòng trưng bày chuyên về nghệ thuật Nga và Đông Âu. Với nhan đề triển lãm “Nhất định sẽ Hạnh phúc” (Destined to be Happy), nữ nghệ sĩ tiếp quản gallery và biến không gian nơi đây thành một môi trường giả lập với các tác phẩm sắp đặt nghe-nhìn site-specific, nhằm khám phá những niềm hạnh phúc bị biến thái của con người. Ở đây, với 6 cụm sắp đặt hoành tráng, Korina tiếp tục triển khai hướng tiếp cận nhân học của mình thông qua những nghịch lý của hành vi con người, giải quyết các vấn đề cấp bách như ký ức tập thể, lịch sử văn hóa và xã hội và sự thách thức đối với các quan niệm truyền thống của chúng ta ngày hôm nay. Sinh năm 1977 tại Moscow trong một gia đình cha mẹ đều là những nhà khoa học, Irina Korina là cháu gái của hoạ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa nổi tiếng Pavel Korin, cũng là hậu duệ của một dòng họ có nhiều hoạ sĩ nổi tiếng chuyên vẽ tranh icon ở vùng Palekh của Nga trong nhiều thế kỷ. Tốt nghiệp khoa thiết kế tại Học viện Nghệ thuật Sân khấu Nga (GITIS), Korina vừa làm việc trong các nhà hát và phim trường, đồng thời có những sáng tác độc lập với các chủ đề có tính phê phán. Tác phẩm của Irina Korina được công nhận rộng rãi ở Nga cũng như quốc tế. Năm 2009, cô là một trong số các nghệ sĩ đại diện cho Nga tại Venice Biennale.

(Art Daily)

 

Phòng tranh GRAD (chuyên về nghệ thuật Nga và Đông Âu) tại Little Portland Street, London. ©GRAD.

 

 

 

Triển lãm “Destined to be Happy”của Irina Korina tại GRAD. ©GRAD.

 

 

Tổng thống Putin và Đức Giáo Hoàng Francis đồng ý trưng bày các kiệt tác của Vatican tại một cuộc triển lãm quan trọng tại Moscow - bao gồm 42 kiệt tác được Viện Bảo tàng Vatican cho mượn, trong đó có “The blessing Christ” (thế kỉ 12), “The Deposition” (1603-1604) của Cavaggio. Triển lãm này đã trở thành hiện thực tại Bảo tàng Quốc gia Tretyakov nhờ các cuộc đàm phán ngoại giao ở cấp cao nhất giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Đức Thánh Cha Phanxicô từ năm 2013. Khai mạc chính thức tại gian “Roma Aeterna” ở bảo tàng Tretyakov ngày 23/11, triển lãm mở cửa đón công chúng từ ngày 25/11/2016 đến 12/2/2017. Đổi lại, Bảo tàng  Tretyakov cũng sẽ cho Toà thánh mược các tác phẩm để trưng bày vào mùa thu năm 2017. Trong số những kiệt tác khác được trưng bày ở triển lãm, còn có “Faith and Charity” (1507) của Raphael, “The Martyrdom of St. Erasmus” (1628-1629) của Nicolas Poussin. Theo ngài Antonio Paolucci, Giám đốc Viện Bảo tàng Vatican, “các tác phẩm trong triển lãm này là những bức tranh tốt nhất - đại diện cho bộ sưu tập nghệ thuật của Vatican. Đây là một sự hy sinh lớn của Viện Bảo tàng Vatican vì ở đây thường đón 6 triệu người tham quan hàng năm. Chúng tôi mang trên mình trọng trách này - hy sinh tự nguyện - vì đó là một hình thức hợp tác văn hóa, một hình thức của sự hiểu biết và học tập lẫn nhau. Giáo Hoàng Francis rất mãn nguyện bởi triển lãm này là dấu hiệu của tình hữu nghị giữa các nhà thờ Công Giáo và Chính Thống Giáo.”

(The Art Newspaper)

 


Trường phái La Mã, “The Blessing Christ” (TK 12). © Vatican Museums.

 

Giovanni Bellini, “Lamentation”, khoảng 1471-1474.  ©Vatican Museums.

 

Caravaggio, “The Deposition”, (1603-1604).  ©Vatican Museums.

 

 

 

Du khách xem triển lãm các kiệt tác đến từ Vatican tại bảo tàng Tretyakov. ©Tretyakov Gallery.

 

 

Tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại MoMA, từ ngày 3/12/2016 đến 12/3/2017, diễn ra một triển lãm quy  mô chưa từng thấy về nghệ thuật avant-garde Nga. Với tiêu đề “Động lực Cách mạng: Sự trỗi dậy của nghệ thuật tiền phong Nga” (A Revolutionary Impulse: The Rise of the Russian Avant-Garde), triển lãm này trưng bày các tác phẩm trải rộng suốt thời kỳ 1912 - 1935, từ những ngày đầu rực rỡ cho đến lúc thoái trào, nhường ngôi cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Với các tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, thiết kế đồ họa, phim, nhiếp ảnh, và kiến ​​trúc của các nhân vật hàng đầu như Alexandra Exter, Natalia Goncharova, El Lissitzky, Kazimir Malevich , Vladimir Mayakovsky, Lyubov Popova, Alexandr Rodchenko, Olga Rozanova, Vladimir Stenberg và Georgii Stenberg, và Dziga Vertov, vv… , công chúng có thể nhận diện cận cảnh những cột mốc quan trọng của nghệ thuật avant-garde Nga thuộc bộ sưu tập của MoMA. Triển lãm này là một khảo sát khá toàn diện về sự ra đời và tiến trình phát triển của những phong cách nghệ thuật avant-garde Nga vào đầu thế kỷ trước, bao gồm nghệ thuật trừu tượng, chủ nghĩa Tối thượng (Suprematism), Chủ nghĩa Kiến tạo (Constructivism), cũng như các trào lưu tiền phong trong điện ảnh, thơ ca và nghệ thuật nhiếp ảnh. Không khí sáng tạo khẩn trương, tích hợp và quyết liệt của nghệ thuật avant-garde Nga đã ảnh hưởng lớn tới bầu không khí chính trị-xã hội đương thời tại Nga và phương Tây, để lại nhiều dấu ấn lịch sử trong sự phát triển của nền nghệ thuật hiện đại thế kỷ 20.

(MoMA)

 

Wassily Kandinsky, “Đại Phục sinh”, (1913). ©MoMA.

 

Olga Rozanova, “Nhà máy và cầu”, (1913). ©MoMA.

 

Gustav Klutsis, “Đài tưởng niệm các thủ lĩnh”, (1927). ©MoMA.

 

Vladimir Stenberg & Georgii Stenberg, "Nhạc khúc của thành phố lớn", (1928) . ©MoMA.

 

 

Từ ngày 1/12/2016 đến 28/1/2017, tại phòng tranh Taka Ishii ở New York diễn ra triển lãm cá nhân đặc sắc của Yoshishige Saito - một trong những nhà giáo dục nghệ thuật và nhân vật tiên phong của phong trào nghệ thuật avant-garde Nhật Bản có tầm ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nghệ sĩ, trong đó có cả những người thuộc phong trào Mono-ha. Yoshishige Saito (1904-2001) sinh ra ở Tokyo, đã khởi đầu sự nghiệp trong những ngày trứng nước của phong trào avant-garde Nhật Bản. Không chỉ là thành viên của Viện Nghiên cứu Hội hoạ Avant-garde Phương Tây do Harue Koga, Seiji Togo và một số người  khác sáng lập – mà ông đã cùng với Jiro Yoshihara và Takeo Yamaguchi sáng lập ra Hiệp hội Phòng IX (năm 1938), sau đó, cùng với Ichiro Fukuzawa và các nghệ sĩ siêu thực khác, sáng lập Hiệp hội Văn hoá-Nghệ thuật (năm 1939). Là thủ lĩnh của trào lưu avant-garde Nhật Bản trong thời kỳ trước và sau chiến tranh, ông kiên trì theo đuổi những hình thái nghệ thuật mới vượt khỏi khuôn khổ của hội họa và điêu khắc, có ảnh hưởng lớn tới nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Katsuhiro Yamaguchi, Shozo Kitadai, Nobuo Sekine, Katsuro Yoshida, Katsuhiko Narita, Susumu Koshimizu, và Kishio Suga.

(Art Daily)

 

Yoshishige Saito, “Tác phẩm 2” (1957), Sơn mài trên gỗ dán. ©Taka Ishii Gallery

 

Yoshishige Saito, “Không gian – Thời gian” (2000). Sơn mài trên gỗ dán. ©Taka Ishii Gallery

 

 

 Andrea Tran (Tổng hợp và lược dịch)

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/