TRUY TÌM HAI BỨC PHÙ ĐIÊU - DI SẢN MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

05/06/2019
Từ hàng chục năm nay, trong giới mỹ thuật Hà Nội vẫn lan truyền câu chuyện rằng có hai bức phù điêu khổng lồ nằm trên bức tường phía sau nhà dạy hình họa của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam,

Trong dòng chảy của lịch sử mỹ thuật Việt Nam, sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1924 là một dấu mốc đánh dấu sự giao thoa nghệ thuật giữa phương Đông và phương Tây, giữa Việt Nam và Pháp. Ngôi trường này - tiền thân của Trường Mỹ thuật Việt Nam - trong hơn 20 năm tồn tại ngắn ngủi (1924-1945) đã trở thành cái nôi đào tạo nên nhiều  thế hệ hoạ sỹ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư với rất nhiều công trình nghệ thuật cột mốc của lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam.  

Tuy nhiên, rất đáng tiếc, trong di sản nghệ thuật điêu khắc hiện đại Việt Nam, những tác phẩm để lại của giai đoạn hình thành và phát triển của Trường Mỹ thuật Đông Dương hầu như không đáng kể. Có hai lý do:

1. Số lượng các nhà điêu khắc được đào tạo trong thời kỳ này là cực kỳ ít so với số lượng các hoạ sỹ (tỷ lệ khoảng 10/118, theo con số thống kê chưa hoàn toàn tuyệt đối chính xác) [1];

2. Các nhà điêu khắc tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương do hoàn cảnh khó khăn về nguyên vật liệu và điều kiện hành nghề nên để lại rất ít tác phẩm, hoặc họ dần dần chuyển sang hoạt động hội họa là chính (ví dụ như Vũ Cao Đàm, Nguyễn Thị Kim,… );

Vì thế, việc phát hiện, sưu tầm, và bảo tồn các tác phẩm điêu khắc trong giai đoạn này là công việc cực kỳ khó khăn, nhưng vì thế càng có ý nghĩa.

 

Ảnh chụp một bức phù điêu trang trí Cung Đông Dương tại Đấu xảo Thuộc địa Quốc tế năm 1931 do Trường Mỹ thuật Đông Dương thực hiện. [2]

 

Từ hàng chục năm nay, trong giới mỹ thuật Hà Nội vẫn lan truyền câu chuyện rằng có hai bức phù điêu khổng lồ nằm trên bức tường phía sau nhà dạy hình họa của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, cũng là 1 ngôi nhà còn sót lại của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Mặt hai bức phù điêu hướng ra phía ngoài đoạn cuối con phố Trần Quốc Toản nối từ phố Yết Kiêu đến đường Lê Duẩn. Rất đáng tiếc, không hiểu vì một lý do gì, mấy chục năm nay đoạn phố chạy dọc theo hông trường mỹ thuật này bị rào chắn lại, và do Bộ Công An sử dụng tạm thời (Thời gian “tạm thời” này cũng không biết còn kéo dài đến bao lâu nữa ?!). Cư dân quanh trường và sinh viên mỹ thuật vẫn hay gọi đây là “đoạn phố cấm”. Chỉ những ai đi qua con đường này trước những năm 1960, khi “đoạn phố cấm” chưa bị rào lại, thì mới có thể trông thấy rõ hai bức phù điêu.

Để truy tìm vết tích hai bức phù điêu khổng lồ, di sản của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại thời trứng nước 1930-1945, chúng tôi đã tìm gặp và phỏng vấn một số người có trách nhiệm và/hoặc từng tiếp cận chúng.

Theo PGS. TS. Lê Văn Sửu, Hiệu trưởng hiện nay của Trường Đại học Mỹ thuật VN, nhà trường đã biết về sự tồn tại từ lâu của hai bức phù điêu khổ lớn này, và đã từng làm công văn đề nghị được khảo sát và nếu có thể thì làm khuôn cao su để phục dựng lại phiên bản của hai bức phù điêu quý, song vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của cơ quan láng giềng - đơn vị đang tạm sử dụng “đoạn phố cấm”. Cũng theo ông Hiệu trưởng, hiện nay tất cả các hồ sơ tư liệu lưu trữ của Trường Đại học Mỹ thuật VN đều không có ảnh chụp hai bức phù điêu quý này.

Nhà giáo nhân dân, PGS, Hoạ sỹ Lê Anh Vân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật VN, cho biết ông từng nhìn thấy hai bức phù điêu này: “chúng lớn lắm, nằm ở tầm cao trên đầu người; mầu nâu sa thạch; thể hiện các hình tượng nông dân.” Ông cũng than thở rằng tuy đã nhìn thấy hai bức phù điêu nhưng ông không hề có bức ảnh nào chụp chúng cả.

Trong ký ức lão hoạ sỹ Thành Chương, trước kia khu vực bên cạnh Trường Đại học Mỹ thuật VN, phía bên kia “đoạn phố cấm”, là một khu triển lãm. Mảng tường có hai bức phù điêu quay ra mặt phố, vì không hề có vật cản, nên trông rất rõ. Sau một vụ hoả hoạn do chính mắt ông chứng kiến, khoảng 1960-1961, thì toàn bộ khu đất này và đoạn phố Trần Quốc Toản chạy giữa trường và khu triển lãm mới bị rào chắn lại. Rồi sau đó, có một cơ quan xây dựng các toà nhà làm việc trên khu đất triển lãm cũ, và họ cũng tạm sử dụng luôn đoạn đường ven trường. Kể từ đó, đoạn đường này được coi là “đoạn phố cấm”. Hoạ sỹ Thành Chương cũng tận mắt chứng kiến “hai bức phù điêu kia vẫn an toàn sau vụ cháy, nhưng từ khi vào học sơ trung tại Trường Đại học Mỹ thuật VN, tôi và các bạn học đã không còn được tự do đi lại qua ‘đoạn phố cấm’ này, cho nên những hình ảnh chi tiết của bức phù điêu đã hoàn toàn nhạt nhoà.”

Hoạ sỹ Nguyễn Đức Hoà, năm nay đã ngoài 60 tuổi, một cựu sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, người có trí nhớ đặc biệt, có thời gian dài sống khu tập thể trong Trường Mỹ thuật (42 Yết Kiêu), bồi hồi nhớ lại rằng ông có thấy thấp thoáng vài lần hai bức phù điêu, từ hồi bao cấp, song cũng không có bức ảnh chụp nào. Hỏi ông có thể phác hoạ lại chúng không, thì ông lắc đầu và rằng “ký ức quá xa xăm, mà thời đó chúng tôi quá trẻ, đâu có nghĩ hai bức phù điêu này rồi sẽ là di sản Mỹ thuật Đông Dương, nên chẳng ai có ý thức vẽ lại hay chụp ảnh chúng.”

Một trong những người chúng tôi tìm đến với hy vọng tràn đầy là nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, người quan tâm một cách có hệ thống tư liệu lịch sử mỹ thuật Việt Nam, cũng là người tham gia sưu tầm tư liệu để xuất bản cuốn sách “Trường Mỹ thuật Hà Nội 1925-1990” (năm 1990). Sau khi kể lại quá trình hình thành ngôi nhà thủa ban đầu của Giáo sư Hiệu trưởng Victor Tardieu, những khu giảng đường của các ban điêu khắc và hội hoạ Trường Mỹ thuật Đông Dương, rồi đến những công trình xây dựng về sau của Trường Mỹ thuật Việt Nam, ông vẽ phác sơ đồ vị trí của các toà nhà, đánh dấu vị trí hai bức phù điêu gắn trên bức tường quay ra “Rue Reinach” ngày trước (phố Trần Quốc Toản). Nhưng, thất vọng làm sao, khi chúng tôi hỏi xin ông vài bức ảnh hoặc bản phác hoạ mô tả hai bức phù điêu thì mới biết ông cũng “không có bức ảnh nào cả, ký họa ghi chép cũng không”.

Tưởng chừng việc tìm lại hình ảnh hai bức phù điêu kia hoàn toàn bế tắc, thì mới đây, chúng tôi bất ngờ và ngỡ ngàng khi phát hiện ra một bức ảnh đen trắng in trong cuốn sách “Trois école d’art de l’Indochine: Hanoi, Phnom-Penh, Bien-Hoa”, do Nha học chính Đông Dương chủ biên, ấn hành năm 1931, chụp một bức phù điêu ghép từ 03 tấm khổ lớn.

Dòng chữ đề dưới tấm ảnh nguyên văn như sau:

“ECOLE DES BEAUX-ARTS DE HANOI: FRISE DÉCORATIVE EN BAS RELIEF POUR LE PALAIS DE L’INDOCHINE A L’EXPOSITION COLONIALE INTERNATIONALE DE 1931”

Nghĩa là:

“Trường Mỹ thuật Hà Nội: Mảng trang trí phù điêu của Cung Đông Dương tại Đấu xảo Thuộc địa Quốc tế năm 1931”.

Những hình tượng chài lưới, đánh cá, chèo thuyền… được khắc hoạ trên bức phù điêu cho thấy chủ đề của nó là “Ngư nghiệp” (Xin tạm gọi tên nó là bức phù điêu “Ngư nghiệp”).

Theo linh tính, đây là ảnh chụp của một trong hai bức phù điêu quý giá đang là mục tiêu truy lùng. Và niềm hy vọng lại loé lên.

Từ ảnh chụp bức phù điêu này, chúng tôi phỏng đoán bức phù điêu thứ hai hầu như chắc chắn phải có chủ đề “Nông nghiệp”, bởi vì nông nghiệp và ngư nghiệp là hai nghề chính của người nông dân nước ta thời Pháp thuộc. Hơn nữa, những hình tượng người nông phu vạm vỡ hay thôn nữ khoẻ khoắn có duyên phảng phất khí chất “hương xa” này mà trang trí cho Khu triển lãm của Đông Dương của Đấu xảo Thuộc địa thì thật thích hợp.

Hoàn toàn không mê tín, nhưng trong thâm tâm, chúng tôi cảm thấy hình như các cụ Đông Dương đã bắt đầu phù trợ cho công cuộc dò tìm những dấu vết lịch sử của ngôi trường khai sinh ra nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại này.

Sau khi tìm được tấm ảnh chụp bức phù điêu thứ nhất, vào một ngày đẹp trời, một người bạn liên lạc và cho biết có thể giúp chúng tôi tìm được những bức ảnh chụp “HAI BỨC PHÙ ĐIÊU ĐANG GẮN TRÊN BỨC TƯỜNG CỦA TRƯỜNG MỸ THUẬT”. Thật ư? Bạn có thể làm được cái việc mà vị hiệu trưởng trường mỹ thuật đã không thể làm được dù đã gửi công văn đề nghị trên danh nghĩa một cơ quan nhà nước?

Và quả thực chỉ một tuần sau đó, chúng tôi đã nhận được những tấm ảnh màu vô giá, PHÁT LỘ HÌNH ẢNH HAI BỨC PHÙ ĐIÊU DI SẢN QUÝ BÁU CỦA MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG mà bấy lâu nay chúng tôi ao ước được một lần nhìn thấy chúng – dù chỉ là hình ảnh đen trắng hay phác hoạ.  

Trong số các tấm ảnh chúng tôi nhận được có những hình ảnh chài lưới thân quen, khẳng định  bức phù điêu “Ngư nghiệp” trong cuốn ““Trois école d’art de l’Indochine …” đúng là một trong hai tác phẩm điêu khắc kinh điển vẫn đang tồn tại ngay trên bức tường của Trường Mỹ thuật Việt Nam.

 

Ảnh chụp toàn cảnh bức phù điêu “Ngư nghiệp” không được nét lắm, cho thấy vị trí chụp rất khó khăn. ©Hà Nguyễn, 2019.


Ảnh chụp gần bức phù điêu “Ngư nghiệp” ©Hà Nguyễn, 2019.

 

Ảnh chụp bức phù điêu “Nông nghiệp” ©Hà Nguyễn, 2019.


Ảnh chụp bức phù điêu “Nông nghiệp”, cho thấy tình trạng bị kẹp giữa bức tường và khối nhà phía trước. ©Hà Nguyễn, 2019.

 

Tuyệt vời hơn nữa, trước mắt chúng tôi đã hiện ra rõ mồn một ảnh chụp bức phù điêu thứ hai với những hình tượng thôn nữ gồng gánh thóc lúa, các anh nông phu vác cày, nhổ mạ, … được khắc hoạ rất đẹp - một vẻ đẹp thô mộc như những pho tượng đình chùa dân gian. Tuy không được chụp ở những góc chụp chính diện hay toàn cảnh, những bức ảnh màu này đã khẳng định dự đoán hoàn toàn chính xác của tôi về bức phù điêu thứ hai: chủ đề “Nông nghiệp”.

Và càng thú vị làm sao, khi so sánh các bức ảnh màu mới chụp với một số bức ảnh đen trắng tôi sưu tầm được liên quan tới Vũ Cao Đàm và các đồng nghiệp học điêu khắc Georges Khánh, Lê Tiến Phúc - những cựu sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương khoá 1 và khoá 2 - chúng tôi nhận thấy đúng là bức phù điêu “Ngư nghiệp” đã được các thầy trò và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương thể hiện vào năm 1930 - chí ít cũng là ba người sinh viên điêu khắc đã chụp ảnh bên bức phù điêu. Ngoài ra, so sánh kích thước phù điêu với khổ người của các sinh viên điêu khắc đứng/ngồi bên cạnh, có thể ước tính hai bức phù điêu này rộng chừng 7 đến 8 mét và cao khoảng 2 mét.

Quả là một cuộc trùng phùng ‘song hỷ lâm môn’, niềm vui tiếp niềm vui.

Cuộc truy tìm hình ảnh hai bức phù điêu khổng lồ trên “bức tường di sản của Trường Mỹ thuật Đông Dương” giờ đây có thể tạm coi là có kết quả khá mỹ mãn.


Lê Tiến Phúc, Georges Khánh và Vũ Cao Đàm, chụp ngày 13/6/1930, bên bức phác thảo phù điêu

chuẩn bị cho Đấu xảo Thuộc địa 1931. ©maguytran-pinterville.com

 

Vũ Cao Đàm chụp trước bức phù điêu “Nông nghiệp”, khoảng 1930. ©fundacion-jakober.blogspot.com

 

Đã có thể kết luận rằng:

  1. Hai bức phù điêu “Nông nghiệp” và “Ngư nghiệp” khổ lớn, mỗi bức có diện tích khoảng 15 mét vuông, hiện nay vẫn tồn tại trên bức tường của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam trong tình trạng khá tốt.
  2. Vị trí hiện nay của hai bức phù điêu không thuận lợi cho việc nghiên cứu, bảo tồn, phục chế cũng như quảng bá, giáo dục, do bị một khối nhà phía trước áp sát mặt (cách khoảng 50-60 cm) cùng với rất nhiều hệ thống dây cáp chạy chèn ở khoảng không gian xen kẹt;
  3. Hai bức phù điêu này đúng là các tác phẩm điêu khắc được các giáo sư và học sinh của Trường Mỹ thuật Đông Dương thực hiện vào khoảng thời gian 1930-1929, nhằm chuẩn bị cho việc trần thiết Cung Đông Dương tại Đấu xảo Thuộc địa Quốc tế ở Paris, Pháp, năm 1931.

Để câu chuyện truy tìm hai bức phù điêu này đi đến hồi kết có hậu; để bảo vệ và tôn vinh các giá trị di sản nghệ thuậtdi tích lịch sử văn hoá, thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vì lượi ích của toàn xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, cũng là thiết thực kỷ niệm 95 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, chúng tôi xin kiến nghị:

1. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam cần khẩn trương thành lập các hội đồng thẩm định, đánh giá tổng quát tình trạng vật lý và giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của hai bức phù điêu; căn cứ vào mức độ giá trị được các hội đồng đánh giá, có kế hoạch bảo tồn và tiến tới đề nghị công nhận hai bức phù điêu này là “Di tích lịch sử văn hoá” của thành phố Hà Nội, hoặc “Di sản văn hoá vật thể” của quốc gia [4].

2. Chính quyền thành phố Hà Nội và các cơ quan hữu quan trong một tương lai không xa  cho khai thông lại đoạn đường bị ngăn rào hiện nay (đoạn cuối của phố Trần Quốc Toản, nối từ phố Yết Kiêu đến đường Lê Duẩn), tạo điều kiện để các nghệ sỹ, giới nghiên cứu lịch sử mỹ thuật và nhất là công chúng yêu mến nghệ thuật và di sản có cơ hội được thưởng lãm hai bức phù điêu quý giá này, và như thế cũng là góp phần thực hiện quyền được tiếp cận các di sản văn hoá của nhân dân trong nước và du khách quốc tế. 

Trong tình hình nhiều di tích lịch sử bị xâm hại, nhiều bảo vật văn hoá của nước ta chưa được bảo tồn đúng mức, thì những ứng xử có văn hoá, phù hợp với Luật Di sản văn hóa, đối với trường hợp hai bức phù điêu nói trên của Trường Mỹ thuật Đông Dương sẽ có tác động tốt tới ý thức của toàn xã hội trong việc bảo tồn tôn tạo các di tích, di sản, góp phần sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

PL & AT

Bài đã in trong Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh Số tháng 5/2019

 

Tài liệu tham khảo

[1]. Theo tập sách “Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1925-1990” (Tư liệu lưu hành nội bộ, xuất bản tại Hà Nội, 1990, 252 trang), trong 18 khoá của Trường Mỹ thuật Đông Dương, từ 149 người trúng tuyển đã có 118 người tốt nghiệp ban hội hoạ, 10 người tốt nghiệp ban điêu khắc. Mười người tốt nghiệp ban điêu khắc gồm: Georges Khánh, Vũ Cao Đàm, Lê Tiến Phúc, Trần Ngọc Quyên, Đinh Khang, Trương Đình Ỷ, Phạm Gia Giang, Trần Văn Lắm, Nguyễn Thị Kim, Diệp Minh Châu.

[2]. Sách “Trois école d’art de l’Indochine: Hanoi, Phnom-Penh, Bien-Hoa”, Hanoi, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1931;

[3]. Các tác giả chân thành cám ơn Hà Nguyễn đã cho sử dụng tư liệu ảnh từ kho tư liệu cá nhân;

[4]. Theo “Luật của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 28/2001/QH10 về di sản văn hoá”;

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/