Nghê là nghê thôi

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, bài thơ khoe tài của anh thợ mộc xứ Thanh có đoạn như sau:

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, bài thơ khoe tài của anh thợ mộc xứ Thanh có đoạn như sau:
Đồn rằng thợ mộc Thanh Hoa1
Làm cửa làm nhà, cầu quán khéo tay
Cắt kèo và lựa đòn tay
Bào trơn, đóng bén, khéo thay mọi nghề
Bốn cửa anh chạm bốn nghê
Bốn con nghê đực chầu về tổ tông
….

Long nghê ( thường gọi là con kìm) trên bờ nóc đền vua Lê (Hoa Lư, Ninh Bình)


Có một dị bản khác, giống như trên, duy có khác là không phải nghê mà là dê2. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết này, tôi xin được trao đổi về danh xưng và hình tướng của con nghê trong không gian tín ngưỡng của người Việt (về tên gọi Nghê để có thể giải quyết thấu đáo xin được dành trong một chuyên khảo sâu trên tạp chí Nghiên cứu văn hóa, hoặc Văn hóa dân gian). Tuy vậy có một số điểm phải làm rõ là ranh giới khác biệt giữa nghê và sư tử trong văn hóa Việt, cũng như mối quan hệ giữa văn hóa quan phương chính thống với văn hóa dân gian3.
Tranh luận hiện này về tên gọi của con nghê sẽ cần làm rõ con nghê ấy có hình dạng như thế nào, nó ở đâu, ai đã làm ra nó và nó được dùng làm gì? Cũng như một con sông có rất nhiều tên gọi, không thể bắt người Việt gọi con sông Cửu Long là sông Mê Kông như của người Campuchia, và cũng không thể gọi là Lan Thương Giang như người Trung Quốc. Điều đó không chỉ đúng với những con sông lớn chảy qua nhiều quốc gia, mà ngay với sông Hồng trên miền đất Việt. Đoạn chảy qua Phú Thọ, người dân đất Tổ gọi là sông Thao (sông Bạch Hạc, sông Tam Đới, sông Đại Hoàng, sông Xích Đằng). Người Thăng Long kẻ Chợ gọi nó là sông Nhị Hà, nhưng phổ biến hơn cả là sông Cái, rồi cái tên chính thức hiện nay lại liên quan đến người Pháp là sông Hồng. Nhưng dù gì thì nghê là nghê thôi trên bình diện văn hóa thực của người Việt, một khái niệm sống động của nó. Cha L. Cadière trong cuốn Les Motifs de l’Art Annamite cũng rất băn khoăn khi nghiên cứu về hình tượng Nghê trong mỹ thuật Huế. Cha L. Cadière cũng giống với K.Ball khi coi Sư tử là một họ lớn trong mỹ thuật châu Á. Nhưng là người có thái độ học thuật nghiêm cẩn nên Cadière vẫn để nguyên chữ Nghê trong từ vựng nghiên cứu của mình. Tuy vậy, Lan Hương và Ưng Tiếu trong cuốn sách Hoa Văn cung đình Huế (biên dịch lại sách Les Motifs de l’Art Annamite) đã loại bỏ tên gọi Nghê và chuyển ngữ là sư tử nhanh.

 

Sư tử nghê – bệ tượng chùa Viên Giác (Hương Lãng-Hưng Yên)

 

 

Nghê gỗ đình Hữu Bổ, Phú Thọ (Bảo tảng Mỹ thuật VN)

 

Kỳ Lân Nghê

 

 

Nghê đồng điện Thái Hòa (Huế)

 

 

Nghê đồng Huế lăng Thiệu Trị (Huế)

 

Một trong những văn bản thuộc loại sớm nhất xuất hiện năm thời Lý bia Minh tịnh tự bi văn, tìm thấy ở nghè thôn Tế Độ, xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa4. Đại ý bia nói về việc lập chùa, ca ngợi công đức của Sùng Nghi sứ Hoàng Khánh Văn. Bia có nói đến việc xây tòa sư tử nghê đài:
阿 逸 多 純 金 色 相 加 敷 座 獅 子 猊 臺.
Như vậy qua văn bia này ta hình dung dạng thức sư tử nghê đài ở chùa Phật Tích, chùa Thầy, chùa Hương Lãng, chùa Bà Tấm là một kiểu thức đã được văn bản hóa. Có mấy cách giải thích đoạn văn trên. Theo Phạm Văn Thắm thì tòa sư tử là một cụm từ, nghê đài là một cụm từ. Tòa sư tử: chỉ chỗ ngồi của đức Phật. Theo thiển ý của người viết, trong Phật giáo chỉ có thuật ngữ sư tử tòa獅 子座 chứ không có tòa sư tử. Đoạn văn阿 逸 多 純 金 色 相 加 敷 座 獅 子 猊 臺 có thể hiểu là: tượng A Di Đà sơn son rực rỡ, lại thêm chiếc bệ sư tử nghê đài.
Tấm bia Minh tịnh tự văn bi không chỉ là tấm bia vào loại sớm nhất nhắc đến kiểu thức sư tử nghê đài đội tượng Phật mà nó còn ghi rõ danh tính 3 nghệ nhân là Tô Diên Thái, Hoàng Bí và Hoàng Thiệu.
Việc xuất hiện cụm từ sư tử nghê cho thấy khả năng sư tử là một từ lạ tương đương với nghê là một từ đã thông dụng. Nghê có nhiều loại, nhưng đây là loại sư tử nghê, một loại nghê chỉ có trong văn hóa Phật giáo. Loại sư tử nghê này thường có chữ Vương [王]. Theo Meher McArthur (2004) thì: “Trong hình tượng Ấn Độ, sư tử từ lâu đã là biểu tượng của hoàng gia và quyền lực, do đó, sự hiện diện của một con sư tử trên hình ảnh của Đức Phật phần nào cho thấy nguồn gốc hoàng gia của Đức Phật lịch sử (i). Trong thực tế, sau khi giác ngộ, Đức Phật thường được gọi là “sư tử của Thích Ca, hoặc Shakyasimha, một sự thừa nhận của sức mạnh tinh thần to lớn của mình. Con sư tử, do đó, thường đại diện cho sức mạnh của những lời dạy của Đức Phật, hay pháp, và sư tử thường được miêu tả với tiếng gầm ra Phật pháp cho mọi người nghe, như vào những cột trụ xây dựng tại Sarnath và các địa điểm khác do vua A Dục (thế kỷ thứ ba trước Công nguyên) để công bố giới luật của Đức Phật”.5

khuyen nghe-1

Nghê gỗ đền thờ Lê Thánh Tông
(Bảo tảng Mỹ thuật VN)

 

Nghê đền thờ vua Đinh
(Hoa Lư, Ninh Bình)  


Trước đây bản thân tôi cũng từng băn khoăn về hình dáng rất dị của sư tử đội bia thời Lý. Sau khi tham chiếu tấm bia này có thể hình dung ra loại linh thú sư tử nghê6. Tình hình khá giống với loài phách khuyển Koma-inu trong nghệ thuật Nhật Bản. Đây là một dạng thức bản địa hóa, một nhu cầu tạo ra độ chênh với văn hóa Trung Hoa. Nhật Bản tuy cũng không có sư tử sinh sống nhưng trong kho tàng mỹ thuật Nhật Bản cho thấy họ đã từng có khả năng tái hiện đúng cấu tạo giải phẫu sư tử, chẳng hạn bức tranh tường La Hán của họa sỹ Mekbo7. Theo thư tịch Phật giáo Trung Hoa, nghê và sư tử trong nhiều trường hợp có nghĩa tương đương: “Nghê hạ. 猊下 (Tạp ngữ). Nghê là toan nghê, thuộc loài sư tử. Sư tử toạ là chỗ ngồi của đức Phật, chư vị Bồ-tát. Đời sau dùng để tôn xưng các vị đạo cao đức trọng, nay dùng để tôn xưng các vị đứng đầu các tông phái, cũng giống như nói Các hạ, Túc hạ vậy” - Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 755.

lan nghe thai mieu 4.

 

lan nghe thai mieu.

Nghê gỗ, Thái miếu nhà Hậu Lê ( Thanh Hóa)

 

 

Nghê đá Hiển Nhân môn ( Huế)


Trong tâm thức người Việt, nghê có hình dạng cơ bản là chó. Nhưng do nhu cầu thiêng hóa, cũng như sự phát triển đa dạng của linh vật này, nghê có nhiều dạng thức, xin được tạm phân loại như sư tử nghê, kỳ lân nghê, long nghê, khuyển nghê.
Sư tử nghê thân thường mập và ngắn xuất hiện nhiều trong mỹ thuật Lý-Trần gắn bó mật thiết với Phật giáo, nhìn chung to lớn thường cõng tòa sen, Hộ pháp.
Long nghê đầu rồng, miệng lớn, râu dài, ức có ngấn chạy xuống bụng, bắp chân có chớp lửa (kiểu thức này trong tiếng Hán là 火焰披毛/ hỏa diêm phi mao),dạng long nghê chủ yếu xuất hiện trên bờ mái với tên gọi con kìm. Dạng thức này đã thấy nhiều thời Lê Trung Hưng.
Kỳ lân nghê mình vẩy, lưng có kỳ, có sừng, xuất hiện trong khu vực gian thờ đứng chầu bên hương án, cửa khám rất thịnh thời Lê Trung Hưng, đầu không có sừng xuất hiện nhiều thời Nguyễn ở những nơi tôn nghiêm của hoàng triều như điện Thái hòa, lăng Thiệu Trị thời Nguyễn. Dạng kỳ lân nghê xuất hiện phổ biến trên các trụ cổng tam quan chùa, cổng làng với ý nghĩa phân biệt ngay gian, tà chính.
Khuyển nghê có lẽ mang những đặc tính chó nhiều nhất, mình không có vảy đầu cũng chẳng có sừng, mình có thể trơn, dáng hình có thể mập như dạng nghê trên đỉnh hương, đội bảng văn hay cối cửa, thành bậc. Khuyển nghê hình dáng khá phong phú. Có thể vì người xưa phỏng theo nhiều loài chó để tao tác nên những con nghê. Nên có lúc thon chắc như các loài chó săn, có mình ngắn phủ đầy lông, tai to, mắt lớn như loài chó ngao8. Do khuyển nghê chủ yếu ở chốn bình dân nên thường thấy trong chạm khắc dân gian đình làng, sinh từ, am miếu. Loại Toan nghê vùng Hoa Nam có sừng trên trán cũng có thể xếp vào loại khuyển nghê.

Chú thích :

1 Theo địa danh Thanh Hoa xuất hiện sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà hậu Lê cầm quyền. Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) vua Lê Thánh Tông đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hóa, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo “Thiên Nam dư hạ tập” lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu.
2 Nguyễn Khuyến có câu đối mượn hình ảnh nghê trên các trụ cổng để diễu nhại sự đời: Bốn trụ bốn nghê cười cười cái kẻ tranh thịt tranh xôi mà chẳng biết tranh đua cùng thế giới - Hai đầu long cuốn, cuốn những ai cuốn nước cuốn mây rồi mai đây cuốn sạch lũ bồi Tây. (Vịnh thợ dệt chiếu)
3 Nhân đây xin được cảm ơn TS. Đinh Hồng Hải về cách tiếp cận Nhân học biểu tượng với hình tượng con Nghê, gợi ý của TS. Trần Trọng Dương từ góc độ từ nguyên.

4 Theo Phạm Văn Thắm (2000) Thông báo Hán Nôm học.
5 Meher McArthur (2004) Reading Buddhist Art: An Illustrated Guide to Buddhist Signs and Symbols, Thames & Hudson, tr 53
6 Trong nhiều trường hợp ở các ngôi chùa miền Nam, cụm từ nghê tòa tương đương với sư tử tòa,theo Huỳnh Ngọc Trảng tham khảo từ Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Nxb. TP.HCM, 1995, tập II, tr.358

7 Cũng tương tự như vậy, mỹ thuật người Việt rất hiếm có những hình ảnh sư tử được tả thật, vậy nhưng trên mặt sập đá trước Nghi môn ngoại đền vua Đinh có hình chạm sư tử với đặc điểm giải phẫu chính xác. Xin xem thêm bài: “Những yếu tố tạo hình phương Nam ở đền vua Đinh, vua Lê và danh tính vị Sa môn Trúc Quốc”, Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, ISSN 0866-7640, (7), tr 47-49
8 Theo Đại Việt sử ký tục biên大越史記續編”năm Tân Mùi, [Đức Long] năm thứ 3 [1631] , mùa hạ, tháng Tư, ngày Ất Mão, sét đánh núi Mã Yên ở Tây Kinh, đất nứt đến 5 trượng. Ngày Kỷ Mùi 16, có nguyệt thực, gặp lúc trời mưa gió tối trời, không trông thấy. Chó ngao đá ở điện Tây Kinh nứt vỡ, gãy ngang lưng rơi xuống đất.” Như vậy có thể khẳng định chó ngao đá và nghê đá trong nhiều trường hợp là một.

T.H.Y.T

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số VIII1.3-2012.01

(Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 9/2014)

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/