Từ câu chuyện của một nhà nhiếp ảnh sống gần Bác

Nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định là người đã sống và công tác bên Bác Hồ ngót 18 năm liền (1948-1965). Có thể nói, ông ghi được nhiều nhất các hình ảnh về vị lãnh tụ tối cao - từ những sự kiện trọng đại đến các sinh hoạt đời thường. Một số tác phẩm đã đưa ông đến với Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật...

bac ho voi chau minh phuong tai nha tre quan oi trong khang chien chong phap. anh inh ang inh

 

Bác Hồ với cháu Minh Phương tại nhà trẻ Quân đội trong kháng chiến chống Pháp.

Ảnh Đinh Đăng Định

 

bac ho voi con trai o au w.knuth nguoi uc thang 7-1957 tai thi tran moritzburg. anh inh ang inh

 

Bác Hồ với con trai đỡ đầu W.Knuth (người Đức), tháng 7-1957

tại thị trấn Moritzburg. Ảnh Đinh Đăng Định

 

bac ho vui tet trung thu voi cac chau thieu nhi thu o va con em cac chuyen gia lam viec tai ha noi 1959 anh inh ang inh

 

Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi thủ đô

và con em các chuyên gia làm việc tại Hà Nội, 1959. Ảnh Đinh Đăng Định

 

Nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định là người đã sống và công tác bên Bác Hồ ngót 18 năm liền (1948-1965). Có thể nói, ông ghi được nhiều nhất các hình ảnh về vị lãnh tụ tối cao - từ những sự kiện trọng đại đến các sinh hoạt đời thường. Một số tác phẩm đã đưa ông đến với Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật...

Ngay từ buổi đầu nhận công tác tại cơ quan Phủ Chủ tịch ở chiến khu Việt Bắc, Đinh Đăng Định ghi nhớ mãi lời căn dặn của ông Lê Văn Lương, hồi đó là Chánh văn phòng Trung ương Đảng:

- Anh lên đây, cố gắng ghi lại các hình ảnh về sinh hoạt của Bác. Càng nhiều càng tốt. Bác đi đâu, hoạt động thế nào, gặp gỡ những ai, anh cố gắng ghi lại...

Được sống và làm việc bên Bác, đó là một vinh dự lớn. Và ông luôn day dứt một ý nghĩ: Làm thế nào để có những tấm ảnh gợi cho mọi người thông cảm hết niềm hạnh phúc mà các cán bộ giúp việc của Bác được hưởng đây ?

Sau thời gian dài công tác và hoạt động nhiếp ảnh bên Bác, Đinh Đăng Định chuyển về Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký Hội nhiệm kỳ đầu tiên. Nghỉ hưu rồi, ông mới có điều kiện sắp xếp lại các tư liệu ảnh của ông. Ông bồi hồi nhớ đến những khoảnh khắc đẹp đẽ bên Người từ bao năm tháng ở chiến khu đến Thủ đô Hà Nội và cả trong những chuyến được tháp tùng Người đi hoạt động quốc tế. Đây là khi Bác tưới rau, chăm sóc vườn ngô, khi làm việc bên bếp lửa, khi câu cá, lúc qua suối, lúc lên đèo. Đặc biệt, tôi nhận thấy ông đã chụp khá nhiều hình ảnh Bác với thiếu niên, nhi đồng. Riêng bộ ảnh này có thể làm nên một quyển sách quí giá. Đó là những năm ở Việt Bắc, những dịp Người ở nước ngoài. Đâu đâu cũng là các khoảnh khắc thể hiện tình yêu thương của Bác dành cho trẻ nhỏ. Điều này chứng minh hết sức sinh động cho điều mà ai ai cũng biết, đó là tình cảm đặc biệt của Bác dành cho thiếu niên nhi đồng. Khi ở Việt Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, đường sá đi lại khó khăn, Bác vẫn thường sắp xếp thời gian đi thăm các cháu ở trại nhi đồng, các vườn trẻ. Bác đã làm thơ về các cháu "Ai yêu các nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh ?", "Trẻ em như búp trên cành"... Những vần thơ đẹp ấy đã ăn sâu vào tâm hồn các thế hệ tuổi thơ Việt Nam và thế giới. Thật cảm động trước hình ảnh Bác vui vầy cùng trẻ nhỏ. Bác thân ái đón các cháu ùa lên căn nhà sàn của Bác, thật chẳng khác gì bầy chim non bay về tổ ấm. Ông Định kể lại:

- Ngày ở Việt Bắc, Bác có mấy lần đến thăm nhà trẻ Đàm Hồng (Tuyên Quang) là nơi trông nom con em các cán bộ làm chuyên gia ở Lào hoặc công tác ở xa. Các cháu chỉ độ 3 - 4 tuổi. Cô phụ trách hỏi các cháu:

- Bác Hồ đến thăm, cháu nào ra thơm Bác nào ?

Một cháu gái xinh xắn chạy ra, được Bác bế lên, cháu ôm lấy Bác và thơm.

Ông Định chụp liền mấy kiểu, một tấm đã trở thành biểu tượng về tình cảm mà Bác Hồ dành cho các cháu nhỏ. Ảnh Bác xúc cơm cho cháu bé và sau này, tấm ảnh Bác quàng khăn đỏ cho một cháu gái miền Nam cũng là những biểu tượng như vậy.

Trong bộ ảnh Đinh Đăng Định chụp ở nước ngoài, tôi đặc biệt chú ý hình ảnh Bác đến thăm trại hè Helmut Juest, thăm thành phố Eisenhuttenstadt (Đức), thăm vườn thú Berlin... thấy Bác vui cười nắm tay và cùng dạo chơi với các cháu. Ở Nam Tư, Bác đã mời nhiều cháu nhỏ vào thăm nơi Bác ở, cho ăn bánh và uống sữa. Một cháu bé lên 3 được Bác xúc bánh cho. Các phóng viên ảnh đi theo, chụp hình ảnh ấy gửi đăng báo đã gây xúc động trong lòng nhân dân Nam Tư và các nước Châu Âu. Có một bức ảnh mà Đinh Đăng Định cho tôi xem, đối với tôi là một khoảnh khắc quen thuộc: Bác âu yếm hỏi chuyện bé W.Knuth, 6 tuổi, từng được Người nhận làm con đỡ đầu từ ngày 19/5/1951 - theo yêu cầu của bố mẹ em.

Nhà nhiếp ảnh say sưa ngắm từng bức ảnh như nhớ lại từng khoảnh khắc quí giá của đời mình. Ông nhỏ nhẹ nói với tôi:

- Tôi thực sự thích nhất những tấm ảnh chụp Bác với thiếu niên, nhi đồng. Ở đâu có Bác và các cháu, ở đó vui kỳ lạ. Sinh thời, Người rất yêu quí các cháu, vì đó là mầm non, là thế hệ trẻ, là người chủ của tương lai. Cũng như hồi ở Việt Bắc, Bác đã đi thăm rất nhiều vườn trẻ, trường mẫu giáo, trường học và không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các tỉnh miền Bắc. Mỗi tấm ảnh có vẻ đẹp riêng, có ý nghĩa và tác dụng riêng.

Trong câu chuyện thân tình, nhà nhiếp ảnh kể với tôi về bộ ảnh mà ông đã chụp trong ba tháng liền ở Lào. Số là, năm 1967, Bác Hồ được tin cô con dâu cả của ông bà Xuphanuvông sắp sinh con đầu lòng. Theo lệnh Bác, ba cán bộ đã sang Lào: một hộ sinh (của bệnh viện C), một bác sĩ (của bệnh viện Hữu Nghị) và ông Định, vừa nhiếp ảnh vừa có nhiệm vụ mang cái nôi làm bằng xác chiếc máy bay thứ 200 của Mỹ bị bắn rơi ở Hà Nội do Bác gửi sang làm quà.

Với ông bà Xuphanuvông, ông Định là một người thân quen cũ và có nhiều kỷ niệm. Ông Định đã chụp ảnh Chủ tịch Xuphanuvông trên thác Bạc (Tuyên Quang) trong dịp thành lập Neo Lào Hắc Xạt, trên thác Dẫng - thuộc khu núi Bòng là nơi Bác làm việc lâu nhất.

Trong căn cứ địa để lãnh đạo cuộc kháng chiến của Lào, Chủ tịch Xuphanuvông vẫn sáng sáng tập theo bài thể dục mà Bác Hồ từng dạy cho ông ở chiến khu Việt Bắc. Khi nhận chiếc nôi Bác Hồ gửi tặng, cả hai ông bà rất cảm động. Ông bà cảm nhận một tình thương yêu bao la của Người đối với trẻ thơ và họ lại nhớ sự chăm sóc ân cần của Người đối với các con của ông bà trong những năm sống và học tập tại Việt Nam. Chiếc nôi làm bằng xác máy bay Mỹ do nhà máy cơ khí trung qui mô thực hiện khá đẹp, trở thành vật kỷ niệm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho gia đình ông bà.

Khi ông Định và hai cán bộ y tế Việt Nam sang, còn phải chờ một tháng nữa con dâu Chủ tịch mới sinh. Vốn là chỗ thân tình, bà Xuphanuvông nói với ông Định:

- Hôm nào cháu nó sinh, tôi sẽ làm tiết canh vịt mời anh cùng ăn với nhà tôi !

Ngày cháu bé ra đời, ông Định đã chụp mấy kiểu ảnh trong ngày vui của gia đình Xuphanuvông. Tấm ảnh đặc biệt thú vị là khi ông bà đặt cháu bé gái vào chiếc nôi do Bác Hồ gửi tặng. Các bức ảnh này đều được Bác xem và tỏ ý hài lòng .

                                          T.Đ

 

SEMOGA SUKSES OKE TA