Lược sử các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc Việt Nam (phần 4- các kỳ MTTQ 1985, 1990)

Khai mạc hồi 15h ngày 16/11/1985 tại khu triển lãm Vân Hồ. Đồng tổ chức: Bộ Văn hóa và Hội Nghệ sỹ Tạo hình Việt Nam (Hội MTVN đổi tên từ 7/10/1983).

12/ Triển lãm MTTQ lần thứ 12, năm 1985, nỗ lực vượt khó cuối thời bao cấp.

 Khai mạc hồi 15h ngày 16/11/1985 tại khu triển lãm Vân Hồ. Đồng tổ chức: Bộ Văn hóa và Hội Nghệ sỹ Tạo hình Việt Nam (Hội MTVN đổi tên từ 7/10/1983). Hồi ấy Khu triển lãm Vân Hồ vẫn còn là nơi “tá túc” của Xưởng MT Quốc gia (sau là Công ty MTQG), chưa xây lại như bây giờ. Rất tiếc, vựng tập MTTQ 1985 không in danh sách Ban tổ chức. Tổng số 716 tác phẩm của 506 tác giả từ 27 tỉnh-thành trong cả nước. Có 589 tranh của 419 họa sỹ, gồm 244 sơn dầu, 105 lụa-vải phin, 80 sơn mài, 14 sơn khắc, 44 bột màu, 65 khắc gỗ-khắc cao su-khắc thạch cao, 14 khắc đồng-kẽm, 8 in đá, 2 in lưới, 5 màu nước-mực nho/giấy dó, 2 chì màu, 2 tranh giấy (?), 2 tranh dán vỏ tràm, 1 acrylic. Điêu khắc có 127 tượng và phù điêu của 87 tác giả, gồm 34 gò đồng-nhôm, 32 tượng gỗ và chạm gỗ, 28 tượng thạch cao, 10 tượng đá, 7 đúc đồng-gang-nhôm, 6 bê tông-xi măng, 6 gốm-đất nung, 1 phối hợp đá-gỗ-sắt, 1 phối hợp gỗ-đồng-sừng, 1 bồi giấy trên thạch cao, 1 phối hợp thạch cao-nhôm. Có 80 tác giả nữ (gấp 4 lần MTTQ 1980), 16 tác giả dân tộc ít người (1980 là 12).Bối cảnh lịch sử: đất nước thống nhất đã 10 năm. Biên giới phía Bắc đang giảm dần tiếng súng. Bộ đội ta ở mặt trận Tây Nam đã đánh bại quân Pôn Pốt, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát nạn diệt chủng, lập ra nước Cộng hoà Nhân dân CPC. Nhưng 1985 cũng là năm Gorbachov lên làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, mở ra công cuộc Cải tổ kỳ lạ mà ban đầu người Việt Nam chưa hiểu thực chất là gì, chỉ thấy viện trợ bắt đầu giảm. Đó cũng là lúc nước ta chưa hề có đổi mới và mở cửa nên đời sống đang hết sức khó khăn, thậm chí là đi xuống nếu so với giai đoạn 1975 - 1980.


Lê Anh Vân, Chiến lũy, sơn dầu, 1984


Đây chính là lúc dân ta buộc phải thật sự tự lực cánh sinh. Hoàn cảnh mỹ thuật: họa phẩm phải phân phối chặt chẽ ở Hội và các trường MT, kể cả hàng nội hoá như lụa Đà Nẵng. Các hoạ sỹ buộc phải biết thêm nghề thợ mộc để tự làm khung. Đánh vỡ khung kính còn đau hơn mất tranh. Và có lẽ đây là lúc dân ta phát huy sở trường ngàn đời: chỉ trong khó khăn mới tập trung sáng tạo để vượt thoát - xí nghiệp XTRAMYT ra đời tại Sài Gòn năm 1983 và bắt đầu bán sản phẩm từ 1984. Ai đã vẽ sơn đều biết: các màu đều có thể dùng tiết kiệm nhưng sơn trắng thì không. Do vậy mà hồi ấy thợ sơn chuyên nghiệp của trường Yết Kiêu là ông Dung được dịp hoạt động hết công suất: ông nghiền bột trắng với dầu lanh rồi rót vào trong vỏ tuýp thuốc đánh răng khá điệu nghệ. Chúng tôi chứng kiến đến cả danh hoạ như Bùi Xuân Phái và Văn Cao mà còn rưng rưng xúc động khi được biếu mấy tuýp trắng này. Mà cùng lúc ấy, thị trường chợ đen bắt đầu xuất hiện: sơn, màu nước, chì màu, phấn màu Liên xô và CHDC Đức bán ở Hàng Đào, chì đen từ 2B đến 6B và tẩy Tiệp bán ở Cửa Nam, bột màu bán lẫn vôi ve ở Ngõ Gạch, sau “chạy” sang phố Nguyễn Khuyến (Hà Nội), lụa Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sang ta, lụa Sài Gòn buôn ra Hà Nội, lụa Hà Nam đội danh Hà Đông để vẽ thì ăn màu hơn lụa Đà Nẵng, son sơn mài nội do nhà bà Khánh (vợ họa sỹ Hoàng Đạo Khánh) sản xuất.v.v… Một “đầu ra” kỳ diệu cho các hoạ sỹ: tranh lụa cảnh đẹp quê hương và gái xinh bán rất được khiến cho nhà nhà chuyển sang vẽ lụa và tận dụng mọi loại vải gần như lụa. (MTTQ 1985 có cả tranh vải phin của hoạ sỹ Tô Liên). Vựng tập MTTQ 1985: chữ màu cam trên nền bìa trắng, bên trong in ảnh đen trắng của 21 tranh, 6 tượng và danh sách tác giả- tác phẩm. Rất tiếc Lời nói đầu quá chung chung, chỉ đề cập đến chủ trương văn hoá- văn nghệ của Đảng và những đề tài chính. Cũng may còn có dòng thông tin: Triển lãm trưng bày 705 (con số này tính sai) tác phẩm chọn lọc trên tổng số 2.000 tác phẩm của các tác giả trong cả nước. Có lẽ việc in vựng tập rất cập rập nên phải kẹp thêm vào 1 tờ đánh máy bổ sung 9 tác giả (Mai Văn Hiến, Phan Gia Hương, Lê Lam, Đặng Công Ngoãn, Trần Công Phú, Khánh Phú, Mai San, Trần Tía, Hoàng Truyền).Giải thưởng MTTQ 1985 gồm đầy đủ các hạng Huy chương Vàng, Bạc, Đồng và Khuyến khích. 7 Huy chương Vàng trao cho các tác phẩm: Bên bếp lửa, tạc gỗ của Hứa Tử Hoài; Chiến luỹ, sơn dầu của Lê Anh Vân; Cắt tóc, tạc gỗ của Đào Phương; Qua chiến trường xưa, lụa của Nguyễn Thế Minh; Hồi ức về một con đường, sơn dầu của Đặng Đức Sinh; Tàn mà không phế (Anh thương binh), thạch cao của Phạm Mười; Rời lều cỏ, Bác tiếp tục hành quân, sơn dầu của Trọng Kiệm. 13 Huy chương Bạc trao cho các tác phẩm Thuyền về bến, khắc kẽm màu của Vũ Duy Nghĩa; bộ 3 tranh bột màu của Phạm Viết Hồng Lam gồm Cầu ao, Góc nhà nhỏ bé và Dậu râm bụt trước cổng, 2 bức chạm gỗ Uống rượu cầnDệt khố của Đinh Rú; Bác Hồ đi chiến dịch, sơn khắc của Nguyễn Nghĩa Duyện; Phong cảnh, sơn mài của Phạm Việt Hải; Ngày hội Hai Bà Trưng, chạm gỗ của Phạm Văn Định; Chợ hoa ngày Tết, sơn mài của Đặng Thu Hương; bộ tranh Công nghiệp, khắc kẽm của Mai Khanh; Chiến thắng, sơn dầu của Thanh Châu; Trận địa mới, sơn dầu của Hoàng Trầm, Mặt trận phía nam cầu chữ Y, sơn mài của Huỳnh Phương Đông; Người xóm Chàm Phan Rang, sơn dầu của Nguyễn Vinh; Định canh định cư, mực nho của Huỳnh Văn Thuận. Huy chương Đồng kỳ này thật dồi dào, lên tới 34 chiếc, trao cho các tác giả: Nguyễn Thị Phi, Trần Thị Tú Miên, Lê Thị Minh Nhi (hoạ sỹ Phạm Mùi ký bút danh tên vợ), Cổ Tấn Long Châu, Trần Hùng, Trương Đình Hào, Đỗ Thị Ninh, Trần Trọng Vũ, Nguyễn Cao Thương, Phạm Đại, Lê Vân Hải, Dương Nguyên Phước, Quách Phong, Phạm Lung, Phan Bảo, Nguyễn Hồng Hưng, Phạm Nguyệt Nga, Nguyễn Văn Trường, Phan Kế An, Nguyễn Phúc Dự, Lương Xuân Đoàn, Trần Hay, Hồ Uông, Thái Hà, Mai Văn Kế, Bằng Lâm, Văn Thơ, Đào Minh Tri, Lê Thị Hiền, Đặng Quý Khoa, Lê Trọng Lân, Nguyễn Kim Xuân, Bùi Đình Lan, Nguyễn Đăng Khiêm. Riêng Giải Khuyến khích, do thiếu thông tin, chúng tôi chỉ biết 1 trường hợp là bức sơn mài Về phép của hoạ sỹ Trần Đốc. 

Những nét đặc biệt của triển lãm MTTQ 1985:

1/ Có 07 tranh to như bức sơn khắc của Thái Hà Rừng đước Cà Mau, 8 tấm, với kích thước lên tới 1m80 x 4m80, còn 5 tranh khác và 1 chạm gỗ khá to nhưng chưa cạnh nào dài tới 3m. Đó là Hàm Rồng quyết thắng, sơn mài của Văn Bình (2m25 x 1m91); Lam Sơn 1418, sơn dầu của Phan Bảo (1m85 x 2m65); Giải phóng, sơn mài của Quách Phong (2m45 x 1m25); Những người thợ dệt, sơn dầu của Phan Thăng (1m30 x 2m30), Phụ nữ Ấp Bắc chặn họng pháo Mỹ Diệm, sơn dầu của Kao Thương (2m95 x 1m25), Khúc quân hành, gỗ sơn thếp của Đỗ Quốc Vị (2m50 x 0m70). 2/ Có một số tác phẩm mini như Em bé, tượng đá của Nguyễn Minh Vũ chỉ cao 16cm, đặc biệt tranh khắc gỗ Sinh hoạt miền núi của Đỗ Đức chỉ có khuôn khổ 10 x 14cm, tức là đặt gọn trong lòng bàn tay.

3/ MTTQ 1985 đã có những tác phẩm lịch sử chính luận với chất lượng nghệ thuật tương xứng (đây vốn không phải là thế mạnh của mỹ thuật VN xưa nay) như Rời lều cỏ, Bác tiếp tục hành quân, sơn dầu của Trọng Kiệm; Bác Hồ đi chiến dịch, sơn khắc của Nguyễn Nghĩa Duyện; Bác Hồ ở chiến khu, tượng bê tông của Dương Nguyên Phước…4/ Một số tác phẩm đặc sắc năm 1985 chú ý đến những mất mát, đau thương, dằn vặt. Trên thực tế, ở giai đoạn 1981- 1985, sau những hào quang chiến thắng là lúc người Việt ta phải đối diện với những khó khăn truyền kiếp bên ngoài và đối mặt với những mất mát cùng cực của thời hậu chiến, những âu lo của đời thường bao cấp khốn khó cái ăn, cái mặc và nhất là của đêm trước Đổi mới ! Chúng tôi từng ngẫm nghĩ cùng bức tượng Tàn mà không phế của Phạm Mười và dằn vặt trước tranh sơn dầu Ở mỗi xóm của Đặng Đức Sinh, Tình cảm hoạ sỹ của Nguyễn Sáng hay Bài ca về ngã ba Đồng Lộc (Cắm tiêu) của Lê Huy Hoà… Chúng tôi cũng từng nao lòng trước Lá thư nhà trên đảo Trường Sa, sơn dầu của Phạm Mùi hay Hồi ức về những con đường, sơn dầu của Đặng Đức Sinh… cũng như nặng trĩu âu lo cùng những người đàn bà đang Chờ cá, sơn dầu của Đặng Chung hay Chờ con cơm chiều, sơn dầu của Nguyễn Trọng Khôi…


Vựng tập Triển lãm MTTQ năm 1985

 

Bì thư và giấy mời tham dự triển lãm MTTQ năm 1985 gửi họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp

 

Hoa Thài Lài tím, Trần Trọng Vũ, sơn dầu


Một vĩ nhân từng nói (đại ý): Nỗi buồn cũng làm nên cái đẹp. 5/ Nhưng không chỉ có vậy, MTTQ 1985 cũng để lại những tác phẩm đẹp rực rỡ như: Hoa thài lài tím, sơn dầu của Trần Trọng Vũ; Phong cảnh, sơn mài của Phạm Việt Hải; Mùa xuân, sơn dầu của Đỗ Thị Ninh; Tắm sen, sơn dầu của Bùi Minh Dũng; Huyền thoại sông Đà, sơn dầu của Lò An Quang; Dấu vết khó quên, sơn dầu của Lưu Công Nhân; bộ 3 tranh sơn dầu vẽ Trường Sơn của Lương Xuân Đoàn; Anh bộ đội, khắc gỗ của Lê Trọng Lân; Thuyền về bến, khắc kẽm của Vũ Duy Nghĩa; tượng thạch cao Tiên Dung-Chử Đồng Tử của Hồng Hưng.v.v…   

13/ Triển lãm MTTQ lần thứ 13, năm 1990

đổi mới và đa dạng hóa. Khai mạc ngày 20/12/1990 tại Khu triển lãm Vân Hồ, Hà Nội. Đồng tổ chức: Bộ Văn hóa-Thông tin-Thể thao-Du lịch và Hội Nghệ sỹ tạo hình Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử triển lãm MTTQ VN có đầy đủ cả Ban Tổ chức lẫn Hội đồng Nghệ thuật. Ban Tổ chức triển lãm MTTQ 1990 gồm 12 người: 1/ Giáo sư, tiến sỹ Đình Quang, Thứ trưởng Bộ VH-TT-TT-DL- Trưởng ban, 2/ Họa sỹ Dương Viên, Tổng thư ký Hội NSTH VN- Phó ban, 3/ Họa sỹ Trần Việt Sơn, Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật- phó ban thường trực, 4/ Lê Anh Tâm, Tổng Giám đốc Trung tâm Triển lãm Nghệ thuật và Nhiếp ảnh- phó ban, 5/ Họa sỹ Vũ Giáng Hương, Phó Giáo sư, Phó Tổng thư ký Hội NSTH VN - Ủy viên, 6/ Họa sỹ Trần Lưu Hậu, Ủy viên Ban thư ký Hội NSTH VN- Ủy viên, 7/ Họa sỹ Trần Khánh Chương, Trưởng ngành Trang trí Hội NSTH VN- ủy viên, 8/ Nhà phê bình Lê Quốc Bảo, Phó trưởng ngành Lý luận Phê bình Hội NSTH VN - Ủy viên, 9/ Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Cảnh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Mỹ thuật - Ủy viên, 10/ Họa sỹ Ca Lê Thắng, Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật tp HCM - Ủy viên, 11/ Họa sỹ Nguyễn Đức Tuệ, Giám đốc Xưởng triển lãm Trung tâm triển lãm Nghệ thuật và Nhiếp ảnh - Ủy viên, 12/ Họa sỹ Công Đức Viên, chuyên viên Vụ Mỹ  - Ủy viên. Hội đồng Nghệ thuật triển lãm MTTQ 1990 gồm 12 người: 1/ Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật: họa sỹ Trần Lưu Hậu, 2/ Phó Chủ tịch HĐNT: họa sỹ Quách Phong, cùng 10 ủy viên là các họa sỹ: Nguyễn Văn Tỵ, Vũ Duy Nghĩa, Văn Đa, Phan Kế An, Trần Khánh Chương, Ca Lê Thắng, Kim Bạch và 3 nhà điêu khắc: Nguyễn Hải, Dương Đăng Cẩn, Trần Tuy. Như vậy có 3 vị kiêm nhiệm cả Ban TC lẫn HĐNT là Trần Lưu Hậu, Trần Khánh Chương và Ca Lê Thắng.    

Tổng số tác phẩm: 1353 tranh tượng của 822 tác giả. Hội họa và Đồ họa gồm 445 tranh sơn dầu, 200 lụa, 175 sơn mài, 27 sơn khắc, 101 bột màu, 42 màu nước-mực nho, 9 phấn-sáp màu, 2 tổng hợp, 1 ghép trai, 1 acrylic, 80 khắc gỗ-khắc cao su, 19 khắc kẽm, 7 in đá, 6 in lưới-in tổng hợp, 8 trổ-cắt giấy, 4 bút sắt, 3 bút chì, 1 bút điện. Điêu khắc gồm: 89 tượng gỗ-chạm gỗ, 34 gò đồng-nhôm, 8 đúc đồng và kim loại, 32 gốm-sứ-đất nung, 30 thạch cao, 20 tượng đá, 7 xi măng, 1 giả đồng, 1 tổng hợp. Bối cảnh lịch sử: sự chuyển hướng của Liên Xô do công cuộc Cải tổ mà Gorbachov khởi xướng có phần bất lợi cho Việt Nam về chính trị, quân sự và viện trợ. Thành trì vĩ đại của Chủ nghĩa Xã hội- như ta đã biết- sẽ sụp đổ sau thời điểm này 2 năm. Dường như thấy trước được nỗi rủi ro cay đắng tột cùng ấy, lãnh đạo Việt Nam đã kịp thời tiến hành Đổi mới và Mở cửa từ 1986, có hiệu quả thực tiễn từ 1989 (cùng năm đó, quân đội ta cũng rút hết từ Campuchia về). Hầu như ngay lập tức toàn dân thoát khỏi cái đói triền miên. Nhiều loại nông, lâm, thổ- thủy sản, mỹ nghệ truyền thống rập rình xuất khẩu. Nhiều loại du khách bắt đầu xuất hiện mà nổi bật là các du khách Tây đến thẳng từ các nước tư bản giầu có…Hoàn cảnh Mỹ thuật: Đổi mới- Mở cửa đã tạo ra may mắn rất thực tiễn cho mỹ thuật nước ta, xét trên hầu hết các mặt: triển lãm, bán tranh, mua họa phẩm ngoại, giao lưu và học hỏi trực tiếp…


Đặng Đức Sinh, Ở mỗi xóm, sơn dầu, 1984

 

 

Bìa 1 và bìa 4 vựng tập Triển lãm MTTQ năm 1990


Các họa sỹ ta mở to mắt nhìn thế giới Hội họa và Điêu khắc phương Tây vô cùng phong phú và biến đổi nhanh đến chóng mặt. Bất chấp ý muốn của ai đó, cả nghệ thuật Việt Nam nói chung và mỹ thuật Việt Nam nói riêng, từ nay chính thức giã từ con đường độc đạo mang tên Chủ nghĩa Hiện thực Xã hội chủ nghĩa. Những kiểu cách tạo hình phi hiện thực và cả vờn tỉa cực thực dần dần quen mắt và có chỗ đứng khá thoải mái trong thị trường nở rộ các gallery và muôn màu triển lãm. Việc bán tranh thuở bắt đầu Mở cửa có vẻ dễ dàng khiến cho các họa sỹ ta từ chỗ đói meo nay đã bắt đầu có của ăn, của để và từ đẳng cấp thấp nhất trong khối văn nghệ sỹ (vì nghèo nhất lại tốn kém nhất) nay bắt đầu tự tin, không mặc cảm kém cạnh các nhà văn, thơ, nhạc sĩ, ca sĩ hay văn công nữa. Chỉ có điều là một phần đáng kể của mỹ thuật Việt Nam bắt đầu xa dần đối tượng phục vụ trong nước bấy lâu nay để hướng ngoại, bởi “cơm áo không đùa với khách thơ” (cũng chính đáng thôi !).Vựng tập của triển lãm MTTQ 1990 mỏng, khổ rộng 19cm và cao 21,4cm, bìa màu xanh da trời, chữ trắng. Bên trong chỉ in ảnh đen trắng, cỡ nhỏ của 122 tranh và 30 tượng chọn lọc, cùng danh sách tác giả và tác phẩm triển lãm.Giải thưởng MTTQ 1990 gồm rất nhiều thứ hạng: Chỉ có 01 giải Nhất cho tranh sơn mài Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm, theo trí nhớ của người viết thì trị giá 05 triệu đồng. Chỉ có 01 giải Nhì cho bức tượng gỗ Bác Hồ về bản của Hứa Tử Hoài, theo trí nhớ của người viết thì trị giá 03 triệu đồng.  Chỉ có 01 giải Ba (trị giá 2 triệu đồng) cho bức sơn khắc Chùa Thầy của Công Văn Trung. Tiếp theo, có 08 Huy chương Vàng (trị giá 01 triệu đồng/HC) cho các tác phẩm: 1/Tiếng kèn Chăm, tạc đá của Nguyễn Hoàng Ánh, 2/ Cây trái quê hương, lụa của Kim Bạch, 3/ Bài ca về ngã ba Đồng Lộc, sơn dầu của Lê Huy Hòa, 4/ Gánh quà rong, khắc gỗ của Nguyễn Đức Hòa, 5/ Đi họp- Ngọn đèn chai- Tình đồng đội, tranh sơn mài bộ 3 của Vũ Duy Nghĩa, 6/ Bác làm thơ, sơn mài của Đoàn Văn Nguyên, 7/ Chống hạn, sơn mài của Phùng Phẩm, 8/ 1 tranh không rõ tên và chất liệu của Trần Thị Thanh Ngọc. Có 13 Huy chương Bạc trao cho các tác phẩm: Chiến tranh, lụa của Lý Trực Dũng; Tình mẫu tử, tượng đá của Vũ Lợi; Phỗng đá, sơn dầu của Nguyễn Hữu Ngọc; Sáng ra bờ suối tối vào hang, sơn dầu của Quang Thọ; Chị em, sơn mài của Hồ Hữu Thủ; Bác Hồ lụa của Nguyễn Thụ; Quê hương, sơn dầu của Lê Huy Tiếp; Quê hương, sơn mài của Trần Văn Bình; Buổi sáng bình yên trên sông Hậu, sơn dầu của Đặng Chung; Hội làng bán thóc khao quân cho Bác Hồ, sơn khắc của Doãn Tuân; Trên chặng đường chiến dịch, lụa của Thanh Châu, Lên chùa, sơn dầu của Đặng Hồng Vân, Bà mẹ Quảng Nam, đúc đồng, cao 120m của Phạm Hồng. Có 16 Huy chương Đồng cho các tác phẩm: Mẹ con, tượng đá của Nguyễn Chi Lăng; Dân công kháng chiến, sơn mài đắp nổi của Trịnh Ngọc Lâm; Trường Sơn năm ấy, sơn khắc của Phạm Ngọc Liệu; Già làng, tượng gỗ của Hoàng Tường Minh; Dưới ánh mặt trời, đồng nhôm của Trần Văn Mỹ; Tình mẹ, sơn dầu của Nguyễn Văn Nghị; Màu xanh tình yêu, điêu khắc tổng hợp của Phạm Sinh; Bến trắng, mực nho của Anh Thường; Hát cho dân tôi nghe, sơn dầu của Trịnh Thanh Tùng; Phong cảnh, sơn dầu của Thọ Tường; Bàn tay gốm, sơn dầu của Trương Đình Hào; Mùa xuân vĩnh cửu, tượng đá của Cần Thư Công; Trên đường ra trận, sơn khắc của Nguyễn Nghĩa Duyện; Chiến khu rừng Sác, lụa của Huỳnh Phương Đông; Khoảnh khắc tĩnh lặng, sơn dầu của Trần Gia Bích; Chuyện đồng áng, sơn mài của Phạm Ngọc Sỹ.


Phùng Phẩm, Chống hạn, sơn mài, 1990

 

Nguyễn Tư Nghiêm, Gióng, sơn dầu, 1990

 

Giấy chứng nhận tác phẩm tham dự triển lãm và Giấy chứng nhận Huy chương Đồng của tác giả Nguyễn Đăng Khiêm trong MTTQ năm 1990

 

Nguyễn Hữu Ngọc, Phỗng đá, sơn dầu, 1987


Những nét đặc biệt của triển lãm MTTQ 1990:

1/ Là triển lãm MTTQ đông nhất về số lượng trong lịch sử các MTTQ suốt từ 1945 đến 2010. Theo tư liệu của hoạ sỹ Trần Khánh Chương (trang 76, sách đã dẫn) thì tổng số 840 tác phẩm đã là “…số lượng tác phẩm được bầy nhiều nhất trong một triển lãm MTTQ”. Nhưng chúng tôi đếm lại rất kỹ trong vựng tập 1990 thì thấy tổng số tác phẩm phải là 1353 tranh tượng của 822 tác giả, có 108 tác giả nữ, 25 tác giả là dân tộc ít người. Riêng Hội hoạ có tới 1003 tác phẩm, đồ hoạ có 128 và điêu khắc có 222 tác phẩm. 2/ Lần đầu tiên vựng tập của một kỳ MTTQ in liền tù tì danh sách tác giả- tác phẩm, không phân ra Hội hoạ- Điêu khắc, cũng không phân vùng (như kỳ 1954) hay phân theo chủ đề (như kỳ 1955). 3/ Có 05 tranh to với 1 cạnh vượt quá 2m gồm: Đồi cọ, sơn mài, 112x240cm và Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xí nghiệp may 10, sơn mài, 115x240cm cùng của tác giả Phan Kế An; Đường mòn Hồ Chí Minh, sơn mài, 160x240cm của Thái Hà; Đường mòn Hồ Chí Minh, sơn mài, 100x300cm của Lê Lam; Chiến thắng Bạch Đằng, sơn mài, 180x360cm của Tuấn Thanh. Tất cả đều không phải tác phẩm tập thể và 4/5 tranh có đề tài về chính trị- quân sự. 4/ Đồng thời cũng có một số tác phẩm điêu khắc cỡ rất nhỏ như: Ngắm trăng, chạm gỗ, 4x15cm của Mai Duy Thân; Vật, tượng gỗ, cao 15cm của Trần Quốc Chiến; Mẹ và Ru con đều là tượng gỗ, đều chỉ cao 10cm cùng của tác giả Vương Học Báo; Cô gái chải tóc, tượng gỗ, cao 10cm của Lê Thị Hiền; Bế con, đất nung, cao 10cm của Lê Thị Hoài; Tượng sân vườn, đất nung, cao10cm của Lê Công Thành... 5/ Khá nhiều xu hướng, trường phái lạ xuất hiện trong triển lãm, minh chứng cho bước phát triển đa dạng hoá của MTVN (chịu ảnh hưởng của các trường phái Tượng trưng, Lập thể, Ngây thơ - Nguyên sơ, Biểu hiện, Cực thực…). 6/ Tranh khoả thân từng bị hạn chế suốt một giai đoạn dài, nay có 3 chiếc được “bày bình thường” trở lại như: Nhịp biển sơn dầu của Nguyễn Văn Nghị; Cô gái trẻ, bút sắt của Trần Hữu Quang; Đêm hè in lưới của Vũ Huyên. 7/ Quy chế giải thưởng của Triển lãm MTTQ 1990 cũng lạ kiểu, không giống bất cứ kỳ MTTQ nào trước đó: chỉ có 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba, sau đó lại có nhiều huy chương Vàng, Bạc, Đồng…Xin tiểu kết phần này bằng một chuyện buồn: Tác phẩm bị mất cắp ngay tại triển lãm. Đó là bức tượng gỗ mini của nhà điêu khắc Vương Học Báo Ru con, chỉ cao 10cm, bày trên mặt bàn, không có biện pháp cố định và bảo vệ. Sau khai mạc chừng 1 tuần thì tượng mất ! Việc duy nhất mà Ban Tổ chức có thể và cần phải làm là đền bù cho tác giả bởi hai bên có ký kết giấy tờ gửi tác phẩm đàng hoàng. Rắc rối là ở chỗ tác giả đề giá tác phẩm là 500USD. Sau cùng, ông Trần Việt Sơn - Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật thoả thuận được với tác giả là đền 50% tức 250USD (năm 1990 giá “đô Mỹ” to hơn bây giờ nhiều, nếu so với vàng và tiền Việt, tuy nhiên, cũng có nguồn tin cho rằng tác giả chỉ được đền có 250.000đ). Điều an ủi với tác giả là một khán giả nào đó đã quá hâm mộ tác phẩm này, nghĩa là bức tượng thực sự có giá trị… Bài học đau đớn trên đây buộc Ban Tổ chức, cụ thể lúc bấy giờ là Vụ Mỹ thuật phải suy nghĩ để định ra thể lệ giới hạn kích thước không những lớn nhất mà còn cả  nhỏ nhất của tác phẩm tham dự MTTQ. Nói một cách khác, sự hoàn thiện thể lệ của Triển lãm MTTQ là một quá trình dài lâu, có “công” đóng góp của các sự cố ngoài ý muốn như trên đây.  (còn tiếp)

Tài liệu tham khảo 

(dùng cho MTTQ 1985 và MTTQ 1990):1/ Vựng tập các triển lãm MTTQ 1985, 1990.2/ 50 năm Hội Mỹ thuật VN (1957- 2007), NXB Mỹ thuật HN 2007. 3/ Kỷ yếu hội viên- Nghệ sỹ tạo hình VN hiện đại, NXB MT 2009. 4/ Hỏi chuyện các hoạ sỹ Trần Lưu Hậu, Thanh Ngọc, Lê Lam, Trọng Cát, Nguyễn Thụ, Đinh Trọng Khang, Trần Khánh Chương, Đinh Rú, Vương Học Báo, Đặng Thị Khuê, Lê Huy Tiếp, Phạm Viết Hồng Lam, Phạm Đỗ Đồng, Ngô Đồng, Phạm Mùi, Đỗ Đức, Đặng Thế Minh, Nguyễn Văn Chư, Trần Đốc, Nguyễn Thị Vinh, Lê Duy Ngoạn, Trịnh Ngọc Lâm, Nguyễn Đăng Phú, Nguyễn Đăng Giáp, Hoàng Tường Minh, Phạm Sinh, Đào Hải…

Đ.H

(Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 7+8/2015) 

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/