GẶP GỠ “MỞ CỬA”

Nhân dịp Triển lãm “Mở cửa” - Mỹ thuật 30 năm thời kỳ Đổi mới (1986 - 2016), Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh đã trao đổi với các tác giả về nhiều vấn đề như quan điểm nghệ thuật, những câu chuyện bếp núc nghề nghiệp cũng như nhận định về giai đoạn 30 năm qua của mỹ thuật Việt Nam. Do dung lượng có hạn, Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh trích đăng nội dung chia sẻ của một số hoạ sỹ, nhà điêu khắc để bạn đọc phần nào hình dung ra bức tranh sôi động của mỹ thuật 30 năm thời kỳ Đổi mới....

Nhân dịp Triển lãm “Mở cửa” - Mỹ thuật 30 năm thời kỳ Đổi mới (1986 - 2016), Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh đã trao đổi với các tác giả về nhiều vấn đề như quan điểm nghệ thuật, những câu chuyện bếp núc nghề nghiệp cũng như nhận định về giai đoạn 30 năm qua của mỹ thuật Việt Nam. Do dung lượng có hạn, Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh trích đăng nội dung chia sẻ của một số hoạ sỹ, nhà điêu khắc để bạn đọc phần nào hình dung ra bức tranh sôi động của mỹ thuật 30 năm thời kỳ Đổi mới.

 

Các nghệ sỹ Triển lãm “ Mở cửa”, Ban Tổ chức, các nhà báo giao lưu tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường,

Hòa Bình, 23/9/2016

 

 

Họa sỹ NGUYỄN TRUNG

Tôi sinh năm 1940, quê gốc ở Sóc Trăng. Tôi học 2 năm hệ Cao Đẳng ở trường Mỹ thuật Gia Định vào khoảng năm 1959, sau đó là một họa sỹ tự do. Trước năm 1975 tôi đã nhiều lần triển lãm ở Sài Gòn.

 

Họa sỹ Nguyễn Trung

 

Những năm làm ở báo Văn nghệ thành phố, tôi có mời một số anh em làm triển lãm. Thời Mở cửa mà chúng tôi gọi là thời kỳ Cởi trói, tâm lý mọi người rất phấn khởi. Lúc chứng kiến triển lãm 4 người năm 1988 ở Hội Mỹ thuật Thành phố, tôi rất thích và muốn đồng hành cùng anh em. Tôi cũng đưa thông tin về các triển lãm trên báo Văn Nghệ thành phố và luôn khuyến khích anh em sáng tác. Tôi cũng tham gia làm giám khảo trong triển lãm của Sài Gòn Tourist. Năm 1990 đi Pháp, chứng kiến sự phát triển của hội họa phương Tây, về nước tôi càng muốn cổ vũ tinh thần của anh em.

 

 


Họa sỹ HỒ HỮU THỦ

Tôi sinh năm 1940, quê gốc ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Trước 1975 tôi tham gia Hội họa sỹ trẻ Sài Gòn. Lúc đó anh em trong hội đã có ý thức sáng tạo trên tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, không lai căng. Tuy nhiên, lúc đó chúng tôi hoàn toàn không có thông tin gì về tình hình mỹ thuật đương thời ngoài miền Bắc mà chỉ tiếp cận một số thông tin do các họa sỹ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương như Lê Văn Đệ kể lại. Lúc đó Sài Gòn như một ngã tư văn hóa của Quốc tế, có nhiều triển lãm của các họa sỹ phương Tây đã được tổ chức tại đây. Năm 1972, tôi có triển lãm cá nhân đầu tiên tại Pháp văn đồng minh Hội (Nay là ngã tư Đồng Khởi - Lý Tự Trọng).

 

Họa sỹ Hồ Hữu Thủ

 

Về Mỹ thuật giai đoạn Đổi mới từ năm 1986 đến những năm 1990.

Giai đoạn đó chúng ta vẽ rất nhiều trường phái. Năm 1992 tôi là họa sỹ đầu tiên sang nước ngoài để triển lãm cá nhân (Singapore). Trong cuộc họp báo tôi đã được hỏi “Có phải nền nghệ thuật ở đất nước ông bị trói”, tôi trả lời “Đúng, nhưng đó là trước Đổi mới, còn bây giờ chúng tôi đã cởi trói, và các bạn hãy đến đất nước tôi và cảm nhận không khí đó”. Thời điểm đó tôi cũng tham gia Ban Chấp hành của Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và tham gia đi chấm nhiều giải ở Khu vực và toàn quốc. Tôi thấy giai đoạn này nhiều họa sỹ đã bộc lộ được cá tính của mình, bên cạnh một số họa sỹ trẻ chưa định hình được phong cách riêng. Tôi chú ý đến Trần Lưu Hậu, Đặng Xuân Hòa, Đinh Quân hay Nguyễn Trung.  

Về hoạ sỹ trẻ hiện nay, tôi cảm giác họ đang bị lung lay nền tảng vì những xu hướng của nghệ thuật Thế giới.  Với tôi Nghệ thuật thế giới hiện nay đã mất đi cái Nhân sinh quan. Ở thời điểm tôi còn trẻ, các nghệ sỹ có rất ít điều kiện giao lưu với Thế giới. Sau này có nhiều lần tiếp xúc và ra nước ngoài, tôi thấy rằng tuy nhiều nước có nền công nghiệp phát triển hơn ta, nhưng về tư duy nghệ thuật thì chúng ta đều bình đẳng, và nghệ sỹ nào có được nhân sinh quan đúng đắn thì sẽ có những tác phẩm có giá trị. Đó là cái giới trẻ hiện nay đang thiếu.

Tôi thấy rằng Triển lãm này là một việc quan trọng, phải làm để khẳng định nền Hội họa của Việt Nam hiện thời, từ đó  chúng ta tiến lên. Ở nước ngoài người ta chưa thực sự nhận thức chính xác về nền Hội họa của chúng ta, vậy nên Triển lãm này sẽ đáp ứng được nhu cầu đó

 

 

Họa sỹ, Nhà PBMT NGUYỄN QUÂN

 

Họa sỹ, Nhà PBMT Nguyễn Quân

 

Tôi nghĩ nội giới của con người là giá trị lớn nhất làm nên con người. Quá khứ của mỗi cá nhân là điều bí ẩn. Thế giới thì lại nhiều ngóc ngách, tâm hồn cũng vậy, bi ai hỷ nộ chỉ là bên ngoài, cái bên trong mới là quan trọng. Vậy nên tôi luôn đổi mới bản thân để cảm nhận, đi tìm tất cả những ngóc ngách đó. Giai đoạn đầu đi học vẽ thì học vẽ phong cảnh, nhưng sau này tôi không sáng tác phong cảnh nữa, vì phong cảnh mình nhìn thấy không là cái mình nhìn thấy thật. Khi vẽ tôi như đi lang thang trong tâm hồn. Thái Bá Vân đã nói “Tôi muốn nhìn một lúc nhiều sự thật”. Những xúc cảm nồng nhiệt nhất, mạnh mẽ nhất thường biểu hiện ra một cách êm dịu, trong nghệ thuật nỗi buồn không phải là nước mắt, niềm vui không phải là nụ cười. Vậy tôi muốn tác phẩm của tôi giúp người đọc nhận ra được phần nào nội giới trong tâm hồn họ.

Khi Đổi mới, những người nghệ sỹ như trở về nhà riêng, trở về với Nội giới của mình. Tôi từng viết “Mở cửa hai chiều”, vừa phải nhìn ra ngoài thế giới tìm những thành tựu mình đã bỏ lỡ, vừa phải nhìn vào trong truyền thống dân tộc. Và chính bởi những cái nhìn đa chiều giúp họ tìm được cái nội giới, và khi đó họ thành con người tự do, có cá tính nghệ thuật. Họ đã thể hiện được cái bi, ai, hỷ, nộ ẩn sâu trong con người họ. Khi người nước ngoài nói về nghệ thuật thời Đổi mới, họ đã để nguyên chữ “DOI MOI” vì họ nhận ra bản sắc của Việt Nam mạnh mẽ trong những tác phẩm thời kỳ đó. Vậy Đổi mới đã chứng minh “Cá nhân mới làm ra dân tộc”, Chúng ta cần độ lùi thời gian để nhận ra tầm vóc của các nghệ sỹ thời kỳ Đổi mới.

 

 

Họa sỹ THÀNH CHƯƠNG

Tôi sinh năm 1949, quê Bắc Ninh, học mỹ thuật từ khi còn nhỏ. Năm 1960 tôi vào học Sơ trung tại trường Cao đẳng Mỹ thuật. Năm 1967 tôi đi Bộ đội đến năm 1975 thì về làm Họa sỹ báo Văn nghệ và gắn bó với báo Văn nghệ tới năm 2010 thì về hưu.

 

Họa sỹ Thành Chương

 

Trước đổi mới, nghệ thuật chủ yếu vẽ theo các đề tài đề cao tập thể và dồn nén cá nhân xuống. Lúc đó họa sỹ phải vẽ theo đề tài, không được tìm tòi phong cách mới, phải minh họa cho các nhiệm vụ tuyên truyền, ngay ngắn nghiêm chỉnh về bố cục, màu sắc. Rất dễ lẫn lộn các tác phẩm của giai đoạn này với nhau. Tuy nhiên lúc này đã có nhiều họa sỹ manh nha đổi mới, nhất là các họa sỹ lớn của thời điểm đó như bộ tứ “Nghiêm - Liên - Sáng - Phái”, Nguyễn Tiến Chung… Họ là những họa sỹ luôn vững vàng quan điểm nghệ thuật, không bị ngả nghiêng theo thời cuộc mà đánh mất bản thân. Tôi được tiếp xúc và học tập với các bác từ nhỏ, vậy nên tôi may mắn được tiếp nhận quan điểm nghệ thuật đó từ rất sớm và duy trì cho đến bây giờ.

Phải nói rằng thời kỳ Bao cấp chỉ cần có một chút gì đó của phong cách cá nhân là rất có thể bị coi là lệch lạc, phủ nhận và bắt quay về với guồng quay cũ. Những nghệ sỹ bị đắm chìm trong giai đoạn đó mới thấy hết được cái thay đổi, cái tư duy, cái hồi sinh mà Đổi mới mang lại cho Văn học nghệ thuật, trong đó có mỹ thuật. Đổi mới đã khuấy động lên sự sáng tác mạnh mẽ, và khi thời gian gột rửa đi những rác rưởi thì vàng thau trở nên rõ ràng. Trước Đổi mới là thời kỳ của những danh họa lừng lững, nhưng sau Đổi mới đã sàng lọc làm nổi lên rất nhiều gương mặt, nhiều thể nghiệm, nhiều chất liệu trăm hoa đua sắc. Quy luật tự nhiên của sự phát triển nghệ thuật chính là để người nghệ sỹ trở về với bản ngã của mình.

Về Triển lãm “Mở cửa”, không phải riêng tôi mà tất cả anh em đều háo hức và trông đợi. Cần ghi nhận ý tưởng của nhà tổ chức. Sự Đổi mới đã được mấy chục năm rồi và đây là thời điểm chín muồi để nhìn lại một cách nghiêm túc và đúng đắn về thành tựu của Đổi mới. Mình mong các anh em sẽ thực hiện đúng tinh thần của Đổi mới, đó là sự tiên phong. 

 

 

Họa sỹ NGUYỄN BẢO TOÀN

Tôi sinh năm 1950 quê ở Hưng Yên nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Cha tôi là nghệ nhân Chèo và dường như tố chất nghệ sỹ đã được di truyền đến tôi. Năm 1969 tôi học lớp Văn hóa quần chúng ở Hàng Buồm và năm 1973 tôi chính thức vào học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Tôi thi khoa Điêu khắc nhưng vì khoa đã đủ người nên tôi chuyển sang khoa Gốm. Càng học Gốm tôi lại càng thấy say mê nhưng không tốt nghiệp. Năm 1979 tôi vào bộ phận phục chế gốm ở Bảo tàng Mỹ thuật đến khi về hưu. Những ngày công tác ở bộ phận phục chế, tôi còn được biên chế vào Trung tâm Mỹ thuật của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, tôi bắt đầu con đường sáng tác gốm nghệ thuật từ đó.

 

Họa sỹ Nguyễn Bảo Toàn

 

Tác phẩm Rằm tháng bảy của tôi làm năm 1999 để tưởng nhớ người anh liệt sỹ của tôi nhân 30 năm ngày anh mất. Còn triển lãm đầu tiên của tôi là triển lãm Đất qua lửa năm 1994. Ở triển lãm đó tôi không bày gốm trên bục mà tôi sắp xếp theo không gian tự tạo. Tôi thể hiện tác phẩm trên cát và rơm rạ. Nhiều bạn bè và khán giả phản ứng rất hào hứng và Nguyễn Quân bảo tôi “Đây là triển lãm sắp đặt” nhưng lúc đó tôi còn chưa biết sắp đặt là gì. Lúc đó hầu như chưa có ai làm và quan tâm đến nghệ thuật sắp đặt.

 

Khi biết tin được mời tham gia triển lãm “Mở cửa”, tôi có cảm giác như đã động chạm được đến một cái gì đó trong tôi, trong quá khứ của tôi thời mở cửa. Tôi rất hào hứng và sẽ mang một tác phẩm tâm đắc nhất, tác phẩm “gan ruột” đến triển lãm, và đây là niềm vinh dự cũng như trách nhiệm của tôi trong cuộc chơi này.

 


Họa sỹ LÊ ANH VÂN

 

Họa sỹ Lê Anh Vân

 

Từ thời điểm trước Đổi mới luôn tồn tại trong các nghệ sỹ thèm muốn một ngôn ngữ biểu hiện khác đi. Từ những năm 1977 khi chúng tôi đang học đã cảm thấy sự khao khát thay đổi rồi. Sự kiện giải phóng miền Nam năm 1975 là một yếu tố quan trọng để tạo ra sự đổi mới của nghệ thuật sau này. Trong nhà trường bấy giờ họa sỹ Trần Lưu Hậu là người thầy chia sẻ với chúng tôi những tâm tư đó. Năm 1977 sau chuyến đi thực tế ở Hải Phòng về, thầy Hậu, thầy Hoàng Trầm đã khuyến khích sự đổi mới ở tôi và các bạn khác nữa. Những năm 1980 khi làm việc với thầy Trần Lưu Hậu tôi đã thấy sự khao khát đổi mới ở người họa sỹ này. Sau này tôi nhận ra rằng một môi trường sư phạm rất cần có những tài năng dẫn dắt sinh viên. Nhiều nghệ sỹ nhận xét với tôi rằng mỹ thuật đã có những chuyển biến mới sớm hơn rất nhiều so với các lĩnh vực nghệ thuật khác.

Những năm đầu Đổi mới, bản thân chúng tôi vẫn rất khó khăn trong việc tìm kiếm cách diễn đạt những ý tưởng nghệ thuật của mình. Sự thay đổi là cả một quá trình mày mò chứ không thể nhanh chóng và đột ngột. Sau khi tu nghiệp ở Ý về, năm 1993, tôi có thể cảm nhận được sự đổi mới từ nhà trường. Cô Veronika (người Đức) sang Việt Nam năm 1995 thì thật sự quá trình đổi mới trong trường đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Lúc đó tôi là Phó Hiệu trưởng, đã phối hợp với cô Veronika tổ chức nhiều dự án và lớp học rất thú vị, hoạt động triển lãm được tăng lên, các loại hình mới được thử nghiệm. Những nhân tố như Trương Tân, Minh Thành, Nguyễn Văn Cường... đã thừa hưởng những giá trị của giai đoạn này. Cái quan trọng nhất của người lãnh đạo là phải chấp nhận những thay đổi, những khuynh hướng mới ngay từ khi mới le lói. Tôi luôn cố gắng trở thành một người như thế trên cương vị lãnh đạo nhà trường.

Giải thưởng Mỹ thuật Asean cũng là nhân tố tác động lớn đến đời sống nghệ thuật lúc đó. Ban đầu do là sự kiện của một tập đoàn tư nhân của nước ngoài nên gặp rất nhiều tranh cãi và thủ tục, thậm chí nhiều người còn phản đối. Tôi ở trong Hội đồng chấm giải đã  thấy rằng cuộc chơi này là cách dùng nghệ thuật để quan tâm đến các vấn đề của xã hội của con người, bên cạnh đó yếu tố cá nhân và yếu tố nghề nghiệp được đề cao. Tôi cảm giác rằng qua mỗi kỳ Giải thưởng Mỹ thuật Asean, các nghệ sỹ Việt Nam thay đổi rất nhiều trong tác phẩm và tư duy nghệ thuật.

Với triển lãm “Mở cửa”, tôi nghĩ sẽ tạo được một không khí cởi mở với những gương mặt cá tính, rõ nét. Tôi nghĩ là số lượng họa sỹ tham gia vẫn còn hơi ít, vì giai đoạn này thật sự có rất nhiều nghệ sỹ đáng chú ý, kể cả lớp trẻ bây giờ.


Họa sỹ NGUYỄN TẤN CƯƠNG

 

Họa sỹ Nguyễn Tấn Cương

 

Tôi sinh năm 1953 tại Hà Nội, quê Nam Định, năm 1953 cũng là năm gia đình tôi vào Sài Gòn sinh sống. Tôi học trường Trung học trang trí Mỹ thuật Gia Định năm 1967, năm 1970 - 1974 tôi học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Gia Định. Ra trường, tôi vào làm họa sỹ tại Tổng cục Dầu hỏa và Khoáng sản, làm nửa năm thì diễn ra sự kiện 30/4/1975.

Sau 1975, công việc sáng tác của tôi gần như dừng lại, nhưng vẫn quan sát đời sống mỹ thuật của thành phố khi đó. Từ năm 1983 tôi dần tham gia gặp gỡ các anh em họa sỹ. Đến năm 1989 khi anh Nguyễn Trung làm họa sỹ cho báo Văn Nghệ thường xuyên mời anh em đến triển lãm ở báo Văn Nghệ. Ở miền Nam, công chúng có cái nhìn thoáng hơn với mỹ thuật rất nhiều. Một phần phong trào Đổi mới đã làm tôi và anh em bớt e dè trong việc sáng tác trừu tượng.

Nguyễn Tấn Cương, Ánh sáng, sơn dầu, 120x145cm, 2016


Nhóm 10 người năm 1990 bắt đầu tổ chức triển lãm “Tác phẩm mới”, những thành viên gồm Nguyễn Trung, Ca Lê Thắng, Đào Minh Tri, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trung Tín, Vũ Hà Nam, Trần Văn Thảo, Hứa Thanh Bình, Đỗ Hoàng Tường. Tôi nhớ lúc đó nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM vẫn hay đến cắt băng khánh thành và rất hồ hởi. Khi anh em ra Bắc cũng nhận được sự trọng thị và chào đón của anh em nghệ sỹ ngoài đó. Năm 1995, Việt Nam tham gia giải thưởng Mỹ thuật Asean do quỹ Phillip Moris tài trợ cùng Lê Thánh Thư, Nguyễn Tấn Cương, Hứa Thanh Bình, Đỗ Minh Tâm, Ngọc Long. Giải thưởng này đã có tác động nhiều tới sự phát triển và hoạt động mỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn thập niên 90.

 


Họa sỹ NGUYỄN TRUNG TÍN

Tôi sinh năm 1956 ở Hà Nội nhưng theo gia đình vào Sài Gòn từ năm 1975, trước đó tôi đã tốt nghiệp trung cấp Mỹ thuật của Trường Đại học Mỹ thuật và năm 1977 tôi lại quay trở ra Hà Nội học hệ Đại học. Tuy nhiên, vì quá nhớ Sài Gòn nên tôi lại vào Nam và tốt nghiệp Đại học ở đây năm 1983.

 

Họa sỹ Nguyễn Trung Tín

 

Tôi thấy rằng trong giảng dạy muốn hiệu quả thì thầy phải có khả năng thị phạm cho học sinh, thứ nữa là phải có kiến thức rộng để truyền đạt cho học sinh.

Lần đầu tiên tôi chứng kiến một triển lãm tôi không nhớ tên năm 1978 có sự tham gia của họa sỹ cả 2 miền, tôi đã thấy sự khác nhau trong tư duy của 2 miền. Ở Bắc thì có chất hội họa nhiều, còn miền Nam thiên về yếu tố thị trường và có tính hoàn chỉnh, các họa sỹ Sài Gòn sau 1975 vẫn giữ được nếp sáng tác đều đặn. Lúc đó tôi lập tức nghĩ bản thân tôi phải thay đổi trong kỹ thuật sáng tác. Tôi nhận ra đời sống Văn hóa trong miền Nam là một nền tảng quan trọng cho Đổi mới, và như vậy nếu không có Giải phóng 1975 thì không thể có Đổi mới trong nghệ thuật được. Trước năm 1986 chúng tôi cũng tìm cách để có những triển lãm nhỏ ở tại Trường Mỹ thuật, tuy lúc đó để được nhà trường đồng ý là không hề dễ.

Năm 1988 chúng tôi tổ chức triển lãm 4 người (Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Hoàng Tường và Hoài Hương) ở Hội Mỹ thuật. Chúng tôi tổ chức triển lãm này với một quan niệm hoàn toàn khác, tự bỏ tiền ra chỉnh sửa lại không gian phòng triển lãm của Hội và cố tổ chức chuyên nghiệp và bài bản hết sức có thể. Sự kiện của chúng tôi được tất cả các báo đưa tin, nhưng có 2 điểm đặc biệt

+ Bức tranh Nude của tôi đã được in ở trang nhất báo Sài Gòn Giải phóng

+ Tờ Tuổi trẻ in bức ảnh chụp 4 họa sỹ trên toàn bộ trang nhất.

Năm 1992 Bảo tàng Quân Khu 7 triển lãm tranh trừu tượng mang tính toàn quốc, lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức sự kiện như thế này.

Và qua những cuộc này tôi thấy sự Đổi mới đã đến từ 3 yếu tố. Thứ nhất là các triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm độc lập. Thứ hai là sự thừa nhận các yếu tố mới và du nhập các hình thức mới của nghệ thuật. Thứ ba quan trọng nhất là sự thành lập các hội, nhóm.

Đối với thế hệ nghệ sỹ trẻ hiện nay: Tài năng thì không thời nào thiếu nhưng ở thế hệ chúng tôi, đa phần lao động nghệ thuật vì đam mê chứ không vì tiền. Đó có lẽ là điều thế hệ trẻ ngày nay phần nào không bằng được, vẫn chạy theo cung cầu thị trường. Nghệ sỹ nên có một chút đức hy sinh.

 

 

Họa sỹ HỨA THANH BÌNH

 

Họa sỹ Hứa Thanh Bình

 

Trước Đổi mới, TP. HCM đã xuất hiện những triển lãm lẻ tẻ ở báo Văn nghệ, Công ty Sơn mài Lam Sơn nhưng chưa xuất hiện triển lãm cá nhân. Các họa sỹ như Nguyễn Trung, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Cung… giai đoạn đó họ vẽ theo xu hướng của Sài Gòn trước đó và dường như vẫn còn dè dặt. Các họa sỹ từ ngoài Bắc vào  và các họa sỹ theo kháng chiến trong chiến khu ra như Huỳnh Phương Đông, Ca Lê Thắng, Thanh Châu, Quách Phong, Cổ Tấn Long Châu vẫn thiên về sáng tác đề tài chiến tranh. Các triển lãm hồi này chỉ mang tính chất tập hợp tác phẩm chứ chưa trưng bày theo chủ đề.

Thời gian từ Đổi mới tôi thấy giai đoạn này họa sỹ Quách Phong, Thanh Châu, Cổ Tấn Long Châu tác động rất nhiều đến Mỹ thuật Sài Gòn giai đoạn đó như tổ chức các triển lãm, trao đổi. Bên Hội Mỹ thuật thành phố cũng có nỗ lực trong việc cổ vũ anh em sáng tác, quan trọng hơn là tập hợp các khuynh hướng khác nhau từ các nhóm họa sỹ và là cầu nối giữa giới nghệ sỹ và chính quyền thành phố.

 

Hứa Thanh Bình, Bóng đêm và ngựa hoang, sơn dầu, 176x127cm, 2016


Tôi nhớ những năm đầu thập niên 90 kinh tế vẫn khó khăn, nhưng năm 1992 doanh nghiệp Sài Gòn Tourist đã tổ chức Giải thưởng Mỹ thuật mà tôi được Huy chương Vàng cho tác phẩm Con ngựa giấy, tôi vẫn giữ cả tạp chí, hóa đơn giải thưởng. Tôi cũng là 1 trong 5 người đầu tiên tham dự và giành Giải thưởng ASEAN - Philip Morris năm 1995. Tôi nghĩ doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy Mỹ thuật thời Đổi mới và đó vẫn là bài học về xã hội hóa mỹ thuật cho đến bây giờ.

Tôi cho rằng ở triển lãm “Mở cửa”, chuyện tôn vinh tác giả là một khía cạnh, nhưng việc cần hơn chính là định hình chính xác vị trí của Mỹ thuật Việt Nam.

 

 

Họa sỹ ĐẶNG XUÂN HÒA

 

Họa sỹ Đặng Xuân Hòa

 

Tôi sinh năm 1959 tại Hà Nội. Tôi đến với Hội họa rất hồn nhiên từ niềm đam mê hội họa khi còn nhỏ. Tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1983, tôi làm việc ở phòng Tuyên huấn của Trường Đại học Dược trong 5 năm rồi về làm nghệ thuật tự do. Lúc đấy là giai đoạn Đổi mới bắt đầu.

Tôi đã chấp nhận tự lực trong cuộc sống để phục vụ đam mê nghệ thuật. Cánh cửa của Đổi mới mở ra vô cùng cần thiết, đúng lúc tôi rời bỏ cuộc sống viên chức nên cảm thấy thật sự tự do.

Nhóm Gang Of Five gồm: Đặng Xuân Hòa, Trần Lương, Hồng Việt Dũng, Hà Trí Hiếu, Phạm Quang Vinh chúng tôi vốn đã quen nhau từ hồi còn đi học, sau một thời gian ra trường  không tụ tập với nhau, chúng tôi hội ngộ từ những cuộc trà dư tửu hậu. Hào hứng và tình yêu nghệ thuật cũng như mong mỏi nghệ thuật cần làm mới và ra mắt, chúng tôi quyết định phải tổ chức những cuộc triển lãm nhỏ nhỏ tại gia. Trước kia ở Hà Nội chỉ có 2 triển lãm là Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc và Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, mà công tác duyệt tranh rất phức tạp, tranh của anh em họa sỹ trẻ khó có thể chen chân vào những triển lãm này. Mới đầu nhóm có rất đông sau chỉ còn 5 người gắn bó. Năm 1991 chúng tôi đã Triển lãm đầu tiên ở Gallery số 7 Hàng Khay nhân Kỷ niệm 100 năm ngày mất của Van Gogh. Chúng tôi nhận được rất nhiều khích lệ từ các nghệ sỹ lớp trước và nhất là chúng tôi đã bán được tranh ở Gallery cho người nước ngoài. Sau đó là nhiều triển lãm ở Hội Mỹ thuật và Sài Gòn. Anh em Sài Gòn nô nức đi xem rất vui.

 

Đặng Xuân Hòa, Rằm tháng Bảy, sơn dầu, 90x190cm, 2016


Tôi muốn nghệ thuật của mình được dẫn dắt bởi bản năng trên nền tảng của nhiều lĩnh vực. Và tôi cho rằng họa sỹ phải đi nhiều, không đi thì không thể sáng tác sâu sắc được. Cuộc sống ở ngoài thiên biến vạn hóa, phải đi ra ngoài, đi thực tế mới có thể có được tác phẩm đẹp và có nội lực.

Tôi cho rằng Mỹ thuật Việt Nam may mắn khi có thời kỳ Đổi mới. Chúng ta được cởi mở, tự do sáng tác, nghệ sỹ được làm những điều họ muốn họ cần và nước ngoài đã chú ý đến Mỹ thuật Việt Nam. Chúng tôi biết ơn những bậc thầy như Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên… cùng các anh như Hoàng Hồng Cẩm, Trần Văn Thảo… đã có đóng góp to lớn và tích cực cho công cuộc chuyển mình đó.

Lớp trẻ hiện nay được “sống” hơn thế hệ chúng tôi rất nhiều. Điều kiện thông tin, vật chất và quan niệm nghệ thuật đều thoải mái hơn thời tôi sống rất nhiều. Nhưng cái gọi là tình yêu và tinh thần thượng tôn với nghệ thuật vẫn phải đặt lên hàng đầu. Những họa sỹ như Hà Mạnh Thắng, Lý Trần Quỳnh Giang, Thái Nhật Minh… cho tôi những sự hy vọng vào thế hệ ngày nay.

Với triển lãm “Mở cửa”, tôi rất mừng là triển lãm này đã mở ra. Một thế hệ trong hội họa Việt Nam đã được công nhận, không bị những cái nhìn thiển cận như trước.

 

 

Họa sỹ ĐỖ MINH TÂM

Tôi sinh năm 1963, Gia đình tôi không ai theo nghệ thuật. Tôi có chú ruột cũng học Trường Mỹ thuật công nghiệp và nhìn ra năng khiếu vẽ của tôi nên đã hướng tôi đi học mỹ thuật. Tôi thi hệ trung cấp Mỹ thuật năm 1977, cùng khóa còn có Trương Tân, Hải Minh, Trần Trọng Vũ… Năm 1987 tôi tốt nghiệp hệ Đại học và năm 1989 bắt đầu giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, trước đó tôi dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

 

Họa sỹ Đỗ Minh Tâm

 

Triển lãm đầu tiên của tôi là triển lãm ở nhà Hồng Việt Dũng ngõ Bà Triệu năm 1986 và năm 1988 tôi tổ chức triển lãm tại gia cùng anh Phan Cẩm Thượng. Lúc này tôi bắt đầu vẽ trừu tượng và siệu thực. Thời kỳ đó việc tổ chức triển lãm vẫn còn gặp khó khăn, sự Đổi mới cởi mở chỉ có thể cảm nhận được sau năm 1990, đó là thời điểm các họa sỹ sáng tác nhiều nhưng rất bí bách không có chỗ trưng bày. Chỉ vài năm sau thôi sự sôi động của thị trường có thể trông thấy qua việc triển lãm và mua bán tranh. Năm 1993 tôi đã tham gia Triển lãm Trừu tượng Toàn quốc ở TP. Hồ Chí Minh theo lời mời của họa sỹ Nguyễn Quân. Nhà phê bình Thái Bá Vân cũng theo sát các triển lãm và viết bài. Họa sỹ Bùi Hữu Hùng lúc đó có xưởng sơn mài tại nhà sàn của anh ấy và tôi có tham gia sáng tác và trưng bày ở đó cùng Trương Tân, Hồng Thái và một số họa sỹ nước ngoài. Những hoạt động ở nhà Bùi Hữu Hùng theo tôi khá quan trọng vì tạo ra sự giao lưu quốc tế và lan tỏa ra các nơi khác. Tôi thấy lao động ở các xưởng rất hiệu quả vì nó tạo được sự giao lưu, và đến giờ chúng ta vẫn cần lưu ý cái đó vì hiện nay ở các môi trường sư phạm vẫn thiếu các xưởng như vậy, tức là nơi để tụ hội và giao lưu trong lao động nghệ thuật.

 

Đỗ Minh Tâm, Khi tàu rời thành phố, sơn dầu, 100x200cm, 2014


Năm 1995 chị Veronika sang Việt Nam tạo ra cú hích rất lớn cho Việt Nam, lúc đó tôi cảm nhận sự bùng nổ các triển lãm. Nguồn sách vở Phương tây phong phú hơn nhiều khơi dậy niềm hứng khởi trong các nghệ sỹ. Salon Natasha cũng là một địa điểm rất sôi động. Rất nhiều người nước ngoài sang Việt Nam đã tìm đến các họa sỹ trẻ hoặc chưa có tiếng tăm và khuyến khích sự sáng tác tự do ở họ. Đó chính là cái hay của thời kỳ Mở cửa, tức là những dồn nén của nghệ sỹ được bung ra và có người sẵn sàng tiếp nhận, chào đón họ.

 

 

Họa sỹ ĐÀO QUỐC HUY

 

Họa sỹ Đào Quốc Huy

 

Trong quá trình học ở trường, tôi đã được thừa hưởng tinh thần đổi mới từ những người thầy như Lê Anh Vân, Huy Oánh, Đỗ Hữu Huề. Chúng tôi là lớp trưởng thành nghệ thuật hoàn toàn trong thời kỳ Đổi mới.

Khi đi nước ngoài tham dự Giải thưởng Mỹ thuật Asean, tôi thấy từ phòng trưng bày, cách tổ chức, phong cách trưng bày, đời sống nghệ sỹ đều rất khác với Việt Nam. Trong cuộc đi đó được tham dự và chia sẻ với công việc sáng tác của họ, tôi thấy trưởng thành lên rất nhiều. Họa sỹ của các nước trong khối lúc đó du học châu Âu rất nhiều nên kỹ thuật của họ rất đa dạng, màu sắc va đập rất thú vị khác với những gì tôi được học. Giải thưởng Mỹ thuật Asean làm cho người nghệ sỹ Việt Nam nhận thức được rất nhiều điều, từ thái độ làm việc chuyên nghiệp, quan niệm sáng tác lẫn kỹ thuật thể hiện và tư tưởng nghệ thuật.

Tôi nghĩ ý tưởng tổ chức triển lãm “Mở cửa” là một ý tưởng hay. Đã đến lúc chúng ta cần có một điểm dừng chân để nhìn lại cả một chặng đường. Chắc chắn triển lãm sẽ diễn ra thuận lợi và tạo tiếng vang vì những gương mặt được chọn là xứng đáng. Và giới trẻ sẽ học được ở triển lãm này rất nhiều ở tinh thần và sự sung sức trong sáng tác nghệ thuật.

 

Họa sỹ PHẠM BÌNH CHƯƠNG

 

Họa sỹ Phạm Bình Chương

 

Tôi sinh năm 1973, quê gốc ở Hà Nam. Tôi lớn lên ở Hà Nội và tiếp xúc với mỹ thuật từ rất sớm. Lớp 8 tôi đã theo học lớp Trung cấp của Đại học Mỹ thuật Việt Nam và tốt nghiệp Đại học năm 1995. Sau 2 năm làm họa sỹ minh họa ở báo Thiếu niên Tiền Phong, tôi quay trở lại trường giảng dạy.

Thời điểm ra trường là giai đoạn khá sôi động của mỹ thuật Việt Nam, đó là thời điểm không khí mỹ thuật rất đậm đặc và vui. Không khí đó cũng làm tôi thấy hơi kích động và bối rối nên tôi vẽ trừu tượng và sớm từ bỏ. Dần dần tôi chọn hội họa hiện thực làm đích đến của mình vào năm 1999 khi xem các tác phẩm của phương Tây và khi tham gia Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô. Với tôi người thầy của hội họa hiện thực chính là cuộc sống và khi đến với hội họa hiện thực tôi như tìm lại được bản thân mình. Giai đoạn đó cỏ vẻ tôi khá bình tĩnh khi mọi người đang sôi động. Triển lãm cá nhân năm 2004 của tôi như một dấu ấn quan trọng trong con đường nghệ thuật và được nhiều bậc đàn anh ủng hộ. Ngày đó hoạ sỹ Lê Anh Vân đã động viên chia sẻ với tôi rất nhiều, điều đó giúp tôi mạnh dạn hơn cho sự lựa chọn của mình.

Giai đoạn Đổi mới là gian đoạn tất cả mọi thứ đều vận động, và lớp 7X chúng tôi khi ra trường gặp rất nhiều khó khăn, hoang mang với nghề. Lớp người sinh ra giữa thập niên 70 thì rất bơ vơ trong việc khẳng định, tìm ra cái riêng của bản thân, lớp họa sỹ sinh vào cuối 7X thì đã dễ thở hơn nhiều.

Tôi cảm thấy vinh sự và có phần tự hào khi nghệ thuật của mình được thừa nhận và tôi nghĩ có ảnh hưởng tới tương lai sáng tác của tôi cũng như đến thế hệ trẻ.




Họa sỹ VŨ ĐÌNH TUẤN

 

Họa sỹ Vũ Đình Tuấn

 

Tôi sinh năm 1973 tại Thái Bình. Tôi bước vào Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với lựa chọn về Đồ họa trong khi bạn bè đều đi theo Hội họa. Năm 2000 tôi học 6 tháng về Đồ họa tại Mỹ rồi sau đó quay trở lại làm giảng viên tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Về ý tưởng nghệ thuật, tôi quan tâm nhất đến vấn đề con người Việt Nam trong xã hội đương đại có còn hay không những giá trị truyền thống. Nếu hiểu đúng truyền thống thì sẽ làm rất tốt hiện tại, hai cái đó không bao giờ đối lập nhau. Về ngôn ngữ tạo hình, tôi luôn muốn tìm ra những hướng đi mới, khám phá mới về chất liệu, nhất là khắc gỗ và lụa. Tôi quan niệm nếu người nghệ sỹ chưa tìm ra được hướng đi mới thì nghệ thuật không phát triển được.

Tạo hình và kỹ thuật khắc gỗ truyền thống tôi thấy có nhiều hạn chế, vậy nên tôi chú tâm đến giải quyết về màu sắc trong tranh khắc gỗ và kỹ năng in để đảm bảo ý tưởng của mình, làm cho khắc gỗ thể hiện được mọi cung bậc cảm xúc của người nghệ sỹ và còn nhiều cái để khám phá. Với lụa tôi đã sáng tác từ lâu và tôi nhìn thấy tiềm năng về lụa rất nhiều nhưng không được nhiều người khai phá. Tôi muốn mang lại tiếng nói mới, xu hướng với cho chất liệu lụa. Tôi tự đặt cho mình một loại lụa riêng để đảm bảo tính bền của chất liệu cũng như thay đổi về tạo hình, khai phá những đề tài người ta chưa nghĩ đến trong tranh lụa. Tôi thích đi vào những gì mọi người ít làm, đang băn khoăn hoặc e dè.  

Giai đoạn tôi đi học và ra trường là giai đoạn đời sống mỹ thuật rất sôi động, nhưng tôi vẫn thấy nhiều nghệ sỹ còn e dè trong việc khám phá. Bản thân tôi đã tự mình vượt qua những quan niệm hay định kiến về khắc gỗ và lụa, và để được như vậy phải đổi mới, không hạn chế bản thân, phải dám đánh đổi. Tôi dạy học trò rằng sáng tạo thì cần phá bỏ nguyên tắc, phong cách riêng là những gì nằm ngoài những nguyên tắc, nhưng phải trên cơ sở nắm vững những nền tảng. Hãy là những người tiên phong, có thể con đường anh đang đi sẽ không thành công nhưng anh cứ đi và kinh nghiệm sẽ giúp anh thành công.

Về triển lãm “Mở cửa”, tôi thấy đây là một triển lãm rất cần thiết và diễn ra đúng thời điểm với những gương mặt phù hợp, thể hiện được những sắc màu của 30 năm Đổi mới.


 

Nhà ĐK KHỔNG ĐỖ TUYỀN

 

Nhà ĐK Khổng Đỗ Tuyền

 

Tôi sinh năm 1974, tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tôi học mỹ thuật khá muộn, mãi tận năm 2000 mới vào học Đại học Mỹ thuật sau một loạt các công việc lặt vặt, trong đó có làm đồ đá mỹ nghệ. Sau khi tham dự Trại điêu khắc quốc tế năm 1997 với tư cách học hỏi, tôi đã bén duyên với điêu khắc và tiếp xúc với nhiều nghệ sỹ điêu khắc. Đó chính là thời kỳ Mở cửa sôi động.

Trong quá trình học tập tiếp xúc và đi làm cùng các nghệ sỹ chuyên nghiệp, tôi đã trưởng thành trong nghề rất nhiều. Những người thầy dìu dắt tôi rất nhiều như Vương Học Báo, Đào Châu Hải. Năm 2003 khi đang đi học tôi đã được giải Điêu khắc Sinh viên các trường nghệ thuật và nó khuyến khích tôi rất nhiều trên con đường của mình.

Khi làm đá tôi thấy đó là vật liệu rất nặng và không gian cũng hạn chế. Ban đầu tôi thấy vật liệu Kim loại có không gian tốt hơn, sau này có thêm máy móc hỗ trợ dần dần tôi thấy có nhiều cảm hứng với vật liệu sắt. Tác phẩm tốt nghiệp của tôi “Mắt bão” là tác phẩm sắt hàn. Đây là một chất liệu hấp dẫn trong kim loại, qua quá trình bị rỉ sét  sắt còn cho chúng ta thấy được dấu ấn thời gian.

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam nơi tôi đang công tác là môi trường giúp tôi giữ lửa nghệ thuật và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Khi đó tôi luôn phải có ý thức nâng cao bản thân hơn. Vật liệu Kim loại cũng mới được đưa vào giảng dạy vài năm gần đây. Chỉ tiếc rằng cơ sở vật chất ở nhà trường vẫn rất nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của thầy và trò. Các thầy cũng cố gắng để mang lại tư liệu trực quan cho sinh viên.

 


Họa sỹ LY HOÀNG LY

Tôi sinh năm 1975 tại Hà Nội, quê gốc ở Bắc Ninh. Tôi tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật năm 1999. Khi còn học tôi có tham gia trại sáng tác của họa sỹ Pháp gốc Việt Nguyên Cầm năm 1997. Những năm 1996, 1997 là những năm có rất nhiều hoạt động sôi nổi của mỹ thuật. Tác phẩm của các họa sỹ như Trương Tân, Quang Huy, Minh Thành đã khơi lên trong tôi sự tò mò với nghệ thuật đương đại. Đầu những năm 2000 tôi làm việc với rất nhiều họa sỹ châu Á.

 

Họa sỹ Ly Hoàng Ly

 

Cái đặc biệt tôi muốn đóng góp cho Triển lãm “Mở cửa” lần này là một tác phẩm Public Art (Nghệ thuật công cộng) vì dường như ở Việt Nam chúng ta chưa nhiều người quan tâm đến lĩnh vực này. Tôi không muốn tác phẩm của mình chỉ được nhìn như một bức tượng thông thường mà có thể tương tác trực tiếp đến người xem.

 

Ly Hoàng Ly, Thuyền - Nhà - Thuyền,(thuộc dự án 0395A. ĐC),
Inox, sắt, gỗ; 100x580cm

 

 

Họa sỹ NGUYỄN MẠNH HÙNG

 

Họa sỹ Nguyễn Mạnh Hùng

 

Tôi sinh năm 1976 và tốt nghiệp khoa Hội họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ 2002. Trong thời điểm học đại học, sự xuất hiện của họa sỹ Veronika Radulovic (người Đức) cùng các dự án tại trường đã mang đến cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi cảm thấy cô Veronika đã mở cho tôi một cánh cửa khác về nhận thức trong nghệ thuật. Bà có nói một câu rằng “Nghệ thuật phải bắt đầu từ bản thân chứ đừng bắt đầu từ một ai cả”, vậy nên tôi đã chọn sự khởi đầu từ chính gia đình của mình. Cha tôi là một quân nhân và từ bé ông đã đưa tôi đi thăm sân bay, thăm bộ đội vì ông muốn hướng tôi vào quân đội. Tôi nhận thấy người quân nhân Việt Nam từ xưa đến nay đều xuất thân từ nông dân, thời cuộc khiến họ trở thành người lính và đó là sự khác biệt của người lính Việt Nam. Tác phẩm của tôi mang tính chính trị. Thực ra chính trị không phải cái gì quá to tát, có khi chỉ đơn giản là sự thuyết phục lẫn nhau, cha tôi đã dạy tôi như thế.

Tôi đã thi trượt 6 năm mới đỗ vào Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Trong 6 năm đó tôi đã hoàn thành 4 năm ở Đại học Bách Khoa, điều này cũng ảnh hưởng đến kỹ thuật vẽ chính xác, tỉ mỉ sau này của tôi. Tôi đã trải nghiệm rất nhiều các thể loại của mỹ thuật trước khi quay về con đường hội họa. Về mặt ý thức và tư tưởng tôi luôn dùng các yêu tố chính trị và xã hội để xây dựng ý tưởng tác phẩm. Tôi cảm thấy các yếu tố đó ở Việt Nam luôn buồn, mà tôi thì lại không muốn kể trực tiếp những câu chuyện buồn. Tôi đẩy những yếu tố đó vào một không khí hài hước và  khán giả sau khi trải qua cảm giác hài hước sẽ cảm nhận được nỗi buồn. Hai họa sỹ Edward Hopper của Mỹ và  René Magritte của Bỉ ảnh hưởng rất lớn đến phong cách nghệ thuật của tôi, đó là yếu tố điện ảnh và tính ẩn dụ trong tác phẩm. Liên hệ với Việt Nam tôi tìm thấy cảm hứng từ những vũ khí quân sự của quân đội ta và nền nông nghiệp lâu đời, từ đó tác phẩm của tôi như là chân dung của người lính Việt Nam có tất cả các yếu tố đấy. Như vậy tôi không nói thẳng mà chỉ hướng người xem cảm nhận bằng kinh nghiệm cuộc sống của họ.

Những ngày đầu sáng tác tôi có quan điểm rất cực đoan không chấp nhận những cái cũ. Một thời gian sau tôi đã học cách chấp nhận những khác biệt. Sau này tôi có nhiều hoạt động gắn bó với Nhà Sàn Art của họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức và họa sỹ Trần Lương. Đây là cơ hội để tôi có điều kiện giao lưu và trưng bày một số tác phẩm của mình, đồng thời học hỏi rất nhiều ở họ.

 

 

Nhà ĐK THÁI NHẬT MINH

 

Nhà đk Thái Nhật Minh

 

Tôi sinh năm 1984, trong một gia đình thuần nông ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Từ nhỏ tôi đã thích điêu khắc, năm 12 tuổi đã thích chơi với đất, nặn tượng. Đến năm 2004 sau 3 lần thi tôi đỗ được vào Khoa Điêu khắc, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Học năm thứ 3 tôi bắt đầu nhận thức được khối và không gian nghệ thuật. Thời kỳ mới ra trường tôi vẫn hoang mang trong việc tìm con đường cho bản thân. Trong thời gian đó tôi bỗng có ý tưởng và sáng tạo “Những con chim” và dần dần tìm được ra cá tính trong nghệ thuật của mình.

Năm 2012 tôi tham gia triển lãm nhóm đầu tiên tại Mai Gallery và tham gia Câu lạc bộ Nghệ sỹ trẻ. Từ đó tôi thường xuyên tham gia các triển lãm và dường như giai đoạn này điêu khắc đã được quan tâm hơn trước. Triển lãm cá nhân đầu tiên của tôi là “Những con chim” năm 2013 tại Bảo tàng Mỹ thuật. Năm đó tôi cũng bắt đầu thử nghiệm sáng tác về chất liệu giấy và dần thấy hứng thú và gắn bó với chất liệu này. Ngoài ra sau này tôi cũng bắt đầu tiếp xúc với chất liệu nhôm đúc, gỗ và đá. Nếu “Nhưng con chim” là thời gian tôi suy nghĩ về thân phận của mình, thì tác phẩm “Chinh Phu-Chinh Phụ” năm 2016 là suy nghĩ của tôi về con người. 

Tôi học tập và trưởng thành hoàn toàn trong thời kỳ Đổi mới, và tôi may mắn khi gặp được những người thầy, người bạn chia sẻ và chỉ bảo cho mình về nhiều điều trong nghề nghiệp. Nhìn lại thế hệ trước, tôi đồng cảm với họ về việc chưa thực sự có điều kiện toàn tâm toàn ý cho nghệ thuật, còn bị chi phối nhiều thứ và sân chơi vẫn chưa thực sự thoải mái. Đến thế hệ chúng tôi đã may mắn hơn nhiều về điều kiện sáng tác. Ngày nay,  điêu khắc ngoài trời vẫn gặp khó khăn trong vấn đề quy hoạch và vẫn chưa nhận được những hỗ trợ gì ở các cấp quản lý trong việc tiêu thụ tác phẩm.

Triển lãm “Mở cửa” là một sự kiện hay và đúng là cần thiết để tổng kết cả một quá trình. Tuy quy mô tổ chức vẫn còn khiêm tốn, chưa đề cập được

đến các giai đoạn nhỏ trong 30 năm, nhưng đây là triển lãm quy tụ đuợc các guơng mặt tiêu biểu của cả một giai đoạn.

 

ĐM

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/