Hành lang pháp lý về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm ngày càng hiệu quả

31/05/2024
Ngày 30/5, Bộ VHTTDL đã khai mạc Hội nghị Tập huấn công tác quản lý nhà nước về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm khu vực phía Bắc tại TP. Hải Phòng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Tạ Quang Đông khẳng định, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, hoạt động nghệ thuật nói chung và lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ; là một trong những lĩnh vực quan trọng của văn hóa nghệ thuật.

Theo Thứ trưởng, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm được các cơ quan chức năng từ Trung ương đến cơ sở thực hiện một cách bài bản, hiệu quả, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân.

Hành lang pháp lý về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm ngày càng hiệu quả - ảnh 2
Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Mã Thế Anh phát biểu tại Hội nghị

Nhiều hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm được tổ chức trong và ngoài nước góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Bên cạnh đó, công tác quản lý trong các lĩnh vực này cũng đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc, nhiều cơ quan, đơn vị còn gặp lúng túng.

Mục đích của Hội nghị tập tập huấn nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm những quy định pháp luật có liên quan.

"Chương trình tập huấn tập trung cung cấp, trang bị những kiến thức chuyên sâu về các quy định cũng như những điểm mới của các văn bản pháp quy; những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ lý do thể chế hoặc phát sinh từ thực tiễn và các giải pháp tháo gỡ”, Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh.

Hành lang pháp lý về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm ngày càng hiệu quả - ảnh 3
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị

Hội nghị cũng là diễn đàn để các đại biểu trao đổi, thảo luận những thông tin liên quan, những khó khăn, vướng mắc và đặc thù mà các địa phương gặp phải trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, qua đó cùng nhau giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn thời gian qua.

Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm có 4 Nghị định:  Nghị định số 113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật; Nghị định số 72/2016/NĐ-CP về hoạt động nhiếp ảnh; Nghị định số 23/2019/NĐ-CP về hoạt động triển lãm; Nghị định số 89/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về hoạt động nhiếp ảnh và hoạt động của cơ sở văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, có 3 thông tư chuyên ngành cùng nhiều văn bản pháp luật có liên quan.

Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Mã Thế Anh cho biết, trong thực tiễn công tác quản lý nhà nước lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, công tác xây dựng thể chế, chính sách ngày càng được quan tâm, hệ thống văn bản pháp quy được xây dựng đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đi vào nề nếp, theo đúng đường lối của Đảng; công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau; Công tác thanh tra, kiểm tra đã được chú trọng.

Hành lang pháp lý về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm ngày càng hiệu quả - ảnh 4

Về xây dựng các công trình mỹ thuật, tượng đài, tranh hoành tráng, hiện cả nước có khoảng 400 công trình tượng đài, tranh hoành tráng. Các tượng đài xây dựng đều được giới chuyên môn đánh giá là công trình điêu khắc mang tính nghệ thuật cao, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân; góp phần thu hút du lịch. Đặc biệt, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng ở nhiều quốc gia, lan tỏa văn hóa Việt Nam đến các nước.

Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đưa ra trưng bày ở nước ngoài được triển khai đã giới thiệu văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

 Bên cạnh những thuận lợi, các ý kiến tại hội nghị nhấn mạnh, công tác quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm cũng đang gặp phải những khó khăn cần tháo gỡ. Hoàn thiện thể chế là một trong những giải pháp trọng tâm được đề xuất tại Hội nghị.

Hành lang pháp lý về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm ngày càng hiệu quả - ảnh 5

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL) Nguyễn Thanh Sơn, hiện nay,  trong lĩnh vực mỹ thuật, Bộ đang lập đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2013/NĐ-CP, hiện đang gửi Bộ Tư pháp thẩm định, dự kiến trình Chính phủ Quý II/2025.

Lĩnh vực nhiếp ảnh tiếp tục thực hiện các quy định tại Nghị định số 72/2016/NĐ-CP và Nghị định số 89/2023/NĐ-CP. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực nhiếp ảnh bằng nhiều hình thức; thực hiện nghiêm công tác thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về nhiếp ảnh.

Lĩnh vực triển lãm tiếp tục triển khai thực hiện, phổ biến, tuyên truyền các quy định tại Nghị định số 23/2019/NĐ-CP và thường xuyên theo dõi tình hình thi hình thi hành pháp luật Nghị định số 23/2019/NĐ-CP.

Hội nghị diễn ra trong hai ngày 30-31/5 tại TP. Hải Phòng.

Một số hình ảnh của buổi tìm hiểu thực tế công tác quản lý, sử dụng và phát huy giá trị công trình tượng đài tại Khu di tích Bạch Đằng Giang - Thành phố Hải Phòng:


Tin: Báo Văn hóa

Ảnh: Linh Chi

SEMOGA SUKSES OKE TA