Những miếng da lợn và một quan niệm thực hành nghệ thuật đương đại

Một đối thoại giữa nhà nghiên cứu nghệ thuật Vũ Huy Thông và nghệ sỹ Lại Diệu Hà xoay quanh tác phẩm ‘Bên dưới làn da - Under the Skin’ của Lại Diệu Hà và nhóm cộng sự Psyche Lab trong Triển lãm nghệ thuật đương đại ‘Ranh giới Vô định - Undefined Boundaries’ giữa Việt Nam và Hàn Quốc tại Hà Nội, tháng 3/2017...

Một đối thoại giữa nhà nghiên cứu nghệ thuật Vũ Huy Thông và nghệ sỹ Lại Diệu Hà xoay quanh tác phẩm ‘Bên dưới làn da - Under the Skin’ của Lại Diệu Hà và nhóm cộng sự Psyche Lab trong Triển lãm nghệ thuật đương đại ‘Ranh giới Vô định - Undefined Boundaries’ giữa Việt Nam và Hàn Quốc tại Hà Nội, tháng 3/2017. Đối thoại nhằm làm rõ quan niệm nghệ thuật, phương thức thể hiện, cấu trúc tác phẩm bên trong các phần trình diễn đầy nghi ngại, thách thức, gây sốc với da lợn, mỡ lợn của Lại Diệu Hà và các cộng sự.

 

Trích đoạn da lợn khô của tác phẩm sắp đặt đa phương tiện “Bên dưới làn da - Under the Skin”.Ảnh: Heritage Space & KCC

NNC Vũ Huy Thông: Cũng như rất nhiều tác phẩm của Lại Diệu Hà trong thời gian gần đây, hình thức của chúng thường mang tới cho người xem cảm giác mới lạ, độc đáo, và đôi khi rất kì dị. Vậy trước hết, tôi muốn chúng ta có thể trao đổi đôi điều về hình thức tác phẩm của các bạn, vì tại triển lãm “Ranh giới vô định”, tác phẩm của chị còn có sự kết hợp cùng các cộng sự trong nhóm Psycho Lab, vậy chị có thể nói một cách kĩ càng hơn về hình thức tác phẩm được không?

NS Lại Diệu Hà: Hoạt động nghệ thuật của tôi đến nay đã được 17 năm, chia làm ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, tôi hoàn toàn tập trung vào việc sử dụng cơ thể của mình để thí nghiệm, để mổ xẻ, để phân tích, để tái cấu trúc về lịch sử gia đình, lịch sử cá nhân cũng như là một phần lịch sử của thời điểm, bối cảnh hoạt động của các nghệ sỹ đương đại, tiêu biểu là nhóm nghệ sỹ trình diễn, đặc biệt chú trọng đến nhóm nghệ sỹ Nhà Sàn studio, nơi mà chúng tôi lớn lên, phát triển, và là một nền móng. Trong giai đoạn thứ nhất, tất cả tác phẩm của tôi đều có yếu tố đi sâu vào câu chuyện cá nhân, như một cách giải phóng, nó trở thành nguồn năng lượng trong một chuỗi rất dài các tác phẩm trình diễn trước công chúng ở Hà Nội và quốc tế. Giai đoạn thứ hai, sau những bộc lộ rất mạnh bạo về cá nhân, về performance art, tôi đặt ra những câu hỏi: “Làm thế nào để mình làm ra được những tác phẩm dài hơi hơn?”, “Có cần tới công chúng xem trực tiếp hay không?”,“Tương tác với cộng đồng xung quanh như thế nào?”, “Làm thế nào để tác phẩm không chỉ diễn ra ngắn ngủi trong vòng 15 đến 20 phút trên sân khấu, hay cần thiết phải đưa đến một cái gì khác nữa cho khán giả có thể nhìn thấy, sờ thấy, biết đến nhiều hơn về cuộc sống bên ngoài của tôi, của một nghệ sỹ?”. Và tôi quay trở lại tìm kiếm xem trong mình có khả năng nào mạnh nhất. Tôi phát hiện ra mình có khả năng khéo léo làm ra những đồ vật bằng vải, và những câu chuyện tiếp tục được đẩy sâu hơn nữa về những ám ảnh, quá khứ, về đời sống môi trường xung quanh. Bắt đầu từ năm 2012, tôi dành ra một khoảng thời gian 8 tháng, rất cực đoan, một mình trong studio, làm ra những đồ vật rất kì dị, lạ lẫm. Chúng cho tôi đi vào một thế giới mà hồi bé tôi bị ám ảnh, đó là những con thủy tức. Tôi đặc biệt rất mê loài sinh vật này. Bố tôi từng làm việc trong hệ thống nhà nước, có một giai đoạn ông làm việc với phía Liên Xô, ông có rất nhiều tư liệu thuộc về phòng thí nghiệm rất quý giá và hồi nhỏ tôi được nghịch những món đồ đấy. Tôi đã lôi kính lúp, bản kính vẽ, màu và rất nhiều thứ gọi là hiếm hoi vào thời điểm bao cấp, đi ra bờ ao gần nhà, soi xuống mặt nước và phát hiện ra mình mê đắm những con thủy tức vô cùng. Môi trường lúc ấy chưa bị tàn phá như bây giờ, những con thủy tức rất sống động… Tôi cứ giữ mãi những kỉ niệm đó theo mình. Khi tôi làm việc trong studio, đứng trước vải vóc và khả năng may vá, đứng trước kí ức như thế, tôi đã mô phỏng và tiếp tục nghiên cứu về đời sống, về đặc điểm sinh học, cấu trúc, khả năng sinh sản của thủy tức, và tự hỏi, liệu chúng có còn tồn tại ở môi trường bây giờ không?

 

Lại Diệu Hà trình diễn tương tác với các miếng da lợn tươi

NNC Vũ Huy Thông: Chị muốn nói là môi trường bị ô nhiễm như hiện nay?

NS Lại Diệu Hà: Đúng. Bởi môi trường hiện tại đều có biểu hiện ô nhiễm, nhất là Hà Nội và các đô thị. Biến đổi khí hậu đang làm cho tất cả mọi thứ bị hủy hoại, đôi lúc mọi người còn hay nói đùa với nhau là đến đỉa cũng không thể sống nổi! Và tôi tin loài thủy tức đã phần nào biến mất, hoặc nếu có thì cũng chỉ còn ở những nơi rất xa Hà Nội.

 

Cảnh trưng bày tác phẩm 'Bên dưới làn da - Under the Skin' trong phòng triển lãm của Heritage Space. Tác phẩm là tổ hợp bao gồm khung sắt hộp căng lưới B40 treo phủ kín bằng da lợn tươi và khô, 02 màn hình tivi video của Lại Diệu Hà và Phạm Mạnh Đức và một máy chiếu lớn video đầu tiên của seri thực hiện năm 2011 tại Nhà Sàn Studio.

Ảnh: Heritage Space & KCC

 

NNC Vũ Huy Thông: Vậy có thể nói một cách ngắn gọn về hai giai đoạn sáng tác của Lại Diệu Hà. Đầu tiên chị sử dụng ngôn ngữ cơ thể là chính, câu chuyện chủ yếu nói về vấn đề nội giới, ẩn ức, những câu chuyện cá nhân mang tên Lại Diệu Hà. Người ta có thể nhớ tới những màn trình diễn “gây sốc”, “hành xác”, thách thức ranh giới chịu đựng của cơ thể và tinh thần, luôn thu được những hồi phản trái chiều trong giới nghệ sỹ và công chúng. Giai đoạn thứ hai, chị không chỉ dùng cơ thể của mình để nói những câu chuyện cá nhân, mà bắt đầu thực hiện những tác phẩm mang tính vật thể hơn, ví dụ như series Thủy tức – dùng vải để khâu thành những hình thù rất kì dị, và có loạt tác phẩm chị sử dụng bóng bì lợn, như tác phẩm trong triển lãm “Ranh giới vô định”, những hình thức /chất liệu mới lạ trong môi trường sáng tạo nghệ thuật đương đại Việt Nam. Vậy hãy nói về hình thức tác phẩm chị đã sử dụng trong triển lãm lần này. Tôi nhớ đó là một cái lồng kim loại đan bằng lưới B40, trên có treo rất nhiều những miếng da lợn, có miếng đã khô, có những miếng vẫn còn ướt, cạnh đó là những video chị đã làm trong chuỗi trình diễn có liên quan đến bóng bì lợn. Trong buổi khai mạc triển lãm tại Heritage Space, chị cùng các đồng nghiệp trong nhóm Psycho Lab còn thực hiện một tác phẩm trình diễn nhóm. Vậy hãy nói rõ hơn, tại sao lại là tác phẩm về bóng bì lợn? Tại sao chị làm cái lồng kim loại, nó có ý nghĩa gì? Chị mong muốn đưa tới thông điệp gì khi sử dụng chất liệu và hình thức tác phẩm như thế?

NS Lại Diệu Hà: Tôi muốn lưu ý, chất liệu lần này không phải bóng bì lợn, mà là da lợn tươi và khô. Lí do là triển lãm trước đó tại CUC Gallery, bởi yêu cầu đặc thù của không gian đòi hỏi những chất liệu phải sạch sẽ, đã được xử lý mang tính bền vững, tôi đã sử dụng bóng bì lợn. Tác phẩm “Bên dưới làn da - Under the skin” lần này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc lựa chọn chất liệu nào. Chuyện bắt đầu từ việc nhóm của tôi đi làm phim tài liệu ở ngôi làng Bình Lương (xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên), nơi chuyên sản xuất các thực phẩm từ da lợn. Ở ngôi làng này chúng tôi đã tìm thấy điều thực sự nhóm đang theo đuổi trong dự án. Đó là tính bí ẩn, tính xã hội, tính địa phương và tính cực đoan.

 

Ảnh: Cao Trung Vinh

 

NNC Vũ Huy Thông: Tính bí ẩn ở đây phải chăng là sự lén lút né tránh kiểm soát của các cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm, hay chị muốn nhắc tới tính bí ẩn nào khác?

NS Lại Diệu Hà: Tôi nhận ra sự tương thích trong tính bí ẩn của ngôi làng Bình Lương và nhóm của mình ở chỗ, cả hai đều là các nhóm và cộng đồng nhỏ, sử dụng da lợn, còn khác ở cách thức và phương pháp làm việc. Làng Bình Lương làm ra sản phẩm cung cấp cho thị trường trong dây chuyền khép kín, tạo ra “thành phẩm” và việc đối mặt với dư luận khiến cho họ đề phòng bất cứ sự tiếp xúc nào. Còn chúng tôi luôn cởi mở, lược bỏ những rào cản để đưa sản phẩm là “tác phẩm” đến gần với công chúng hơn. Chúng tôi là một nhóm đang manh nha thử nghiệm nghệ thuật, các thành viên có xuất phát điểm không phải là nghệ sỹ chuyên nghiệp, họ gặp nhau vì tình yêu nghệ thuật, các sản phẩm của chúng tôi đều thiên về tính nội, tính địa phương rất rõ rệt và tôi cũng nhận ra tính địa phương rất cao ở ngôi làng Bình Lương đấy.

 

Cảnh trình diễn của 4 thành viên nhóm Psyche Lab: Lại Diệu Hà, Phạm Mạnh Đức, Nguyễn Hà Thành và Trần Quỳnh Trang. Trình diễn trực tiếp trong buổi khai mạc triển lãm ‘Ranh giới Vô định - Undefined Boundaries’ tại Heritage Space ngày 04/03/2017.Ảnh: Heritage Space & KCC


 

NNC Vũ Huy Thông: Chúng ta sẽ lại nói rõ hơn về da lợn, về bóng bì, có lẽ chúng có tính biểu tượng nào đó phải không? Nó không chỉ đơn thuần là miếng da của một con lợn, nó có thể biểu tượng cho cơ thể sống, và trong việc chị miêu tả về cách mà những người dân Bình Lương xử lý miếng da lợn, có cái gì thuộc về quy trình phân hủy của cơ thể sống? Khả năng liên tưởng về cơ thể sống bị mổ xẻ, nhào thuộc và cuối cùng là sự chuyển hóa thành sản phẩm tiêu dùng? Tại sao chị lại lựa chọn chất liệu da đó cho một loạt các tác phẩm trình diễn của mình?

NS Lại Diệu Hà: Quay trở lại những tác phẩm trình diễn mà các bạn có thể xem qua video tư liệu xuất hiện trong tác phẩm “Bên dưới làn da - Under the skin”. Đối với cảm nhận của tôi, những miếng da đó biểu trưng cho chính tôi, cho nghệ sỹ miền Bắc. Và tôi cực kì thích tác phẩm này1 trong loạt trình diễn của mình bởi nó là sự biểu hiện cao nhất cho tính địa phương, tính bí ẩn, tính xã hội, tính áp lực. Bản thân tôi khi làm tác phẩm này cũng phải chịu rất nhiều áp lực từ phía đồng nghiệp, báo chí. Tôi thích chất liệu da này bởi như tôi nói, nó chính là một tuyên ngôn, một đại diện. Theo như tôi quan sát và đọc những nghiên cứu thì lợn là một loài vật rất thông minh, và nó là loài động vật duy nhất cống hiến rất bền bỉ, trở thành nguồn thực phẩm chính cho đời sống của con người. Vậy nhưng con người cố gắng xóa đi vai trò, căn tính của nó. Bên cạnh đó, quá trình nuôi dưỡng, xẻ thịt, phân bổ vào đời sống là một sự chịu đựng rất lớn của loài lợn. Tôi thấy vô cùng hòa nhập và cảm thông, giữa da của những con lợn đó với da của tôi. Và trong triển lãm “Ranh giới vô định” diễn ra tại không gian Heritage Space vừa qua, tôi cũng tiến hành một nghi lễ tưởng nhớ quá trình đồng hành cùng những miếng da lợn đó.

 

NNC Vũ Huy Thông: Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, lợn là loài vật nuôi cống hiến từ xưa đến nay cho con người nguồn thực phẩm rất nhiều dinh dưỡng, nó là một biểu tượng của sự hiến tế cho đời sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, con lợn trong văn hóa Việt Nam cũng tồn tại như một ẩn dụ của sự ngu dốt, hoặc tượng trưng cho những tính chất rất tiêu cực. Và chị luôn muốn sử dụng hình ảnh của con lợn, cụ thể là những miếng da lợn như một cách thể hiện sự đồng cảm sâu sắc giữa mình và loài vật đó?

NS Lại Diệu Hà: Tôi khá thích cách dùng từ “hiến tế” của anh. Bởi vì sau một thời gian dài tôi đã đi sâu nghiên cứu tác phẩm của mình, đã đẩy được ba giai đoạn và tôi thấy từ “hiến tế” là rất phù hợp. Trong tác phẩm trình diễn trước, đầu tiên tôi đặt tên là “Đau ở đây”, lúc ấy, bản thân tôi cũng là một vật hiến tế, tôi và con lợn đều là vật hiến tế cho bối cảnh lúc đó. Thứ hai là thời gian gần đây, tôi được nghe thông tin về triển lãm “Bảo tồn sức sống” (Conversation of Vitality) tại CUC gallery, có hai nhà tài phiệt định mua tác phẩm của tôi nhưng sau khi nghiên cứu và đắn đo rất kĩ, họ phát hiện ra tác phẩm có sử dụng chất liệu da lợn, ngay lập tức họ đã hủy ý định bởi họ tôn trọng con lợn và con lợn chính là một vị thần của họ. Và mặc dù hơi buồn và cảm thấy thiệt thòi khi không bán được tác phẩm, sau tôi vẫn thấy rất vui khi biết được rằng, ở đâu đó trên thế giới, con lợn cũng được tôn trọng, được bảo vệ như mọi loài động vật khác. Từ đó tôi nghĩ lại về tất cả các phương pháp, thủ pháp mà tôi đang làm, mặc dù nó đều đặt ra vấn đề về sự chết chóc, khốc liệt và có vẻ kì dị, nhưng trong đó tôi luôn ngầm ý gửi gắm một thông điệp về sự phát triển, sự nảy sinh từ cái chết, và nó mang một vẻ đẹp của bản chất chứ không chỉ là những biểu hiện bề ngoài.

 

NNC Vũ Huy Thông: Bây giờ chúng ta sẽ nói rõ hơn về vai trò của các đồng nghiệp cùng trình diễn với bạn trong buổi khai mạc triển lãm “Ranh giới vô định” tại Heritage Space. Ngoài Lại Diệu Hà, vai diễn của họ có ý nghĩa gì?

NS Lại Diệu Hà: Chúng tôi đã làm việc với nhau khoảng hai năm rưỡi, nhóm Psycho Lab có rất nhiều thành viên, nhưng buổi biểu diễn hôm đó gồm bốn người: võ sư Phạm Mạnh Đức, nhà tâm lý học Nguyễn Hà Thành, diễn viên, phiên dịch viên Trần Quỳnh Trang và tôi. Tại sao chúng tôi lại lấy tên tác phẩm là “Under the skin” (Phía dưới làn da – V.H.T), vì cái tên đấy gợi cho chúng tôi rất nhiều chiều va chạm của giác quan.Ví dụ như Phạm Mạnh Đức môn phái Vịnh Xuân Quyền, anh ấy sẽ phải có rất nhiều cảm giác của tay, của “tâm, sinh, thể” để khi tiếp xúc với người tập, sự giao tay, không đơn thuần chỉ là cái chạm giữa hai người tập mà là sự nghiên cứu lẫn nhau, tập trung cao độ để điều khiển các cơ sinh học lỏng nhưng bền chặt, uyển chuyển tạo ra sức mạnh giữa vẻ đẹp của người biết đánh thức nội tại bản thân bên trong và bên ngoài đối phương. Nó khá thú vị và đòi hỏi chính tôi phải nghiên cứu dài lâu. Yếu tố tiếp theo, đây là lần thứ hai hai chúng tôi đưa tác phẩm của nhóm ra với công chúng, không khỏi có nhiều băn khoăn. Tất nhiên, tác phẩm cũng bắt đầu từ những nghiên cứu của cá nhân tôi về các vấn đề như “psycho drama therapy” (Liệu pháp kịch tâm lý – V.H.T), tính xã hội, performance / trình diễn, tôi cũng muốn tác phẩm sẽ nhầy nhụa với tất cả các giác quan. Tôi cũng thấy rất hồi hộp và lo lắng khi biết rằng trong suốt thời gian diễn ra triển lãm, mỗi ngày tác phẩm đều có sự biến đổi, nó có mùi hơn, bị mốc… và tôi biết khán giả sẽ thấy rất khó chịu, nhưng nó chính là một phần của tác phẩm, tôi muốn nó trần trụi hết sức có thể.

 

NNC Vũ Huy Thông: Tuy vậy, vai diễn cụ thể của mỗi thành viên là gì?

NS Lại Diệu Hà: Các bạn có thể thấy trong không gian của Heritage Space, trên tường chiếu một tác phẩm trình diễn cũ của tôi – là bóng bì da lợn, trực tiếp là trình diễn nghi lễ với da lợn của tôi. Tôi cố gắng hòa nhập đến mức có thể với con lợn bằng cách ăn mỡ của chúng, ve vuốt tấm da của chúng. Tôi gọi đó là một thứ nghi lễ để tưởng niệm một lần nữa sự khốc liệt, trần trụi của những tấm da lợn tươi. Nguyễn Hà Thành quyết định rằng cô ấy chỉ thích ở trong cái lồng, sẽ tương tác với những miếng da lợn được treo ở trên lồng và với 2 video đang chiếu (qua 2 TV đặt trên mặt đất – V.H.T), Hà Thành là một nhà tâm lý, luôn muốn quan sát người khác qua sự im lìm của cô ấy. Chúng tôi cũng đã tranh cãi rất nhiều về vấn đề đó. Chúng tôi cùng khích lệ nhau. Hà Thành muốn làm điều gì đó vượt lên chuyên ngành của mình, cũng là một lần đi sâu hơn vào tâm lý của chính cô.

 

Trình diễn tương tác của Trần Quỳnh Trang (trên) và Nguyễn Hà Thành (dưới) với tác phẩm sắp đặt.

 

NNC Vũ Huy Thông: Như vậy, trường hợp của Nguyễn Hà Thành là một sự đổi vai, từ một người chuyên quan sát, lắng nghe, trị liệu cho người khác, trở thành một người bị quan sát, vì cô ấy ở trong cái lồng xung quanh rất nhiều khán giả, mọi người sẽ quan sát cô ấy. Cô ấy muốn thử nghiệm cảm giác mới? Thế còn Trần Quỳnh Trang và Phạm Mạnh Đức? Theo như tôi thấy, phần trình diễn của họ gợi liên tưởng đến câu chuyện của một cặp đôi, có vẻ gì đấy rất đau đớn của vai nữ, vai nam rất lạnh lùng giống như không có bất cứ sự quan tâm gì đến cô gái, mặc dù vai nữ bày tỏ một mong muốn được chia sẻ, được nương tựa. Cô ấy rất vật vã và khóc rất thật khi trình diễn, vậy có câu chuyện cụ thể nào không?

NS Lại Diệu Hà: Quỳnh Trang là một diễn viên thể nghiệm, là một phiên dịch viên và đồng thời là một geisha. Cô ấy là người chuyên lắng nghe những tâm sự, bức bối của khách hàng người Nhật. Trong cô ấy có tính dục rất mạnh. Và trong buổi trình diễn hôm đó, cô ấy cũng cố gắng ăn mặc để phô bày cơ thể của mình, không mặc áo lót cũng có thể xem là một thứ khá giải phóng ở Việt Nam. Cô ấy thực sự dùng Phạm Mạnh Đức là đối tượng để quyến rũ. Trong buổi trình diễn, hai người luôn thể hiện sự đối lập. Cố gắng tránh xa và cố tình tấn công. Khi cô bật khóc, cảm xúc dành cho khán giả là rất mạnh.

 

NNC Vũ Huy Thông: Đúng thế, tuy vậy khán giả cũng sẽ đặt câu hỏi, đạo cụ diễn xuất là những tấm da lợn có vai trò gì trong màn trình diễn của hai nghệ sỹ?

NS Lại Diệu Hà: Bắt đầu buổi trình diễn, Mạnh Đức ngồi im và dùng ngón tay chỉ lên đầu, đó là biểu tượng nghi vấn, một tính cách đặc trưng của Đức. Tôi còn thấy Đức tôn thờ dấu hỏi, dấu nghi vấn. Đức đã trải ra sàn, vuốt cho phẳng những miếng da lợn, trải lên người Trang, tiếp tục vuốt và người Trang quấn thành một con lợn da rất đẹp. Theo như tôi biết, đó là hành động biểu hiện tâm tưởng của Đức.

 

Trình diễn của Phạm Mạnh Đức với da lợn tươi. Ảnh: Cao Trung Vinh

 

NNC Vũ Huy Thông: Vậy tính biểu tượng của nó là gì? Muốn có thêm một làn da khác? Hay hành động vuốt ve như đang thực hiện một nghi lễ đó muốn nói rằng, vẻ bên ngoài dẫu nó có nhầy nhụa, bốc mùi nhưng vẫn cần được trân trọng?

NS Lại Diệu Hà: Đúng, tính biểu tượng của tác phẩm chính là ở chỗ đó. Nói đến màu da, trang phục và hành động, sự gợi cảm của Trang đều nằm trong cái gọi là tính nữ. Chúng tôi dùng con lợn như một con lợn thần hiến tế, biểu tượng cho sự gợi cảm, phồn thực.

 

NNC Vũ Huy Thông: Câu hỏi cuối là dự định về tương lai cho chuỗi tác phẩm của các bạn?

NS Lại Diệu Hà: Tôi cũng suy nghĩ về việc cũng không thể để những miếng da lợn trần trụi như vậy được, vì sự trân trọng cũng cần phải đạt đến sự chuyên nghiệp hơn. Tôi cũng có dự định sẽ thu gom tất cả những miếng da lợn đó, khâu lại trong một cái bọc chất liệu trong suốt, tạo thành hình như một em bé, một bào thai trong bọc nước ối. Tôi muốn những tấm da này sẽ cách xa với mắt nhìn và cảm giác của người xem, để người ta không còn nhìn thấy cái chết chóc của lợn, cái trần trụi thái quá như vậy nữa, và cũng là một cách an toàn hơn để tránh ẩm mốc hay bệnh truyền nhiễm, tôi định xử lý những tấm da thành cái vật thể như thế.

 

NNC Vũ Huy Thông: Xin cảm ơn chị về buổi trò chuyện thẳng thắn và cởi mở!     

 

 

V.H.T

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/