Sưu tập quý giá của một gia đình Việt Kiều Mỹ yêu mến Đông Sơn

Giới học thuật ghi nhận năm 1924 là năm phát hiện văn hóa Đông Sơn. Câu chuyện gắn với phát hiện ngẫu nhiên những hiện vật đồng cổ lở xuống bờ sông của một ngư dân Thanh Hóa

Nhân kỷ niệm 90 năm phát hiện Văn hóa Đông Sơn

 

Giới học thuật ghi nhận năm 1924 là năm phát hiện văn hóa Đông Sơn. Câu chuyện gắn với phát hiện ngẫu nhiên những hiện vật đồng cổ lở xuống bờ sông của một ngư dân Thanh Hóa khi hành nghề trên đoạn hữu ngạn sông Mã gần làng Đông Sơn. Phát hiện này lập tức lan nhanh trong giới học thuật Đông Dương và Đông Nam Á bởi nó làm sáng tỏ nguồn gốc bản địa của một loạt đồ đồng sưu tầm vãng lai trước đó vốn dĩ đã khiến nhiều nhà khoa học ngờ rằng tiền sử Đông Dương (Indochina) không phải là một phần của tiền sử Trung Hoa. Tên gọi văn hóa Đông Sơn ra đời đã ghi nhận một nền văn minh Việt Nam bản địa rực rỡ và khác với văn minh Trung Hoa từ trước khi có những làn sóng xâm lược từ phương bắc xuống.

 

Dụng cụ lễ nghi Đông Sơn có lẽ dùng cho thày cúng (shaman)

 

Đó cũng là lý do rất nhiều người Việt Nam, ở trong nước cũng như trên thế giới yêu mến nền văn hóa rực rỡ và “thuần Việt” này. Gia đình hai bác sỹ họ Kiều ở California (USA) là một điển hình. Bác sỹ Kiều Quang Chẩn, tốt nghiệp Y khoa Sài Gòn 1969 và vợ là bác sỹ Kiều Quỳnh (tên trước khi lấy chồng là Đinh Thị Tố Quỳnh) tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn, năm 1975. Có lẽ tên miền Đông Sơn trên internet sớm nhất thuộc về bác sỹ Kiều Chẩn. Từ hai chục năm nay, địa chỉ email của bác sỹ Chẩn đã bắt đầu với “Dongson”. Tuy nhiên, lịch sử sưu tầm, ghi nhận tình yêu của họ với văn hóa Đông Sơn có thể tính từ hơn 30 năm trước. Bác sỹ Kiều Chẩn tâm sự: “Chúng tôi bắt đầu với việc mua một trống Đông Sơn ở Sài Gòn từ nhà sưu tầm quá cố Hà Thúc Cần vào khoảng đầu thập niên tám mươi”. Cho đến nay, sưu tập trống đồng của gia đình hai bác sỹ họ Kiều này1 đã lên tới gần một trăm chiếc, ngoài ra còn hàng trăm các hiện vật Đông Sơn có giá trị khác nữa, như thạp, thố, âu, chậu, chuông, dao găm, kiếm, qua, muôi, đèn, tượng khối, đồ trang sức các loại... Tôi đã may mắn có hàng ngàn giờ đồng hồ làm việc với bộ sưu tập này để sẽ cho ra mắt công chúng một bộ catalogue hoàn chỉnh, đáng tự hào về tài năng của tổ tiên ta từ trên dưới hai ngàn năm trước cũng như nghiêng mình nể trọng tình yêu bền vững và lòng kiên trì sưu tầm kéo dài trên 40 năm nay của gia đình bác sỹ họ Kiều đối với văn hóa Đông Sơn2.

 

Tác giả cùng với Nhà sưu tầm - Bác sỹ - Võ sư Kiều Chẩn (bên phải)

đang xem bộ dao găm đồng Đông Sơn CQK tại Santa Ana (California, USA)


Bộ trống đồng Đông Sơn của CQK có thể được coi như là lớn nhất thế giới với trên 70 trống lớn và khoảng 10 chiếc trống nhỏ (trống chuông và trống minh khí). Một số trống nứt, vỡ bị tu sửa lại nhưng vẫn còn nguyên giá trị bản gốc. Chiếc trống lớn nhất rộng mặt tới 115cm. Khoảng 30 chiếc có đề tài trang trí chim (thú), người (thuyền). Hàng chục trống Đông Sơn có nguồn gốc Tây Nguyên là một di sản rất có giá trị. Cả một chiếc trống mà gỉ đồng bên trong lòng đã in nguyên hình một giạ lúa nếp nương râu dài.
Đồ đựng kinh điển của văn hóa Đông Sơn chính là thạp và sau này du nhập thêm loại đồ đựng cùng chức năng là liễm . Liễm Âu Lạc trang trí hoa văn Đông Sơn. Sưu tập CQK có tới trên hai chục thạp, liễm như vậy, trong đó có chiếc sức chứa tới 30-40 lít, nhiều chiếc được trang trí các băng hình thuyền chiến chở chiến binh, thú và chim các loại. Bộ thạp, liễm đó xuất sắc không kém gì sưu tập trống đồng, với hình shaman “khổng lồ” xuất hiện trên băng thuyền người, với hai cặp rồng cuốn bên cạnh hình voi và người cưỡi ngựa, hoặc với hình ba thợ săn Đông Sơn khiêng một con hươu mới săn được và một nồi nấu chuẩn bị cho một lễ hội Đông Sơn nào đó.

 

Một phần mặt trống Đông Sơn phát hiện ở Đắc Lắc (Tây Nguyên, Việt Nam)

và tượng cán dao găm Đông Sơn “Thánh nữ và Nam nhi trong nghi lễ thành đinh”

 

Chân đèn bằng đồng giai đoạn Đông Sơn muộn (Phong cách Giao Chỉ)

 

Bộ vũ khí Đông Sơn của CQK sở hữu hầu hết các loại qua lớn và đẹp nhất trải dài lưu vực từ sông Hồng đến lưu vực sông Đồng Nai, đặc biệt là bộ qua lễ nghi kiểu Long Giao - Bầu Hòe. Bộ rìu chiến CQK cũng đủ cả ba loại hình phổ biến ở sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Chúng thuộc những thủ lĩnh cao cấp với đường nét trang trí cầu kỳ, tinh sảo. Bộ giáo, lao có nhiều tiêu bản trang trí lạ trên hai rìa cánh, đáng chú ý nhất là hình người hóa trang ngồi trên trống đồng cùng với đàn hươu chạy thu nhỏ dần về phía mũi nhọn. Một chiếc giáo khác cũng có đàn hươu như vậy nhưng được đúc từ hợp chất của ba kim loại màu tạo ra vệt loang lổ của trên nền kim loại. Cuối cùng cần nhắc đến bộ dao găm và kiếm Đông Sơn của CQK.
Chủ nhân sưu tập có duyên thầm với câu chuyện Thục Phán An Dương Vương, khi từ rất lâu rồi đã tự đặt tên “Kiếm Thục Phán” cho bốn chiếc kiếm lưỡi sắt cán đồng chuôi hình thuyền. Loại kiếm này thường thấy ở vùng miền núi Thanh Nghệ nước ta rất giống loại kiếm thấy phổ biến trong văn hóa Bách Việt có tên là Kele (Quý Châu, Trung Quốc), trùng hợp với ghi chép của sử sách rằng An Dương Vương là Thục vương tử (tức liên quan đến dòng dõi nhà Thục- một nhóm tộc hùng mạnh đương thời được coi như là phi Hoa Hạ, gốc gác Tứ Xuyên, Quý Châu Trung Quốc)3. Ngoài bốn chiếc kiếm nói trên, CQK còn sở hữu gần hai chục con dao găm Đông Sơn với các kiểu tay cầm khác nhau, trong đó có dao găm còn nguyên vỏ gỗ ốp bao đồng. Trong số những dao găm Đông Sơn được đúc hình người, thú ở tay cầm, đáng chú ý nhất là con dao găm có tay cầm đúc hình một người phụ nữ đang dùng một lưỡi qua có tay cầm ngắn để cạo tóc cho một nam nhi ở truồng như thể đang làm một nghi lễ nào đó tựa như lễ thành đinh4. Có thể nói, đây là một trong số các tuyệt phẩm của nghệ thuật Đông Sơn.

 

Chân đèn bằng đồng giai đoạn Đông Sơn muộn (Phong cách Giao Chỉ)

 

Chũm chọe bằng đồng phát hiện trong một chum gốm ở Đồng Nai cùng các qua đồng
kiểu Long Giao.

 

Hộp đồng hình chữ nhật mang phong cách đồ da của những người du mục phát hiện
cùng với bộ chũm chọe và qua đồng ở Đồng Nai.

 

Lưỡi rìu đồng Đông Sơn có hình chó (hổ) săn hươu.

 

 

Lười giáo Đông Sơn với những đường chỉ nổi hình chim thú rất sinh động.

 

 

“Dũa” Đông Sơn – một dụng cụ phục vụ chế biến nam dược hoặc thức ăn lễ nghi. 

 

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới bộ di vật liên quan đến nhạc cụ thời Đông Sơn5. Ngoài trống đồng, CQK còn sở hữu bộ gõ dáng đĩa, chậu như chức năng của chiêng hay thanh la ngày nay6 và hàng chục chiếc chuông Đông Sơn có phần chuôi hình sừng dê, “chuông hình trống” (drum-bell)7. Sưu tập CQK cũng lưu giữ những nhạc chuông rất điển hình của nghệ thuật Đông Sơn - Bản Chiềng8. Đó là bộ sưu tập phát hiện ở Bình Phước gồm hai chuông dạng bu gà và ba quả lục lạc lớn có gắn đầu trâu có lẽ dùng cho trâu bò hoặc voi trong các nghi lễ cổ truyền đương thời. Rất đáng nói trong sưu tập nhạc khí của CQK là bộ “chũm chọe” rất độc đáo và mới lạ. Nhạc cụ này thường có cặp đôi hai chiếc giống nhau trông như là những hiện vật bằng đồng mỏng, hình đĩa tròn úp, nổi cao ở phần chính giữa. Xung quanh viền núm nổi đó có bốn cặp lỗ như thể để xuyên dây làm quai đeo, mép ngoài để trơn hoặc cắt thành các hình răng cưa, núm tròn gò lõm lòng tạo âm vang phụ khi chúng được đánh chập vào nhau. Có 6 cặp như vậy trong một chum gốm cùng hai hộp dẹt hình chư nhật và hàng chục qua kiểu Long Giao - Bầu Hòe. Một chiếc chũm chọe được trang trí rất cầu kỳ bằng những nét đúc nổi được phủ sơn then màu vàng. Bộ chũm chọe này là bằng chứng sớm nhất của sự xuất hiện một loại hình nhạc cụ shaman, cung đình trong đời sống tâm linh Đông Sơn9. Thanh âm Đông Sơn còn có thể nghe được từ sưu tập CQK thông qua tiếng nhạc rung của những lục lạc nhỏ gắn trên rất nhiều đồ vật, từ đôi vòng ốp chân, tay của các shaman hay vũ công, từ những tấm đeo ngực hoặc từ những chiếc muôi rót, thố đựng rượu…

 

Có thể coi là “báu vật Đông Sơn” - Ngôi nhà bằng đồng với dàn trống và mâm người hầu rượu.


Bộ đồ ăn uống lễ nghi Đông Sơn cũng là một di sản quý giá của sưu tập CQK. Chúng gồm những âu, chậu, đĩa, thố, thạp đựng đồ ăn thức uống đến những chiếc muôi múc với nhiều hình thù ký dị. Trong số gần hai chục chiếc muôi đồng Đông Sơn chúng tôi nhận thấy có những di vật dùng cho việc uống rượu hay nước cay bằng mũi mà từ lâu đã được sách sử nhắc đến như một phong tục điển hình thời dựng nước đầu tiên : “tục tỵ ẩm”. Đó là những chiếc muôi đúc hình quả bầu, phần cán thẳng được đúc rỗng và có lỗ thủng ở chuôi. Khi “uống”, người xưa múc rượu, hoặc một thứ nước cay (trộn ớt) vào muôi rồi nghêng đổ theo phần ống cán vào mũi10.
CQK và nghệ thuật trang trí Đông Sơn 2D : Hiện tại Bảo tàng Phạm Huy Thông11 lưu giữ gần 200 bản rập hoa văn nghệ thuật Đông Sơn, trong đó 80% làm từ các hiện vật của sưu tập CQK. Chúng thuộc nhóm nghệ thuật trang trí 2D thường thấy trên mặt, tang, thân trống, thạp, âu, chậu tấm che ngực, thân rìu chiến, cánh giáo, đốc qua, lưỡi dao găm… Sưu tập CQK có đủ đại diện hoa văn trên những trống, thạp đỉnh cao thuộc phong cách Ngọc Lũ, Hoàng Hạ. Hơn thế nữa sưu tập này còn đóng góp những siêu phẩm hoa văn khác lạ trên các trống có nguồn gốc Đắc Lắc (Tây Nguyên), như người đội mũ cao tay cầm đầu lâu, chiến binh, shaman đứng trên lưng bò… hoặc hình shaman khổng lồ, thợ săn khiêng hươu, đoàn người với chiến binh, nhạc công dâng lễ vật hình thần thánh hay chúa tể ngồi giữa với hai kẻ nâng rượu hai bên trên thạp, liễm, tấm che ngực, qua… Đây là khối tư liệu lớn giúp làm sáng rõ các bức tranh sinh hoạt chân thực của người Đông Sơn.
CQK và đồ trang sức Đông Sơn : CQK có hàng trăm đồ đá ngọc, trong đó đa phần là các vòng đeo tai hình vành khăn có rãnh xẻ. Trong đó vòng đeo tai Đông Sơn chiếm tới 90%. Chúng được làm từ thạch anh, thủy tinh và cả đá nephrite nữa. CQK còn sở hữu chiếc “vương miện” đồng rất nguyên vẹn với băng hoa văn hình chữ S nằm ngang12. Niên đại loại hình di vật này muộn nhất là thế kỷ 2 trước Công nguyên. Những đồ trang sức lạ như kiểu “trâm” hình chữ P hay hình cánh sen có ba chân, vòng ốp chân, ốp tay có gắn lục lạc cũng được chủ nhân quan tâm thu thập. Trong số này rất đáng chú ý là một chiếc vòng đồng nhỏ có hình rắn hai đầu và một chiếc vòng trên gờ sống lưng có hình cá sấu. Tấm che ngực bằng đồng (còn gọi là Hộ tâm phiến) gồm khoảng ba chục chiếc, cả loại hình chữ nhật lẫn loại hình vuông. Trong đó có những tấm mô tả đoàn chiến binh, nhạc công hành lễ và cả những tấm khắc chìm chủ đề thần tiên, tứ linh phong cách Hán (Han style).
CQK có các bộ chân đỡ đĩa đèn Đông Sơn chứa nhiều bí ẩn của nghệ thuật tượng khối. Có loại đĩa đèn có quang đỡ tương tự như đôi quang gánh của các bà đi chợ quê thời cận đại. Trên phần cán quang gắn tượng “Hồ nhân” đội mũ nhọn thổi sáo dọc, khèn bầu13 và chim công. Một loại khác là đĩa đèn có tay cầm như kiểu cán xoong. Loại đèn có chân trụ đỡ như một “cây” đèn có nhiều “cành” đỡ các tay đèn rời. Các chân đèn này được trang trí cầu kỳ. CQK sở hữu một chân trụ đèn rất hiếm có. Chân đèn đó được tạo dáng bởi hai con rồng cuốn tròn, đối xứng, đầu vươn cao tạo hình tháp đỡ một người tóc xoắn ngồi vắt chân chữ ngũ, ở trần, đóng khố, hai tay khoanh trước ngực. Trên đỉnh đầu người đó có một trụ đỡ đĩa đèn. Hiện vật này xứng đáng là một bảo vật Đông Sơn. Một cây đèn khác của CQK có phần trang trí là một đĩa tròn đỡ hai tượng chiến binh ở tư thế quỳ gối đối xứng, một tay cầm kiếm, tay kia đỡ lấy trụ đèn, có hai con cừu ở hai bên. Phần trang trí này rất giống cây đèn có tượng voi đỡ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

 

Một gian chứa trống đồng của sưu tập CQK


Tượng khối bằng đồng trong thời Đông Sơn là một của hiếm. Ngoài khối tượng chân đèn và nhiều tượng cán dao găm độc đáo, CQK sở hữu hai khối tượng rời rất độc đáo. Đó là khối tượng nhà Đông Sơn và tượng đôi nam nữ đứng tựa lưng. Khối tượng nhà Đông Sơn mô tả hình nhà mái cong. Phía sàn ngoài không có mái che là tượng hai nghệ nhân ngồi vắt vẻo trên một dàn gỗ, tay trái bám vào cột dàn, tay phải dóng trống đồng bằng một dùi lớn với tư thế “giã” từ trên xuống. Cạnh đó, phía trong nhà là một người ngồi xổm dưới sàn tay phải cầm dùi thúc vào mặt chiếc trống da treo trên cột. Ở đầu nhà đối diện là một nhóm năm người ngồi, trong đó có một người khoanh tay ở xa hẳn như một người hầu, còn lại bốn người quây xung quanh một vò rượu, một người đang múc rượu bằng một chiếc muôi trao cho người ngồi đối diện. Tất cả năm người đều để chân theo tư thế đầu gối xổm cao14, mông sát đất.
Khối tượng thứ hai trong sưu tập CQK đáng được nhắc đến là khối tượng đôi cao chừng 12cm với thân người mảnh như hai miếng bìa và tay chân loằng ngoằng, lẻo khẻo như những sợi dây đồng. Tượng thể hiện hai người một nam một nữ tựa lưng vào nhau hai tay quàng xoắn cùng đặt trên hông như tư thế chống nạnh quen thuộc. Người nam đóng khố, người nữ mặc váy ngắn. Cả hai ở trần, đầu đội khăn, quấn tóc với núm khoang tròn ở người nữ mặc váy. Khối tượng được tạo bằng khuôn sáp với phong cách tạo hình rất phóng khoáng và hiện đại15. Khối tượng nói trên đã khẳng định một phong cách nghệ thuật rất mới lạ của Mỹ thuật Đông Sơn.

Thay cho kết luận
Bộ sưu tập CQK ngoài di vật Đông Sơn là trọng điểm, còn có nhiều mảng lớn khác nữa: Sưu tập Tiền, Sưu tập Gốm sứ, Sưu tập Tranh Tượng… Tất cả đều hướng về Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam. Khuôn viên rộng trên 3000m2 với gần 1000m2 diện tích mái che tại Santa Ana, trong một vùng đất sang trọng vào loại nhất California là nơi ở và cất giữ, trưng bày “những phần Việt Nam” khác nhau đó. Một ngôi nhà gỗ xứ Nghệ làm năm Thiệu Trị thứ 4 đã được chủ nhân CQK mua về dựng ở góc vườn tâm linh, bên dưới mấy bóng cây đại thụ. Phía trước ngôi nhà là một lầu chuông và xa thêm chút nữa là dàn chiêng treo chín chiếc. Giữa sân cỏ là một cột đồng trụ gợi nhớ sự tích Mã Viện thu đồ đồng Đông Sơn đúc cột đồng ghi mốc giới thời xưa. Nhưng ở đây, cột đồng đường kính 30cm, cao tới hơn 4m đã được chủ nhà dựng lên với những hình đúc nổi Đông Sơn và dòng chữ khẳng định sự trường tồn hùng mạnh của dân tộc Việt ở ngay những vùng đất ở rất xa tổ quốc.

 

Chú thích:

(1)Tôi gọi tên cho sưu tập này là CQK collection (Sưu tập Chẩn Quỳnh Kiều).
(2) Nhân đây tôi xin tỏ lời cảm ơn rất chân thành đến gia đình hai bác sỹ họ Kiều, chủ nhân sưu tập CQK đã tạo những điều kiện làm việc tốt nhất cho chúng tôi. Điều trân trọng nhất là ý nguyện cầu thị khoa học của chủ nhân, cũng vốn là hai nhà khoa học trong lĩnh vực y khoa, đã tin tưởng và cho phép chúng tôi sử dụng bộ sưu tập “như của chính bản thân mình”. Nhờ đó hàng vạn tấm hình kỹ thuật số, hàng trăm bản rập hoa văn đã được thực hiện, hơn thế nữa còn được phép rạch, phá, tảy rửa, gửi chụp X-Quang những hiện vật bị tu sửa, nghi vấn cũng như lấy hàng trăm tiêu bản mẫu phân tích trong các phòng thí nghiệm.

(3)Xem thêm kỷ yếu Seminar quốc tế :”Dấu vết văn hóa Dạ Lang ở Việt Nam”, Hà Nội, 2010. Các báo cáo viên : TS Nguyễn Việt, nhà dân tộc học Tạ Đức (Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á), TS Trần Hữu Tâm (Viện Sử học), TS Andreas Reinecke (Viện Khảo cổ học Đức) và Yang Yong (Viện Khảo cổ học Trung Quốc).
4 Lễ thành đinh : một thứ nghi lễ cổ truyền ghi nhận sự “trở thành người lớn” của các thành viên nhỏ trong cộng đồng (nữ thập tam, nam thập lục - con gái khi đến tuổi mười ba, con trai khi vào tuổi mười sáu).

(5) Trong năm nay, bảo tàng Âm nhạc tại Arizona (USA) sẽ mượn trưng bày một số nhạc cụ Đông Sơn từ sưu tập CQK.
(6) Thường được gọi là “chậu trống” xuất phát từ dáng hình chiếc chậu của hiện vật này. Nhưng khi nghiên cứu ký sưu tập CQK tôi nhận ra một số đặc trưng chứng tỏ người thợ đúc có ý thức đúc nhạc cụ hình chậu chứ không phải nhằm đúc một chiếc chậu kết hợp chức năng phụ làm bộ gõ. Đó là mức độ cầu kỳ hơn của “đáy chậu” mang chức năng của “mặt gõ”, vị trí của núm treo, hướng của mặt hổ phù và hình người trang trí trên vành thân ngoài. Vì vậy tôi chính thức đặt tên loại di vật này là “trống chậu”

(7) Loại di vật này thường có một vành khuyên làm quai treo trên mặt trống, vốn trước đây thường được phân loại vào nhóm “trống minh khí” (miniature - tức đồ làm hàng mã để chôn theo người chết). Độ mòn sử dụng thường thấy trên các quai treo hình vành khuyên trên mặt trống và mức độ trang trí và việc tu sửa kỹ các rìa đúc sót, và nhất là ở một vài trống còn nguyên phần quả lắc bên trong đã khẳng định chúng không phải là đồ minh khí mà thực sự là một nhạc cụ đương thời
(8) Có những sưu tập đồ đồng phân bố ở dọc Trường Sơn, Tây Nguyên (Việt Nam), Lào, Cambodia và đông bắc Thái Lan được các nhà nghiên cứu gọi chung là nghệ thuật Đông Sơn - Bản Chiềng. Đây chính là sản phẩm Đông Sơn do cuộc di dân nam tiến của các thế hệ cư dân, thủ lĩnh Âu Lạc đưa đến hòa nhập với truyền thống đúc đồng bản địa. Những nghiên cứu kỹ hơn sau này có thể làm rõ diện mạo của một nền công nghệ “Đông Sơn phương Nam” đã từng được GS Diệp Đình Hoa đề cập đến từ những thập niên cuối của thế kỷ trước.
(9) “Chũm chọe” là tên gọi loại hình nhạc cụ bộ gõ gồm hai “đĩa” kim loại mỏng có núm phồng ở giữa có dây tạo thành núm cầm của người sử dụng. Âm thanh phát ra nhờ va chạm bởi rìa mỏng phẳng của chũm chọe bằng cách đập (chập) hoặc xoa chúng vào nhau. Dân gian còn gọi nhạc cụ này bằng hai từ tượng âm rất chân xác : “chập choeng”. Trong nhạc cụ cung đình, nhạc cụ chèo, tuồng không thể thiếu chũm chọe. Hiện nay chúng ta dễ dàng bắt gặp âm thanh nhạc cụ này trong trò múa sư tử mỗi dịp rằm tháng tám. Tôi đã dõi theo bộ chũm chọe này từ 2004 khi chúng mới được đưa khỏi lòng đất. Chủ nhân trước của chúng đã tặng lại Bảo tàng Phạm Huy Thông mảnh chiếc chum gốm đã đựng các báu vật này. Hiện tại Bảo tàng Phạm Huy Thông cũng may mắn được hiến tặng 5 chiếc chũm chọe trong số 12 chiếc đã khai quật được.

(10 )Xem them mô tả chi tiết về tục tỵ ẩm ở người Mãng do GS Đặng Nghiêm Vạn trình bày tại Hội nghị Khảo cổ học đã được in trong Hùng Vương Dựng nước, Viện Khảo cổ học - Nhà XB KHXH, 1968-1973.
(11) Bảo tàng Phạm Huy Thông ra đời theo sáng kiến của tác giả bài viết này với tư cách giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đồng thời người sáng lập, khởi sướng PhamHuyThong Foundation để ghi nhớ đóng góp của GS Viện sỹ Phạm Huy Thông (1916-1988), người sáng lập và là Viện trưởng đầu tiên của Viện Khảo cổ học Việt Nam. Bảo tàng hiện tập trung phòng trưng bày, kho hiện vật, kho tư liệu, thư viện và các phòng thí nghiệm tại một tòa biệt thự Pháp cổ ở thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh).

(12) Loại hiện vật này thoạt đầu được các nhà khảo cổ học báo cáo như là các đai thắt lưng. Sau khi đo đạc và nghiên cứu trên 20 tiêu bản ở các sưu tập khác nhau tôi đã có một bài công bố rằng chúng là những băng đai đầu như những vương miện thủ lĩnh thời Đông Sơn. Xem thêm Nguyễn Việt, 2008, Vương miện thời Hùng Vương, trong Heritage, 6-2008 hoặc Nguyễn Việt, 2010, Hà Nội thời Tiền Thăng Long, NXB Hà Nội.
(13) Đa phần những nhạc công thổi sáo, hay khèn bầu gắn trên quang đèn thường đội mũ cao nhọn. Họ được cho là những nghệ nhân người rợ Hồ (vùng Tân Cương, Tây Tạng).

 

(14) Xem thêm Nguyễn Việt, 2010, Năng lực mô tả của nền Mỹ thuật Đông Sơn, trong Nghiên cứu Mỹ thuật, số 2-2010, tr. 1-6.
(15) Năm 2004, Đặng Tiến Sơn có sưu tầm được một tượng như vậy, xem thêm Nguyễn Việt, 2006, Bronze Love - Tình yêu Đồng, Heritage Fashion, tháng 8-9/2006, tr. 10-13.

 

Ảnh trong bài là hiện vật thuộc sưu tập CQK do tác giả chụp

 

N.V

(Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiêp ảnh số tháng  8/2014)

https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/uploads/zbola/ https://portal.lomboktimurkab.go.id/kcfinder/tpulsa/ https://portal.lomboktimurkab.go.id/kcfinder/demo-pg/ https://portal.lomboktimurkab.go.id/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/ https://endemis-journal.uho.ac.id/shop/xkambox/ https://endemis-journal.uho.ac.id/shop/togel/ https://endemis-journal.uho.ac.id/shop/xmyanmarx/ https://endemis-journal.uho.ac.id/shop/xsingaporex/ https://enthalpy.uho.ac.id/pages/deposit-5000/ https://enthalpy.uho.ac.id/pages/totomacau/ https://enthalpy.uho.ac.id/pages/terbaru/ https://enthalpy.uho.ac.id/pages/dana/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/kemahasiswaan/wp-content/bonus/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/kemahasiswaan/wp-content/maxwin/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/kemahasiswaan/wp-content/pulsa/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/kemahasiswaan/wp-content/kambo/ https://prosiding.pnj.ac.id/bandarslt/ https://prosiding.pnj.ac.id/bdtog/ https://prosiding.pnj.ac.id/scatter/ https://prosiding.pnj.ac.id/totox/ https://uikapress.uika-bogor.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://uikapress.uika-bogor.ac.id/wp-content/uploads/gacor/ https://uikapress.uika-bogor.ac.id/wp-content/uploads/thailand/ https://uikapress.uika-bogor.ac.id/wp-content/uploads/maxwin/ https://ners.fkep.unand.ac.id/docs/bandar-t/ https://ners.fkep.unand.ac.id/docs/demo/ https://ners.fkep.unand.ac.id/docs/kamboja/ https://ners.fkep.unand.ac.id/docs/pulsa/ https://journal.trunojoyo.ac.id/js/bandar-s/ https://journal.trunojoyo.ac.id/js/bonus/ https://journal.trunojoyo.ac.id/js/demo-pg/ https://journal.trunojoyo.ac.id/js/thai/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ https://ejournal.uin-suska.ac.id/kambo/ https://ejournal.uin-suska.ac.id/max/ https://ejournal.uin-suska.ac.id/pulsax/ https://ejournal.uin-suska.ac.id/demox/ https://jikesi.fk.unand.ac.id/docs/xkambo/ https://jikesi.fk.unand.ac.id/docs/xdemo/ https://jikesi.fk.unand.ac.id/docs/xmax/ https://jikesi.fk.unand.ac.id/docs/xthai/ https://kejari-rokanhilir.kejaksaan.go.id/wp-content/xgacor/ https://kejari-rokanhilir.kejaksaan.go.id/wp-content/xmax/ https://kejari-rokanhilir.kejaksaan.go.id/wp-content/xthaix/ https://kejari-rokanhilir.kejaksaan.go.id/wp-content/xbonusx/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/xdemo/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/xmax/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/xkambo/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/lib/zbola/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/lib/zbonus/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/lib/zmax/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/lib/zpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/js/max/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/js/jepang/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/js/myanmar/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/js/mposlot/ https://jpipm.uho.ac.id/js/demo/ https://jpipm.uho.ac.id/js/pulsa/ https://jpipm.uho.ac.id/js/pulsa/ https://jpipm.uho.ac.id/js/thai/ https://jpfi.uho.ac.id/thaix/ https://jpfi.uho.ac.id/max/ https://agroteknos.uho.ac.id/max/ https://agroteknos.uho.ac.id/demo/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://ecoforest.uho.ac.id/max/ https://ecoforest.uho.ac.id/777/ https://edusains.uho.ac.id/totox/ https://edusains.uho.ac.id/bdtog/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/demo-pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/kambox/ https://enthalpy.uho.ac.id/thaix/ https://enthalpy.uho.ac.id/pay4d/ https://holresch.uho.ac.id/totox/ https://holresch.uho.ac.id/macaux/ https://holrev.uho.ac.id/xkambox/ https://holrev.uho.ac.id/xdemox/ https://ijaas.uho.ac.id/gacor4d/ https://ijaas.uho.ac.id/depo5000/ https://ijpia.uho.ac.id/odemo/ https://ijpia.uho.ac.id/obandar/ https://jagris.uho.ac.id/max/ https://jagris.uho.ac.id/777/ https://jak.uho.ac.id/mahjongx/ https://jak.uho.ac.id/scatterx/ https://jipfi.uho.ac.id/zeusx/ https://jipfi.uho.ac.id/pulsax/ https://job.uho.ac.id/thaix/ https://job.uho.ac.id/bonusx/ https://jolimpic.uho.ac.id/777/ https://jolimpic.uho.ac.id/gacor/ https://jristam.uho.ac.id/danax/ https://jristam.uho.ac.id/ovox/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/qrisx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/pulsax/ https://stands.uho.ac.id/demo-pg/ https://stands.uho.ac.id/pola/ https://mores.uho.ac.id/okambo/ https://mores.uho.ac.id/othai/ https://medula.uho.ac.id/xgacor/ https://medula.uho.ac.id/xdemox/ https://endemis-journal.uho.ac.id/dana/ https://endemis-journal.uho.ac.id/bonanza/ https://jurnal.fti.umi.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.fti.umi.ac.id/docs/kambo/ https://jurnal.fti.umi.ac.id/docs/thai/ https://jurnal.fti.umi.ac.id/docs/max/ https://preventifjournal.uho.ac.id/rtp/ https://preventifjournal.uho.ac.id/sv388/ https://penkopjurnal.uho.ac.id/obonus/ https://penkopjurnal.uho.ac.id/omyanmar/ https://poltekkesbengkulu.ac.id/wp-content/logs/xdana/ https://poltekkesbengkulu.ac.id/wp-content/logs/xpulsa/ https://poltekkesbengkulu.ac.id/wp-content/logs/xdemo/ https://poltekkesbengkulu.ac.id/wp-content/logs/xmax/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://bipa.ut.ac.id/uploads/thai/ https://bipa.ut.ac.id/uploads/bonus/ https://conference.ut.ac.id/pages/max/ https://conference.ut.ac.id/pages/demo/ https://moocs.ut.ac.id/my/reg/pulsa/ https://moocs.ut.ac.id/my/reg/qris/ https://pelayanan.denpasarkota.go.id/portals/xdemo/ https://pelayanan.denpasarkota.go.id/portals/xgacor/ https://pelayanan.denpasarkota.go.id/portals/xmax/ https://pelayanan.denpasarkota.go.id/portals/xpulsa/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnalbening.uho.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnalbening.uho.ac.id/docs/xlaosx/ https://jurnalbening.uho.ac.id/docs/xmyanmarx/ https://jurnalbening.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://medula.uho.ac.id/shops/xbonusx/ https://medula.uho.ac.id/shops/xdemox/ https://medula.uho.ac.id/shops/xmax/ https://medula.uho.ac.id/shops/xpulsax/ https://mores.uho.ac.id/icon/macaux/ https://mores.uho.ac.id/icon/mahjongx/ https://mores.uho.ac.id/icon/scaterx/ https://mores.uho.ac.id/icon/totox/ https://penkopjurnal.uho.ac.id/lib/bdslt/ https://penkopjurnal.uho.ac.id/lib/dana/ https://penkopjurnal.uho.ac.id/lib/qris/ https://penkopjurnal.uho.ac.id/lib/bdtog/ https://preventifjournal.uho.ac.id/pages/okambo/ https://preventifjournal.uho.ac.id/pages/ovip/ https://preventifjournal.uho.ac.id/pages/ortp/ https://preventifjournal.uho.ac.id/pages/opola/ https://societal.uho.ac.id/js/kakun/ https://societal.uho.ac.id/js/kbola/ https://societal.uho.ac.id/js/kdaftar/ https://societal.uho.ac.id/js/kgacor/ https://stands.uho.ac.id/public/depo-5000/ https://stands.uho.ac.id/public/server/ https://stands.uho.ac.id/public/pulsak/ https://stands.uho.ac.id/public/pg/ https://trajectories.uho.ac.id/asset/777/ https://trajectories.uho.ac.id/asset/bolax/ https://trajectories.uho.ac.id/asset/garansi/ https://trajectories.uho.ac.id/asset/sbo88/ https://jakk.uho.ac.id/public/bonus100/ https://jakk.uho.ac.id/public/akun-thai/ https://jakk.uho.ac.id/public/bdslt/ https://jakk.uho.ac.id/public/depo-pulsa/ https://ppm.uika-bogor.ac.id/plugins/kambo/ https://ppm.uika-bogor.ac.id/plugins/bonus/ https://ppm.uika-bogor.ac.id/plugins/max/ https://ppm.uika-bogor.ac.id/plugins/pulsa/ https://journal.walisongo.ac.id/plugins/xdemo/ https://journal.walisongo.ac.id/plugins/xmax/ https://journal.walisongo.ac.id/plugins/xpola/ https://journal.walisongo.ac.id/plugins/xpulsa/ http://jbma.fk.unand.ac.id/plugins/bonus/ http://jbma.fk.unand.ac.id/plugins/demo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/plugins/ovo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/plugins/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xdemox/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xmaxx/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xpulsax/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/dev/tanpa-potongan/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/dev/xbandar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/dev/xmacau/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/dev/xtoto/ https://envirest.uho.ac.id/bonus/ https://envirest.uho.ac.id/pulsa/ https://fairplay.uho.ac.id/rtp/ https://fairplay.uho.ac.id/demo/ https://gemeinschaft.uho.ac.id/pola/ https://gemeinschaft.uho.ac.id/garansi/ https://hojps.uho.ac.id/togelx/ https://hojps.uho.ac.id/bolax/ https://jurnalbening.uho.ac.id/xmax/ https://jurnalbening.uho.ac.id/xpulsa/ https://jrs.ft.unand.ac.id/fonts/pay4d/ https://jrs.ft.unand.ac.id/fonts/server-kambo/ https://jrs.ft.unand.ac.id/fonts/server-thai/ https://jrs.ft.unand.ac.id/fonts/zeus/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/plugins/tog/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/plugins/situs/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/plugins/opola/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/plugins/ortp/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/plan/kambo/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/plan/scatter/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/plan/malaysia/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/plan/thai/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/help/xbandar/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/help/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/help/xqris/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/help/xtotox/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://pkm.uika-bogor.ac.id/plugins/bola/ https://pkm.uika-bogor.ac.id/plugins/demo/ https://pkm.uika-bogor.ac.id/plugins/pulsa/ https://pkm.uika-bogor.ac.id/plugins/kamboja/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/js/bolax/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/js/max/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/js/mahjongx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/plugins/dana/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/plugins/ovo/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/plugins/gopay/ https://jurnal.arsitektur.uniba-bpn.ac.id/icon/pola/ https://jurnal.arsitektur.uniba-bpn.ac.id/icon/mahjong/ https://jurnal.arsitektur.uniba-bpn.ac.id/icon/rtp/ http://jurnalobgin.fk.unand.ac.id/plugins/pulsax/ http://jurnalobgin.fk.unand.ac.id/plugins/bonusx/ http://jurnalobgin.fk.unand.ac.id/plugins/demox/ http://jurnalobgin.fk.unand.ac.id/plugins/kambox/ http://doktormanajemen.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/bola/ http://doktormanajemen.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/scatter/ http://doktormanajemen.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/mahjong/ http://doktormanajemen.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/max/ https://jurnal.pnj.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.pnj.ac.id/docs/mahjong/ https://jurnal.pnj.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.pnj.ac.id/docs/qris/ https://prosiding.uika-bogor.ac.id/public/bslt/ https://prosiding.uika-bogor.ac.id/public/demo/ https://prosiding.uika-bogor.ac.id/public/kambox/ https://prosiding.uika-bogor.ac.id/public/max/ http://biona.fk.unand.ac.id/docs/bonusx/ http://biona.fk.unand.ac.id/docs/maxwinx/ http://biona.fk.unand.ac.id/docs/pulsax/ http://biona.fk.unand.ac.id/docs/demox/ http://mtm.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/bandar-b/ http://mtm.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/bandar-s/ http://mtm.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/bandar-t/ http://2016.fasilkom.mercubuana.ac.id/wp-content/gacor4d/ http://2016.fasilkom.mercubuana.ac.id/wp-content/pay4d/ http://2016.fasilkom.mercubuana.ac.id/wp-content/qris/ http://2016.fasilkom.mercubuana.ac.id/wp-content/zeus/ http://mts.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/kambox/ http://mts.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/ovo/ http://mts.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/qris/ http://mts.pasca.mercubuana.ac.id/wp-content/thaix/ https://matematika-s2.fmipa.unri.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://matematika-s2.fmipa.unri.ac.id/wp-content/xdemox/ https://matematika-s2.fmipa.unri.ac.id/wp-content/xmax/ https://matematika-s2.fmipa.unri.ac.id/wp-content/xpulsax/