HỌA SỸ TRẦN LƯU HẬU NGƯỜI MỞ CỬA ÂM THẦM

Trên con phố ngắn Yết Kiêu có ngõ Yết Kiêu, đi vào trong ngõ ấy, rẽ trái vài bước, là đến nhà (kiêm) xưởng vẽ của họa sỹ Trần Lưu Hậu. Căn nhà do họa sỹ tự thiết kế lấy. Khen nhà ông đẹp, ông cười: “Đẹp gì đâu, thông thống như cái chuồng bò ấy mà”. Nhưng đó là cái “chuồng bò” sang trọng không dễ kiếm ở Hà Nội...

Trên con phố ngắn Yết Kiêu có ngõ Yết Kiêu, đi vào trong ngõ ấy, rẽ trái vài bước, là đến nhà (kiêm) xưởng vẽ của họa sỹ Trần Lưu Hậu. Căn nhà do họa sỹ tự thiết kế lấy. Khen nhà ông đẹp, ông cười: “Đẹp gì đâu, thông thống như cái chuồng bò ấy mà”. Nhưng đó là cái “chuồng bò” sang trọng không dễ kiếm ở Hà Nội.

Nhưng quả thật, nếu bảo là “thông thống” thì nó cũng thông thống thật, gió thổi vào nhà ông trừ vướng cái cầu thang ra thì chẳng bận cái gì hết. Đồ đạc bàn ghế rất ít vầ thấp, trong khi trần từng tầng rất cao. Bước vào, cảm thấy rộng hơn gấp nhiều lần không gian thực, và có thể đi xuyên qua bên kia, giống như cái hầm đường bộ. Trên những bức tường, là các loạt tranh mới nhất ông vẽ ở Sapa hoặc ở Hà Nội, bút lực, mầu sắc khỏe khoắn không ngờ ở người đã quá cái tuổi quá “cổ lai hy” từ lâu.

Thường thì các họa sỹ rất hay tự thiết kế lấy nhà, đồ đạc rồi thuê thợ xây, đóng cho hợp ý như họa sỹ Đặng Thị Khuê, Lương Xuân Đoàn… Họa sỹ Trần Lưu Hậu cũng vậy: “Tôi có 3 nguyên tắc khi xây nhà: 1. Nhà phải “như ở ngoài đường” 2. Rẩt kiệm đồ, bởi nhà mình ở chứ có phải đồ đạc ở đâu. 3. Không bao giờ bắt khách cởi giầy khi vào nhà. Mình cũng hiểu đời lắm rồi, nên không muốn ai khổ, vào nhà ai đó, mùa đông mà cứ phải cởi giầy ra đi trên nền đất lạnh, có sắm đủ dép đi trong nhà cho người ta đâu. Chưa nói cái chuyện nhà ông “có điều kiện” và khá rộng, nhưng cái triết lý riêng “nhà mình ở chứ có phải đồ đạc ở đâu” rất đáng để nhiều người học tập…

 

Họa sỹ Trần Lưu Hậu


Ông là người ham đi, có lẽ vì vậy nên ông thích xây cái nhà mình “như ở ngoài đường”. Ngày còn trẻ tráng, mỗi lần ông đi vẽ, thì cũng không đi lướt qua, mà “líp ba ga” lại ở nơi đó cả tháng, hoặc tới ba bốn tháng trời. Hồi chống Pháp, chống Mỹ thì ông “cắm” ở nông thôn. Những vùng nông thôn mà ông gắn bó và còn nhớ nhiều như làng Thư Thị - Hưng Yên hoặc vùng Sài Sơn - chùa Thầy. Ông bảo đó là những vùng đất được hình thành lâu đời nên kiến trúc và tinh thần khác lắm, thuần khiết vô cùng. Còn bây giờ nông thôn chẳng ra nông thôn, phố cổ không còn là phố cổ. Giờ thì ông chán vẽ cả nông thôn lẫn phố cổ, mà lại thích lên núi tìm cảm hứng… Ấy vậy mà các họa sỹ vẽ tranh “Bờ Hồ” hiện nay gần như “làm ngơ” trước cái hiện thực “nông thôn đổi mới”, “phố cổ tân trang” nên vẫn sản xuất ra các tranh nông thôn từ thời nảo thời nào, hay phố xá như từ thời Bùi Xuân Phái, thế mới lạ!

 

Trần Lưu Hậu, Tĩnh vật, acrylic


Từ 1962 - 1986, ông dạy ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam và rất nhiều dịp đưa sinh viên đi khắp Quỳnh Lưu, Cửa Nhượng (Nghệ An), Bảo Ninh (Quảng Bình), rồi Cát Bà, Hạ Long (Quảng Ninh). Vẽ nhiều, thiên nhiên ở những nơi ông “ăn dầm, nằm dề” ấy thấm ngập vào mình, ông thuộc mây, thuộc nước, thuộc người, thuộc đường ở nhiều nơi lắm. Cần vẽ, là vẽ ra nơi ấy ngay, giống như nhà văn giỏi, gọi là ra chữ...

Gần đây nhất, tức là khoảng chục năm nay, ông mê Sapa. Cứ hè, là ông lên đó 3 tháng, mọi người hỏi, thì ông bảo là đi trốn nóng vì già. Mỗi năm ông trốn nóng ở một góc khác nhau của Sapa. Lúc về có ô tô chở cả đống tranh về theo.

 

Trần Lưu Hậu, Sapa, acrylic

 

Ở Hà Nội, ông mải miết làm việc suốt ngày. Thỉnh thoảng ông mới đi cà phê cà pháo với họa sỹ Mai Long, hoặc phi xe máy đến trò chuyện dông dài với họa sỹ Việt Hải, là hai ông bạn già, “chiến hữu” trên “chiến trường nghệ thuật”. Nhà phê bình Nguyễn Quân gọi vui các ông là “ba ông Tam Đa”…

Cái não của người ta theo họa sỹ Trần Lưu Hậu khác hẳn các bộ phận khác của cơ thể. Càng có tuổi, cơ thể càng lão hóa, tim gan phèo phổi xương xẩu hỏng hết cả. Duy có cái anh não, càng làm việc, và làm việc đúng cách thì nó càng khỏe ra, càng minh mẫn sáng suốt thêm, và càng tỉnh, càng trẻ.

 

Một góc không gian trưng bày tác phẩm tại tư gia của họa sỹ Trần Lưu Hậu. Ảnh: Đức Bình


Bởi thế nên ông tự nhận rằng mình có hiện tượng “trẻ ngược”, nói khó ai tin. Từ năm 2000 đến nay, công việc ông làm được cứ tỷ lệ nghịch với tuổi tác. Năm 2000, ông 72 tuổi, chỉ vẽ được 100 bức/năm. Tới năm 2001, 73 tuổi, ông vẽ được 150 bức, rồi 2002, 2003... mỗi năm trung bình ông vẽ được 100 - 200 bức. Tranh ông vẽ xong và toan căng lên chưa vẽ chất chật ních cả xưởng vẽ tầng 4. Cách đây vài năm, nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn cùng ông làm một cuốn sách họa, tổng kết một chặng đường sáng tác hàng chục năm trước đó của ông. Tranh in có chọn lọc cẩn thận. Bốn năm gần đây, ông tự làm sách, con trai ông chụp ảnh và thiết kế, đưa tất cả những sáng tác mới của ông vào 4 cuốn sách họa dầy cộp. Ông bảo bây giờ mình già rồi, không làm triển lãm nữa (những trò chán ngắt đối với người đã công thành danh toại) mà triển lãm bằng sách. Mỗi cuốn sách là một cuộc triển lãm mới… Ông nói với tôi: “Các cậu bây giờ vẽ, triển lãm là để tự khẳng định mình, còn đến tuổi tôi, vẽ là để tự phủ định mình”.

 

Đến lúc “vẽ bừa loạn xạ”

Tranh ông vẽ bây giờ hầu hết toàn hoa và phong cảnh hồi niệm từ trong ký ức. Khi ông còn dạy ở trường Mỹ thuật, ông cũng có vẽ “hiện thực” với “đề tài”. Nhưng có lẽ kể từ khi ông thôi dạy, thì sáng tác của ông mới thực sự “buông bỏ” khái niệm đề tài. Phố cổ, nông thôn, tĩnh vật hoa, bờ biển… chỉ là cớ cho những đường bút đan xen chập chéo. Ngày trước, ông vẽ còn có mảng, chịu khó di bút cho mảng êm mắt. Càng về già, ông toàn dùng những nét mầu cơ bản vạch thẳng lên toan. Có khi toàn là mầu nguyên gốc đan vào nhau. Trông qua cứ như trẻ con vẽ bừa loạn xạ, mầu mè tung tóe cả lên, rất thích mắt. Nhưng những người trong nghề biết rằng để vẽ được như thế, phải là dụng bút của một “cao thủ”.

Họa sỹ Trần Lưu Hậu là một tay họa tuy đã dứt bỏ đề tài, nhưng cũng chưa đi đến trừu tượng, chỉ mới chớm giữa cái khoảng có hình và không hình. Tranh ông là những bữa tiệc mầu sắc dọn nhanh, cả chay và mặn lẫn lộn, trông qua đã muốn xông vào “chén chú chén anh” ngay, nhưng cũng không ăn được nhiều, vì chẳng mấy chốc mà ngấy. Nhưng nghĩ đến là rất thèm, và nhớ lâu. Chính những bước phá bỏ đề tài ấy, trong cái thời điểm mà “tư tưởng vẽ” còn nặng nề trước năm 1986, là một bước tự đổi mới âm thầm, kích thích các họa sỹ trẻ hơn, thuộc các thế hệ học trò của ông, vẽ vời “bung” tiếp nữa. Rất nhiều họa sỹ thành danh thời kỳ tiền Đổi mới và sau này, công nhận ông là một bậc thầy âm thầm, qua công việc, qua những lời bình luận ngắn gọn, đã khai mở cho những sáng tác của họ, cho một quan niệm thẩm mỹ mới mẻ, trở về những vẻ đẹp đời thường, bình dị, tự sự cá nhân chứ không phải cái minh họa tập thể. Mà sau này, người ta gọi tên là Mỹ thuật thời kỳ Đổi mới.

 

Trần Lưu Hậu, Chân dung tự họa,  acrylic


Nhìn lại cuộc đời, ít nhất là tiểu sử nghệ thuật của ông, thấy hình như ông chẳng có thăng trầm nào cả. Cái gì ông cũng “tròn trịa”, tốt nghiệp Khóa Mỹ thuật Kháng chiến, tu nghiệp tại Học viện Mỹ thuật Surikov. Là bậc thầy đáng kính; là Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật uy tín của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Vợ chồng yên ổn, 3 anh con trai 2 chị con gái đều đẹp đẽ phương trưởng, cháu chắt đề huề, tranh bán được giá...

Vậy có khi nào ông cảm thấy khổ không? Ông ngẫm nghĩ một lúc, rồi nhìn xéo tôi một cái, đúng như cái nhìn chừng mực ẩn mà không giấu trong các kiểu ảnh mà ông hay chụp trên bìa 4 cuốn sách họa. Xéo xéo nghiêng nghiêng giống như trong một số các bức tự họa của ông đội cái mũ phớt hay mũ vải có vành. Tôi có cảm giác khi vẽ tranh, ông cũng nhìn xeo xéo nghiêng nghiêng như vậy để “đo mầu”. Và có lẽ, nghiêng nghiêng xeo xéo cũng là một cách ông nhìn vào cuộc đời, bởi cái “thế” nhìn đó thuận mắt với ông.

Ông chậm rãi nói, vừa nói như vừa tự nhìn ngược vào mấy chục năm sự nghiệp của mình, bảo: Nếu khổ, thì khổ cái nỗi riêng của gia đình thôi (mà gia đình nào chẳng có chuyện vui buồn đắp đổi nhau như thế). Còn về công việc, thì ông hoàn toàn thanh thản. Vì quan niệm đúng, và cách sống của mình đúng với mình. Ông chỉ quan tâm đến cái đẹp thường nhật xung quanh, cái đẹp ngoài bất cứ cái gì “thời sự” để khai thác vào tranh. Mỗi một đề tài yêu thích, thì đào đến cùng kiệt, bóc mình ra cho tới đáp số cuối của một ý đồ công việc, vẽ hàng chục hàng trăm bức mới thôi. Làm như thế mới chuyên nghiệp, và mới dễ hình thành phong cách. Còn tranh bán được cũng tốt, để có thể sống thoải mái, có tiền giúp đỡ được gia đình, bạn bè anh em.

 

Trần Lưu Hậu,Tre, acrylic


Cái ông bận tâm nhất, là sự cách tân ngôn ngữ hội họa, ông không quan tâm đến nội dung, vì “nội dung đời sống thì thời đại nào mà chả giống nhau”. Ông cho rằng chỉ khi ngôn ngữ nghệ thuật phát triển thì đời sống mới phát triển, còn không thì dẫm chân tại chỗ cả. Nền hội họa của một xã hội dẫm chân tại chỗ như mấy chục năm trước thì chỉ là mô tả, là tư liệu của đất nước đó, và như vậy thì ai vẽ cũng giống nhau, cũng dẫm chân tại chỗ...

Ông bảo, cái nổi loạn của tuổi trẻ, là cái nổi loạn để tự khẳng định. Nó khác cái “nổi loạn” âm thầm của tuổi già, là cái nổi loạn của sự tự phủ định (phủ định thời gian khắc nghiệt). Xấp xỉ tuổi 80, ông không còn ham hố gì nữa, chỉ còn vẽ mải miết để “tự xóa mình”. Càng già, ông càng ít bạn để trò chuyện, càng cô đơn. Số bạn bè học cùng khóa Mỹ thuật Kháng chiến giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, người còn cầm nổi bút vẽ càng lơ thơ nữa. Các bạn nghề cùng tuổi, nhiều người buông bút đã lâu. Mà buông bút thì cũng hết luôn trăn trở về nghề. Nếu không thôi trăn trở về sự tiến lên của nghề nghiệp, hôm nay không đòi hỏi vẽ khác hôm qua, thì chẳng còn gì để mà bàn nữa…

 

Trần Lưu Hậu, Phong cách nông thôn,  acrylic


Lần gần đây nhất đến nhà thăm ông, ông than rằng dạo này bị cái bệnh gout hành hạ, không đi đâu được, đau lắm, lúc nó đau thì chẳng vẽ được mà cũng chẳng thiết gì nữa, chỉ muốn làm sao cho nó hết đau thôi. Ấy vậy, mà chỉ vài tháng sau, tại một triển lãm về tranh của các họa sỹ Đông Dương ở Pháp ở Bảo tàng Mỹ thuật; rồi gần nhất vừa qua là triển lãm tranh của giới họa sỹ quyên góp để đấu giá xây dựng lại ngôi nhà Lang trên bảo tàng Mường. Vẫn thấy hai trong trong số ba “cụ Tam Đa” là họa sỹ Trần Lưu Hậu, họa sỹ Mai Long chịu khó đến xem (họa sỹ Việt Hải yếu hơn nên ít đi lại). Nhiều họa sỹ trẻ tuổi, không biết các cụ. Còn các họa sỹ kế cận và là đàn em, học trò của các ông như Thành Chương, Đặng Thị Khuê… thì vồn vã xúm lại hỏi thăm. Nghĩ mà mừng, vì thấy các bậc thầy cao niên như vậy, dù sức khỏe không còn nhiều mà vẫn không đóng cửa, vẫn luôn tiếp nhận thông tin “xanh” của đời sống mỹ thuật đương đại, để cho thấy đời sống nghệ thuật chân chính là một con đường có truyền thống và tiếp nối không bao giờ dứt…     

V.L

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/