Triển lãm tranh Kandisky tại hà nội

Chuyện một đạo diễn thích tranh là không phải hiếm. Phim tiểu sử về họa sĩ, phim có đoạn quay một (hoặc nhiều) bức tranh ở gallery cũng đầy. Nhưng ánh sáng, bố cục, khí sắc, ý nghĩa… của một bức tranh còn là nguồn cảm hứng của biết bao khung hình phim.

Gần đây, đạo diễn lớn của Mexico, ông Guillermo del Toro, có vài tiết lộ về bức tranh đã truyền cảm hứng cho bộ phim mới nhất của mình. Vậy nhân dịp này, hãy điểm lại các tác phẩm hội họa đã góp công sinh ra những tác phẩm điện ảnh nào.

Pacific Rim, 2013

Phim mới của Guillermo del Toro được chiếu vào giữa tháng 7 năm nay. Trong Pacific Rim, các binh sĩ quân đội phải lái những con rô-bốt khổng lồ để chiến đấu chống lại bọn quái vật biển. Nghe có vẻ nhảm và đượm mùi Transformer, nhưng Guillermo del Toro là một đạo diễn vô cùng tài năng, nên phim  tuyệt vời hơn Transformer nhiều.

Một cảnh của Pacific Rim

Phim cũng không lấy cảm hứng từ Transformer đâu, Guillermo del Toro nói rằng ông có cảm hứng làm Pacific Rim sau khi xem bức tranh Colossus.

Bức Colossus, 1812

Lúc đầu, ai cũng chắc như đinh đóng cột rằng đây là tác phẩm vẽ người khổng lồ của danh họa Goya, nhưng sau đó có nhiều nguồn dư luận lẫn tư liệu phản bác thông tin này, đa số cho rằng đây là bức tranh do một học trò của Goya vẽ.

Dù tác giả là ai, cảnh người khổng lồ cao hơn cả núi và đoàn người tháo chạy bên dưới cũng đã giúp del Toro thực hiện bộ phim mới nhất của ông.


After Earth, 2013

Phim đang chiếu ngoài rạp của đạo diễn M. Night Shyamalan (và theo đánh giá thì đây là phim hay của anh, sau một loạt những phim… rất dở). Phim đặt câu chuyện trong thời tương lai, khi loài người chuyển lên hành tinh khác sống vì trái đất bị ô nhiểm. 1000 năm sau, do tàu vũ trị bị tai nạn mà hai cha con Cypher và Kitai vô tình đáp khẩn cấp xuống trái đất, họ cùng nhau khám phá và sống sót trên hành tinh cũ của loài người.

Một cảnh của phim After Earth

Trong một buổi phỏng vấn, đạo diễn M. Night Shyamalan tiết lộ rằng mình lấy cảm hứng từ series tranh The Black Paintings của Goya (lại Goya). Goya vẽ series (gồm 14 bức) này vào cuối đời, lúc cuộc chiến với Napoleon và các trận bệnh dịch đã khiến dân chúng kiệt sức.

Một tác phẩm của series “The Black Paintings”. M. Night Shyamalan nói rằng một số cảnh vật của “After Earth” cũng na ná phong cảnh trong bức tranh này.

 

Mean Streets, 1973

Bộ phim về băng nhóm Gangster ở New York, do “bách khoa thư điện ảnh” Martin Scorsese đạo diễn. Martin yêu phim, xem nhiều phim, lặn lội tìm phim cũ về bảo quản. Không chỉ phim, Martin còn yêu nghệ thuật nói chung. Ông đặc biệt mê cách bậc thầy Caravaggio xử lý ánh sáng trong các tác phẩm của mình, và bức tranh “The Calling of St. Matthew” đã truyền cảm hứng choMean Streets.

Tác phẩm “The Calling of St. Mathews”, vẽ cảnh Chúa xuất hiện trước mặt Thánh Mathew và bảo Mathew đi theo mình, và Mathew đã đi theo tiếng gọi của đạo.

Martin nói “Tôi bị những bức tranh của Caravaggio cám dỗ. Ban đầu, tôi cảm thấy mình rất hợp với những khoảnh khắc trong câu chuyện (chủ yếu là Kinh Thánh) mà Caravaggio chọn để vẽ. Bạn ngắm một cảnh diễn ra vào giữa truyện, nhưng ngay lập tức bạn chìm đắm vào đó. Giống hệt cách phối cảnh trong những phim hiện đại: mạnh mẽ và trực tiếp. (Nếu sống vào thời này) chắc chắn Caravaggio sẽ trở thành một đạo diễn vĩ đại, không còn nghi ngờ gì nữa. Phong cách của ông tràn ngập trong những cảnh quay tại quán bar của phim Mean Streets. Cơ bản thì đó là những cảnh quay người ngồi trong bar, người thì ngồi vào bàn ăn, người thì chuẩn bị đứng lên. Hệt như “‘The Calling of St Mathew’, nhưng ở New York.”

Một cảnh quán bar trong Mean Streets

Một cảnh quán bar trong Mean Streets

 

Pyscho, 1960

 Tác phẩm kinh điển của Hitchcock. Bộ phim kinh dị rùng rợn lấy cảm hứng từ bức tranh “House by the Railroad” của Edward Hopper, Hitchcock cũng dựng căn nhà của tên giết người Norman Bates theo mô hình của căn nhà trong tranh.

Tác phẩm “House by the railroad”, 1925

 

“Mái ấm” của tên Norman Bates trong Psycho

 

Ngôi nhà trong bức tranh của Edward mang một không khí ảm đạm, sự sờ sợ khó giải thích cứ lởn vởn trong tranh, ngôi nhà trông như thể nó bị cô lập với thế giới bên ngoài, thật hợp để Hitchcock dựng thành phim. Trong cuốn tự truyện của Edward, họa sĩ nói rằng mình là fan cuồng của cinema, nên cả ông lẫn vợ đều rất vui khi tác phẩm đã truyền cảm hứng cho Hithcock làm Psycho.

 

Blade Runner, 1982

Bộ phim hành động viễn tưởng, kể về nhóm cảnh sát chuyên săn rô-bốt trong thời tương lai, do “ông lớn Hollywood” Ridley Scott đạo diễn. Balde Runner lấy cảm hứng từ bức tranh “Nighthawks” của Edward Hopper (lại là Hopper)

Tác phẩm Nighthawks, 1942

Hopper từng nói rằng tuy Nighthawks nhìn có vẻ trống trải, nhưng nó không nói về sự cô đơn, mà là về mối nguy hiểm rình rập vào lúc trời tối. Ridley Scott rất thích không khí và màu sắc của bức tranh, nên bắt các nhân viên của mình phải liên tục tái hiện cái không khí này trong Blade Runner. Ridley nói “Tôi thường xuyên phe phẩy bản in của bức tranh này dưới mũi tổ sản xuất, để nhấn mạnh hiệu ứng thị giác và không khí mà tôi muốn (Blade Runner) phải có”

Một cảnh trong Blade Runner

Túm lại, tuy “có vẻ không liên quan” nhưng đạo diễn nào bỏ công xem tranh thì thường sẽ làm phim hay hơn. Mọi người chờ tiếp phần 2, để xem coi còn vị đạo diễn nào chịu khó học hỏi không nhé. 

*


SEMOGA SUKSES OKE TA