Ngôn ngữ điêu khắc đương đại, điểm nhìn từ điêu khắc Huế - Miền Trung

Trong mười năm qua, nghệ thuật điêu khắc Việt Nam đã có những bước phát triển, thăng trầm rất khác lạ so với những giai đoạn trước, nếu 20 năm trước có những triển lãm điêu khắc

Trong mười năm qua, nghệ thuật điêu khắc Việt Nam đã có những bước phát triển, thăng trầm rất khác lạ so với những giai đoạn trước, nếu 20 năm trước có những triển lãm điêu khắc, những tác phẩm làm mọi người sững sờ, ngạc nhiên, thú vị thì suốt cả mươi năm qua điều đó đã dường như không còn xảy ra. Đơn giản là vì cái mới không nhiều và thực ra cũng chẳng có gì mới hơn nữa khi nhiều cái được cho là mới thì chúng đã phảng phất ở đâu đó, ở ai đó. Hơn nữa còn có sự lặp đi lặp lại lại cấu trúc tác phẩm ở cả phương diện đề tài và ngôn ngữ-chất liệu ở khắp nơi, thậm chí có cả tác phẩm được Hội Mỹ thuật Việt Nam trao giải thì dư luận nói ngay là cũng chẳng có gì là thật đặc sắc, đó là chưa nói có khá nhiều tác phẩm lại “giông giống” tác giả nào đó trong thế giới mạng. Có lẽ đây là giai đoạn mà người ta ít nghe nói đến chữ hoà nhập quốc tế, cho dù giai đoạn này nở rộ nhiều trại điêu khắc quốc tế ở Huế, Đà Nẵng, An Giang, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Thọ… Trên bình diện chung như vậy, điêu khắc ở Huế - miền Trung vẫn có những đột biến, những tác phẩm, tác giả được ghi nhận và có những đóng góp đáng kể vào hoạt động mỹ thuật của khu vực và trong nước.

 

Phan Đình Tiến, Trái tim của biển, sắt hàn


Trong hoạt động sáng tác, nhìn chung các nhà điêu khắc Huế - miền Trung vẫn miệt mài, hăng say và mong muốn công hiến và đạt được những đỉnh cao mới, với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật bền vững. Xu hướng hiện thực chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm nhường bên cạnh xu hướng biểu hiện, bán trừu tượng, hiện đại khác, nhưng có những nhà điêu khắc rất trung thành với xu hướng này, cho dù thỉnh thoảng họ vẫn “nhảy” qua cấu trúc ngôn ngữ mới, như các nhà điêu khắc Mai Văn (Huế), Vũ Tuyết Chinh, Phạm Duy Phương (Thanh Hóa), Trần Minh Châu, Đào Phương (Nghệ An) với hàng loạt tác phẩm danh nhân lịch sử, chân dung, chủ đề cách mạng, nhân vật tôn giáo... Ở Huế - miền Trung, trong mười năm qua cần phải ghi nhận trước hết là xu hướng ẩn dụ, tượng trưng trở thành khá đậm đặc trong sáng tác của các nhà điêu khắc trẻ. Xu hướng này càng sâu sắc và đa diện hơn khi các tác giả hướng về những chủ đề nhạy cảm như biển đảo, môi trường, thân phận con người, tâm linh... Sự tìm tòi ngôn ngữ biểu hiện không phải là công việc dễ dàng, tác giả điêu khắc nào cũng hiểu như vậy. Dẫu đổi thay, đổi mới thì cũng nằm trong một “trường thẩm mỹ ngôn ngữ” nhất định, chính vì vậy ở miền Trung rất dễ nhận ra một tác phẩm điêu khắc của ai khi nhìn tác phẩm của họ trong các triển lãm.

 


Nguyễn Hiền, Phong trào chống thuế năm 1908, đồng

 

Nguyễn Thái Quảng, Luân chuyển, đá


Những gương mặt quen thuộc, nổi bật trong điêu khắc Huế - miền Trung trong10 năm qua là Nguyễn Hiền, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thái Quảng, Phan Thanh Quang (Huế), Phan Đình Tiến, Lê Ngọc Thái (Quảng Bình)... Trong đó tác phẩm của hai nhà điêu khắc Quảng Bình là Phan Đình Tiến và Lê Ngọc Thái có những đột phá tích cực và sự dấn thân thực sự vào cái mới ở ngôn ngữ biểu đạt hay ở cách nhìn, sự biểu cảm ngôn ngữ điêu khắc hiện đại và khả năng bao quát, lựa chọn chủ đề. Như tác phẩm Trái tim của biển (2011) của Phan Đình Tiến là một tác phẩm xuất phát từ chất liệu đơn giản nhưng sự ứng xử, biểu cảm thì khá sâu sắc, vì vậy tác phẩm làm lay động người xem trong bản thể ngôn ngữ và sự chứa tải tinh thần nhân văn, khích lệ tính thần ái quốc dân tộc trong đó. Tác phẩm của Lê Ngọc Thái có hơi thở ngôn ngữ điêu khắc hiện đại toả sáng mạnh mẽ, lối biểu đạt của anh rất khác với những nhà điêu khắc khác khi trong mỗi tác phẩm là một vấn đề được nhìn trực diện hơn, day dứt trong các tác phẩm Nỗi đau (2008), Hồi sinh (2009). Ở Huế có Phan Thanh Quang nổi lên từ sự tập trung cho chất liệu gỗ, anh biến tấu gỗ bằng nhiều cách chuyển nhịp khối và tạo dựng không gian riêng cho chúng, người ta nhìn thấy ở anh không chỉ niềm đam mê sáng tạo cháy bỏng mà còn là sự luôn tìm tòi, vươn lên, khám phá cái mới đầy tự tin của mình chỉ từ gỗ.

 

Lê Thành Nhơn, Cô gái Việt Nam, xi măng


Những mẫu hình ngôn ngữ điêu khắc thế giới đã có những tác động lớn đến các nghệ sỹ chúng ta nói chung, nhưng ở Huế - miền Trung giờ đây chúng không phải trải qua một sự chắt lọc nhọc nhằn như ở miền Bắc trước đây khi lúc thì giống Nga, giống Mỹ, lúc thì giống Pháp hay Đức nữa. Sự kế thừa và tiếp cận của điêu khắc Huế - miền Trung có đường tắt vừa đủ của nó, dù thực sự vẫn rất thiếu hụt thông tin nhưng đời sống sáng tạo điêu khắc Huế - miền Trung cũng có khoảng trời tự do hiếm hoi, cần thiết và quý giá, thậm chí vô cùng quý giá của chúng. Sự tự do lớn nhất của các nhà điêu khắc Huế - miền Trung có được là khi tự mình tìm kiếm con đường riêng, tạo dựng tiếng nói riêng để hạn chế bị trùng lắp và ảnh hưởng thanh danh của mình. Vì vậy có thể thấy một Nguyễn Hiền với Mất và còn (2006), Gương mặt Đà Lạt (2013), Trần Ngọc Anh với Huyền thoại biển (2005), Nguyễn Thái Quảng với Trương Chi (2006), Dạ khúc Trăng (2007), Hà Văn Sáu với những tác phẩm gò đồng, nhôm rất ấn tượng, lạ mắt như Em về đâu đêm nay (2013)... Phan Đình Tiến, Lê Ngọc Thái (Quảng Bình) với cái riêng khó trộn lẫn không chỉ ở khu vực mà còn có tầm toàn quốc. Chỉ qua 5 trại điêu khắc ở Huế cũng đủ để thấy ngôn ngữ điêu khắc đương đại đa dạng, nghịch biến và bí ẩn như thế nào, gần như vắng bóng dần xu hướng tả thực, xa dần sự dễ dãi, đơn giản, khu biệt của sự độc tôn hiện thực. Thời đại CNTT và sự tiện ích của nó giúp cho các nhà điêu khắc tiếp cận nhanh với nghệ thuật thế giới, với nhiều nguồn tư liệu hình ảnh đầy thuyết phục. Nhất là những nội dung phản ánh về những biến động chính trị của thế giới, những xung đột xã hội, sự tàn khốc của chiến tranh, đói nghèo... có ảnh hưởng nhanh nhạy với các nhà điêu khắc trẻ. Rất nhiều các khái niệm mới về ngôn ngữ điêu khắc đã được trình bày trong các trại sáng tác và Hội thảo nghệ thuật ở Huế, rất nhiều sự khám phá chất liệu, hình thức, kỹ thuật và đặc trưng mới của ngôn ngữ điêu khắc đã được hiện ra. Điều đó cho thấy các nguyên lý cổ điển về điêu khắc và sự xác định cái nghiệp của nghệ thuật khối đã có những thay đổi lớn. Giờ đây điêu khắc không chỉ là gỗ, đá, đồng.. muôn thủa, chất liệu điêu khắc gần như là đủ mọi thứ, ranh giới nghề và tính ngôn ngữ càng rộng thì càng làm cho bình diện biểu hiện của điêu khắc càng thoáng đạt. Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nhiều họa sỹ nhảy qua làm điêu khắc như họa sỹTrịnh Hoàng Tân (Quảng Trị) với những phù điêu về đề tài chiến tranh cách mạng, Nguyễn An (Huế) với khối điêu khắc đắp nổi giấy bồi theo phong cách biểu hiện khá nhất quán, nhưng cũng như Trần Tuấn (Huế) nghiêng sang nhiều hơn điêu khắc sắp đặt. Gần đây còn có họa sỹ trẻ Hồ Đăng Chính sáng tác điêu khắc chất liệu tổng hợp kim loại-gỗ-vải-sơn. Cũng có những họa sỹ làm cả tượng đài và có nhà điêu khắc giờ chuyển sang vẽ nhiều hơn như Mô Lô Kai vẽ lụa và bột màu, Phan Thế Bính vẽ sơn dầu, Vũ Hữu Chung với sơn mài đắp nổi dày như phù điêu. Hiện tượng này không chỉ có ở Huế - miền Trung mà là của cả nước và không chỉ xảy ra ở những nghệ sỹ trẻ mà cả những thế hệ có tuổi, những nghệ sỹ thành danh. Hiện nay ở Bắc miền Trung đội ngũ tác giả điếu khắc vẫn còn rất mỏng, đã vậy ở Hà Tĩnh lâu lắm chưa có tác giả điêu khắc nào được biết đến, gần dây có sự xuất hiện một cái tên mới là Trần Hương Ly trong dạng thức điêu khắc mảng miếng lắp ghép mặt phẳng. Trong một số workshop ở Huế, xuất hiện các tác phẩm điêu khắc động, điêu khắc trình chiếu tương tác, điêu khắc thị giác ảo, kỹ thuật số… Trong họạt động chung của điêu khắc tại các kỳ Festival Huế, có nhiều cách thức tương tác và tạo dựng ngôn ngũ điêu khắc mới xuất hiện, nảy sinh và có sự hiện diện của những tác phẩm rất nhiều chiều, nhiều góc nhìn không gian và có cả cả nghệ thuật khối sắp đặt đường phố của các nhà điêu khắc trẻ như sự kết nối nghệ thuật sắp đặt mang ngôn ngữ điêu khắc không gian của Trần Tuấn qua Mây biến thể (2012) trong định hướng nghệ thuật không gian-môi trường như một chiều ngôn ngữ mở của điêu khắc sắp đặt đương đại, dẫn đến thói quen cảm thụ tác phẩm điêu khắc cũng đã có những đổi thay mạnh mẽ. Ranh giới giữa nghệ thuật sắp đặt thuần khiết và tương tác điêu khắc sắp đặt của chúng là rất mong manh, dạng điêu khắc sắp đặt là một minh chứng cho sự đan xen và lấp lánh của nhiều bình diện không gian- ngôn ngữ điêu khắc, làm cho cảm quan thẩm mỹ điêu khắc có những điều mới nảy sinh thật khác biệt. Điều đó cũng chỉ ra rằng trong sự phát triển của mỹ thuật đương đại, mọi bình diện ranh giới loại thể chỉ còn mang tính tương đối và đó cũng là khoảng trời rộng lớn, dễ thở cho các nghệ sỹ trẻ sáng tạo. Chính vì vậy có thể kể thêm Nguyễn Tăng Hoàng với loại chân dung bằng composit mang phong cách cổ điển mới và Nguyễn Đăng Lướng, họa sỹ MTƯD lại là một nhà điêu khắc-gốm rất đặc trưng ở Huế. Anh cũng là họa sỹ hiếm hoi có tác phẩm trưng bày tại Triển lãm điêu khắc Haiku quốc tế tại Okinawa (Nhật Bản) năm 2013 cùng với 8 nhà điêu khắc khác ở Huế.

 

Trần Ngọc Anh, Sóng ngầm, đá


Điêu khắc càng hàn lâm thì càng quan tâm đến khối và không gian đặt để, biểu hiện, nhưng ngày nay khối có lúc không còn được tôn trọng toàn vẹn như trước, nhiều tác phẩm điêu khắc gần như triệt tiêu khối và coi nhẹ không gian để hướng về dạng biểu cảm mảng bẹt, lõm-âm hay tạo dựng không gian của khối ảo. Nhiều nhà điêu khắc trẻ tỏ ra không bận tâm quá nhiều đến khối, miễn sao họ đã cho thấy tận tâm sống thật hết mình với nó, vì vậy họ không ngần ngại băm nát khối, làm biến dị thói quen về khối không gian, nhiều khi làm cho ngôn ngữ cố hữu của điêu khắc là khối trở thành tản mạn mờ nhạt, nhưng qua đó lại rất gây chú ý về cái tôi, cái riêng của mình- đành rằng đôi lúc cực đoan nhưng cũng có lúc cần thiết khi khẳng định tố chất, phong cách sáng tạo của mỗi các nhân. Điêu khắc Huế - miền Trung không lùi, nhưng cũng không tiến lên phía trước được là bao, cho dù trong 10 năm dài ấy đã xuất hiện nhiều nhân tố mới có triển vọng. Trong sự vận động đa dạng và đầy hưng phấn của nhiều loại thể nghệ thuật tạo hình như hội hoạ, đồ hoạ, MTƯD... thì điêu khắc như “đủng đỉnh” đi về phía trước, chậm bởi mạch ngầm dữ dội, mãnh liệt có sức căng tâm lý trong đó như nhà điêu khắc Nguyễn Thái Quảng (Trưởng khoa Điêu khắc, Đại học Nghệ thuật Huế) tự đánh giá nhưng nhờ vậy chúng để lại và tạo ra những dấu ấn cần thiết của điêu khắc Huế - miền Trung trong hành trình chung của sự phát triển điêu khắc Việt Nam đương đại.

 

Molokai, Hữu nghị, đá

 

Hà Văn Sáu, Giã gạo, xi măng


Nhìn chung các nhà điêu khắc trẻ ở Huế - miền Trung ít đi theo lối mòn vạch sẵn “công nông binh” của các bậc cha chú, nơi mà ta thấy chủ yếu hướng đến phản ánh, miêu tả cuộc sống hiện thực xã hội, chủ đề chiến tranh cách mạng theo phong cách hiện thực. Các tác giả trẻ quan tâm nhiều hơn và thậm chí là rất nhiều sự thể hiện quan điểm sống và những trăn trở, suy nghĩ, về quá khứ, hiện tại, tương lai trong sự bày tỏ, diễn đạt táo bạo hơn, mới mẽ hơn, đầy tinh thần dám chấp nhận rủi ro hơn. Các nhà điêu khắc trẻ đều có cái nhìn riêng về cuộc sống, có thể rất khác thường, dị biệt một chút nhưng nhờ vậy mà cách tư duy, cách thể hiện lại khỏe khoắn, đột phá và đa dạng hơn. Phần lớn các nhà điêu khắc Huế - miền Trung đều có quan điểm sáng tạo cởi mở, tích cực, họ ý thức rõ trách nhiệm xã hội của mình để phản ánh và tham gia vào diễn đàn nghệ thuật của khu vực và trong nước, kể cả việc tác phẩm tham gia vào sự phản biện xã hội bằng những tác phẩm cụ thể, gai góc, nhạy cảm và có chiều sâu với nhiều lời đánh giá khác nhau theo quan điểm riêng của mình.
Những năm qua điêu khắc Huế - miền Trung đã có những phát triển về cả đội ngũ và tác phẩm, nhiều tác phẩm giàu chất khám phá mới, sáng tạo của các nhà điêu khắc miền Trung đã được biết đến. Nhiều thể loại mới chất liệu mới đã được khai thác, các nhà điêu khắc không chỉ sử dụng khối tròn, chắc, đóng kín mà đi vào khai thác những khối tương phản đối lập như lồi, lõm, đặc, thủng, khối đóng, khối mở,... việc kết hợp khối tương phản này đã tạo ra nhiều hiệu quả mới lạ và đầy biểu hiện đối với thị giác. Nếu ngôn ngữ của hội họa là hình khối, màu sắc, đường nét, là biểu hiện không gian thực lên mặt phẳng hai chiều thì ngôn ngữ của điêu khắc đương đại là mảng khối khúc chiết và rộng mở về biểu hiện, là quan hệ của các tác phẩm điêu khắc với không gian đa chiều ngày càng chặt chẽ, gần gũi trong sự tương tác với người xem, lôi kéo họ vào không gian tạo hình của mình.
Chúng ta vui mừng vì hiện nay lớp trẻ luôn xông xáo vào xu hướng hiện đại, vào sự nắm bắt cái mới, họ đã khẳng định được sức sáng tạo, sự chuyển mình của lớp trẻ. Một số nghệ sỹ rất trẻ như Nguyễn An (Huế) đeo đuổi một loại hình thể con người trong những tâm trang và biểu hiện khối thể biến động của chúng qua chất liệu giấy bồi hay tổng hợp. Tác phẩm Vỏ bọc của anh được trình bày nhiều lần, mỗi lần lại có biến đổi để hoàn thiện hơn. Nghệ thuật điêu khắc Huế - miền Trung đang phát triển mạnh, bắt nhịp cùng cuộc sống và nghệ thuật đương đại. Tuy nhiều tác giả đã có sự tìm tòi đa dạng ở chất liệu sử dụng, nhưng tác phẩm điêu khắc bằng chất liệu kim loại như sắt, thép trong sáng tác của điêu khắc miền Trung là không nhiều. Mặt khác, điêu khắc môi trường, điêu khắc phục vụ cho không gian đô thị, điêu khắc cảnh quan phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của nhân dân vẫn còn quá ít và gần như chỉ tập trung ở Huế.
Đối với mỹ thuật Huế - miền Trung, giữ vững mạch nguồn sáng tạo đối với điêu khắc là khó hơn rất nhiều so với các ngành khác như hội hoạ, mỹ thuật ứng dụng. Chính vì vậy không nơi nào ở đất nước cần có sự quan tâm bồi dường, phát triển đội ngũ sáng tác điêu khắc nói riêng và đội ngũ sáng tác mỹ thuật nói chung như ở đây. Các nghệ sỹ, đặc biệt là nhà điêu khắc trẻ cần có các diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sáng tạo, tiếp nhận thông tin và tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm. Nếu 10 năm mới có một triển lãm chuyên đề điêu khắc thì quả thật quá lâu, còn chỉ trưng bày trong triển lãm thường niên của khu vực thì cũng chẳng đi đến tận cùng được, vậy nên chăng tổ chức triển lãm toàn quốc ngắn hơn, 5 năm chẳng hạn. Bên cạnh đó là triển lãm điêu khắc trẻ tại khu vực 3 năm/lần hay toàn quốc 4 năm/lần để nghệ sỹ cả nước nói chung và Bắc miền Trung nói riêng có nhiều cơ hội công bố tác phẩm và có điều kiện học hỏi, phát triển chuyên môn nhiều hơn.

P.T.B

(Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 10/2014)

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/