THÀNH CHƯƠNG - ĐỂ BIẾT KHÔNG PHẢI DỄ

Tôi thấy ít họa sỹ nào trụ được lâu và bền trong sáng tạo cũng như trong guồng xoáy của dư luận và truyền thông như Thành Chương. Sáu tuổi có tranh được giải vàng tranh thiếu nhi quốc tế A...

Tôi thấy ít họa sỹ nào trụ được lâu và bền trong sáng tạo cũng như trong guồng xoáy của dư luận và truyền thông như Thành Chương. Sáu tuổi có tranh được giải vàng tranh thiếu nhi quốc tế A. Cock của nước Anh. 52 tuổi có tranh được UNO in làm tem nhân năm Quốc tế tình nguyện. Sau 7 năm học mỹ thuật rồi vào bộ đội, Thành Chương ra nhập  đội ngũ họa sỹ chiến trường từ 1966 đến 1974 với hàng trăm ký họa tư liệu lịch sử quý giá. Về báo Văn nghệ, ông góp phần thay đổi diện mạo và phong cách minh họa của tờ báo cho đến Đổi mới, là tờ duy nhất có uy quyền và uy tín của giới văn nghệ này. Ông tham gia  từ đầu vào phong trào Đổi mới giữa những năm 1980 với trại sáng tác Đại Lải, Triển lãm 16 người tại Hà Nội, cũng như  các triển lãm hội họa Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh. Từ giữa những năm 90, Thành Chương là một trong các họa sỹ bán tranh chạy nhất, làm giàu được trên thị trường nghệ thuật. Ông là nhà sưu tầm trao đổi đồ cổ có danh ở Hà Nội. Với công trình Việt Phủ Thành Chương, một không gian văn hóa Việt đồ sộ và độc đáo được  ông tạo dựng bằng các cổ vật nguyên bản sưu tầm được, những chế tác mới, cùng các vật phẩm phục dựng, phục chế, từ giữa những năm 2000, Thành Chương càng nổi danh và gây chú ý, tranh luận với dự án nghệ thuật - di sản này. Ông thuộc rất hiếm hoi người làm mỹ thuật, đồng thời là người của công chúng. Ông là một “ngôi sao” thực sự của đời sống truyền thông. Không “biết” Thành Chương thì thật lạ!

 

Họa sỹ Thành Chương


Họa sỹ Thành Chương là một trường hợp cá nhân nghệ sỹ và con người xã hội phức tạp thú vị dù trên cả hai phương diện còn cần những tìm hiểu sâu  hơn các bài quảng bá triển lãm và những phỏng vấn dừng lại trên bề mặt các sự kiện

Thành Chương chia sẻ những thể nghiệm và ý chí nghệ thuật lớp họa sỹ trẻ “tiên phong” ở cả miền Nam và miền Bắc những năm “70 đầu 80” sau này sẽ trở thành các đại diện quan trọng nhất của  Doimoi Art - Nghệ thuật Đổi mới. Ông nói: “ Nhiều họa sỹ cùng thời với tôi muốn tạo ra một bước phát triển mới. Họ không nghĩ hay thảo luận về trường phái mỹ  thuật Paris mà lại nói về trường phái mỹ thuật của Việt Nam.” * Muốn vậy tất có nhiều thứ cần khắc phục, vượt qua hay chối bỏ.

 

Thành Chương, Tuổi thơ tôi, sơn mài, 2008


Về mặt tạo hình sẽ là việc không tiếp nối các truyền thống tả thực, ấn tượng của Trường Mỹ thuật Đông Dương, mặc dù vẫn phát huy các thành tựu về chất liệu sơn mài và lụa. Vì thế “dù thích tranh Bùi Xuân Phái” họa sỹ vẫn thấy “chúng quá châu Âu”* Đồng thời ông cho rằng Nguyễn Sáng duy trì được bản sắc Việt Nam và là “một sự tiếp cận tốt cho họa sỹ trẻ noi theo.” Về mặt nội dung, nghệ thuật hiện thực xhcn đã lồng các nội dung tuyên truyền, chính trị vào hình thức tả thật cũ kỹ cộng với các giáo điều sáo rỗng cần phải triệt để dỡ bỏ. Các họa sỹ đổi mới nhất loạt quay lưng với việc tả kể các sinh hoạt tập thể của công nông binh và lãnh tụ chiếm gần như toàn bộ không gian hội họa trước đó.Họ trở về với các đề tài ,thể loại mang tính cá nhân: tự họa,chân dung tĩnh vật,gia đình , hay khỏa thân và trừu tượng. Họ dẹp bỏ tinh thần tập thể và đề cao cá tính sự độc đáo cá nhân. Khi làm việc đó họ lánh xa những cách tạo hình quen thuộc là tả chân, ấn tượng  và sự uốn lượn, đỏm dáng của Art Nouveau. Thành Chương thể nghiệm với một số tranh trừu tượng mảnh mai tinh tế nhưng chủ yếu là với các minh họa biểu hiện và lập thể  khá táo bạo trên Văn Nghệ. Minh họa không được coi trọng, ít bị “săm soi” nên là cái cửa hẹp để các họa sỹ  công bố những phá cách của mình.Tính chất đồ họa và lập thể còn đeo đuổi hội họa của Thành Chương nhiều năm sau. Song đổi mới không chỉ là từ bỏ mà còn phải  xây mới và cần những nguồn lực, cảm hứng, hình mẫu khác. Hội họa đổi mới là cánh cửa mở hai chiều. Mở ra là tiếp thu những thành tựu của cả ½ thế kỷ nghệ thuật hiện đại Modernisme của thế giới. Hội họa bỗng bung xòe muôn cành nhánh biểu hiện, siêu thực, tượng trưng, lập thể, kết cấu, cực thực thậm chí trừu tượng hình học và tối giản. Việc bị ngăn cách tách rời khỏi dòng chảy mỹ thuật quốc tế hơn 40 năm làm cho cuộc khám phá lại các thành tựu này càng thêm hối hả, hấp dẫn. Tuy nhiên điều đó chứa đựng nguy cơ vong bản, mất gốc và hoang mang trong hình thành phong cách cá nhân. Cần phải bám chặt vào một gốc rễ nghệ thuật sâu nặng và thân thiết với con người, xã hội Việt Nam. Cánh cửa mở vào với lớp chúng tôi - gồm cả Thành Chương - cũng như ít nhất hai thế hệ họa sỹ  tiếp nối là quay về với nghệ thuật Việt Nam thời tiền thực dân. Sự trở về này không chỉ là sao chép, trích đoạn cải biên hình thức biểu hiện tạo hình ngây thơ, dân gian, đại chúng như trong giai đoạn đồ họa,áp phích cổ động chính trị trước đó mà là trở về với không gian và hơi thở, thân thể và tâm linh sống động của những truyền thống nghệ thuật  dân tộc. Có thể kể ra văn hóa làng Bắc Bộ, nghệ thuật đình ,chùa ở làng, nghệ thuật Chăm Pa và Huế , điêu khắc Tây Nguyên và nghệ thuật Khmer Nam Bộ ….Thành Chương đến nay vẫn cho rằng ông không học hỏi, bảo tồn văn hóa  làng quê mà con người ông “thấm đẫm” cái văn hóa ấy. Thành Chương từng ba ngày liền hát quan họ cho chúng tôi nghe trên tầu liên vận Bắc Nam, hàng chục năm chìm đắm trong sưu tầm cầu đá, tượng đá, đồ gốm Lý, Trần cũng như mê mệt với điêu khắc Chùa và Đình cùng các kiểu thức  kiến trúc, không gian thiên nhiên, sân vườn, lầu tạ, ao giếng… và đồ đạc sinh hoạt của con người “ngày xưa. Bởi với ông chúng không phải là những xác ướp, các tiêu bản nghiên cứu hay các bài vị để thờ mà là nơi ta ăn, uống, ngủ, yêu và sáng tạo. Họa sỹ tạo dựng môi trường ấy trong tranh sơn mài suốt hơn 20 năm và nơi Việt Phủ mà bạn có thể tới thăm. Với ông nghệ thuật không chỉ để cảm nhận cuộc đời - thế giới mà “ Nghệ thuật còn là một cách để yêu cuộc đời -thế giới. Nghệ sỹ tạo ra những hình ảnh mà anh ta đã thấy bằng con mắt của tâm hồn…tạo ra một thế giới để yêu và di dưỡng-tồn tại.”** Nghe có vẻ to tát nhưng đó cần là sự thực hàng ngày của người sáng tác.


Tranh minh họa của Thành Chương


Nét thuần thục, tinh luyện bằng những chọn lựa và quy giản hình thành kết cấu và nhịp điệu cho những hình được dàn dựng trên mặt phẳng. Những đường nét thanh tú và có khi rất chau chuốt làm  đường viền tạo nghĩa cho hình thể, nhân vật. Nét đồng thời cũng tạo một độ “lồi lõm” gây xao dộng trên mặt phẳng cố tình bị ghìm nén trong im lặng. Nhờ nét bức tranh không bình đồ như tranh dân gian mà gồ ghề nhiều lớp gập gẫy xoay chuyển như các phù điêu đình làng. Và các nhân vật của họa sỹ cũng dường như phảng phất bóng dáng, tư thế, động tác của những người dân quê trên các chạm khắc nổi tiếng đó. Họa sỹ chủ yếu dùng phương pháp sơn mài “truyền thống”, nhưng bảng màu của ông lại hòan toàn phi truyền thống - không vàng son quý phái, nâu đen thâm trầm, sâu lắng mà  tung tảy vui tươi, hớn hở sặc sỡ khiến nhiều người hoài cổ phải tức giận. Sơn mài của Thành Chương không cổ kính, hay nên thơ mà công nhiên tân kỳ, ra phố chứ không vào chùa, chạy nhảy trên cánh đồng chứ không uy nghi nơi cửa võng ban thờ. Cuộc tranh cãi sẽ còn kéo dài giữa hai nhận định một cho đó là một cách tân táo bạo, một bước tiến và phái đối lập cho rằng đó là một bước lùi, đánh mất các lợi thế cố hữu của chất liệu. Tuy nhiên đánh giá rất khách quan, sơn mài Thành Chương là một lực hấp dẫn riêng, không phải đối với các nhà hoài cổ, thì là đối với các nhà sưu tập, người mua tranh của ông, và một số họa sỹ nhiệt huyết với cách tân sơn mài khác. Nền màu có thể rất đanh như đá được mài bóng, như có ánh sáng bên trong toả ngược trở lại. Bảng màu rất “chân quê” gồm những màu mà người Việt ưa thích nhất, những màu tươi sáng trung gian rất khó gọi tên, hoặc tên gọi rất ví von ước lệ: cánh sen, cánh chả, cổ vịt, nõn chuối, trứng sáo, mỡ gà, chanh cốm, hoàng yến… Bảng màu của Thành Chương vừa có khả năng hào hứng, vừa có thể cô quánh đầy nhục cảm. Đó là màu của cây cỏ, của nhục cảm vị thành niên, của cờ phướn và áo mớ ba mớ bảy quanh hội đình hội chùa xưa? Hay cũng là những màu sắc “đột phá” táo bạo của các design thời trang tân kì? Nếu không sao chúng có thể thể hiện những em bé và con trâu thật quê mùa, đồng thời thích hợp với các không gian thành thị sành điệu nhất? Mọi người đều thấy màu sơn mài của họa sỹ có mùi vị rất riêng.

 

Thành Chương, Giấc mơ, tổng hợp, 2014


Tôi thấy đi cùng lối tạo hình không gian như nhiều lớp giấy gập chồng lên nhau trên một nền phẳng tràn toàn bộ mặt tranh ở dưới cùng, là cách tạo hình nhân vật kiểu lập thể với các góc nhìn chồng lấn  xoay vặn. Đồng thời cũng có cảm giác đây là cách dát phẳng những khối tượng gỗ Tây Nguyên và phù điêu đình làng! Coi trọng sự cân bằng cố hữu của trọng lực, họa sỹ dồn nhân vật hay các nhân vật thành một trung tâm. Sự chỉn chu và sạch sẽ của màu và nét càng củng cố sự cân bằng vốn đã chặt chẽ. Ngay ở những tranh nhiều nhân vật đan bện hàng ngang, xô đẩy xộc xệch nhất, hoặc có những khuôn hình xẻ vào chiều sâu bất ngờ và hiếm hoi, tác giả vẫn giữ thăng bằng tuyệt đối! Màu xốp nhẹ, chuyển sắc giúp tạo khối xoay lật tùy hứng. Hình thể gập, vặn và bị chia cắt để ta có thể nhìn chúng từ nhiều góc khác nhau. Cái đầu có thể xoay tùy ý phía trên cổ, chân tay đối với thân người cũng vậy, các chí tiết nhỏ hơn được tháo dỡ  và sắp đặt lại không ở vị trí hay tư thế thông thường của chúng nữa. Các mô típ và hình thù như một số “từ” luôn lặp lại trong các cấu trúc câu khác nhau, kiểu như nhà thơ chơi chữ. Các “từ” hay các hình tự đơn giản dễ hiểu vì mang tính biểu tượng này lặp lại liên hồi trong ngữ cảnh khác nhau: Cái mũi, cái miệng, con mắt, những nét nhăn trán…trong các tự họa và tranh nhân vật. Cái nón bất biến như một mái nhà che chở ân cần trong khi thân con trâu được khuếch đại như núi đồi, một linh vật  với cặp sừng uy nghi bảo vệ “những đứa con”  của mình. Các nhân vật ngủ, chơi, tâm tình, âu yếm nhau, nhảy múa, uống rượu… vào lúc sáng sớm, buổi trưa, buổi chiều hay ban đêm khi trăng lên đều nương bóng trâu, trong lòng trâu… Hình tượng trâu biến hóa  thành  một nơi chốn, một không gian. Cảm nhận được ngay cái phương trình hồn quê = tuổi thơ = giấc mơ và xúc cảm văn hóa truyền thống = tính biểu cảm = đại chúng. Ta sẽ vẫn luôn ngạc nhiên là họa sỹ hoàn toàn không tả cảnh quê, kể chuyện làng như thứ hội họa hoài niệm trữ tình khá tràn lan ở Việt Nam. Thế giới trong tranh chân dung, trẻ em, gia đình, sinh hoạt đều được mặc định là “ở làng”, nhưng thực ra không có thật ngoài đời, chỉ có thật trong tâm. Nếu gọi nó là giấc mơ theo hai nghĩa hoài nhớ cái đã mất hay ao ước cái sẽ tới - thì họa sỹ là người bán các giấc mơ mà người xem mong đợi? Bên trong những màu sắc hớn hở và đường nét tung tẩy rất “thơ ngây dân gian” tôi thấy sự ngơ ngác, bất an của các nhân vật và lan tỏa một nỗi buồn xưa cố hữu của người vẽ. Tranh Thành Chương chia sẻ các yếu tố modernism và Pop Art.

 

Thành Chương, Chân dung , sơn dầu, 2015


* Một thành tựu ít được nhắc đến và chưa được coi là một đề tài đáng nghiên cứu cẩn thận của thế hệ họa sỹ Đổi mới là tạo dựng một mẫu hình nghệ sỹ mới. Mẫu hình nghệ sỹ lãng tử duy mỹ, hát ru cái đẹp ở nửa đầu  thế kỷ, và mẫu nghệ sỹ dấn thân dùng nghệ thuật làm vũ khí của người  chiến sỹ yêu nước phục vụ cách mạng ở nửa cuối thế kỷ 20 đã lui vào quá khứ. Mẫu hình nghệ sỹ độc lập trong thời buổi kinh tế thị trường, trong môi trường hội nhập và trào lưu toàn cầu hóa sẽ là như thế nào? Mẫu hình ấy đã được nhào nặn trong 30 năm gần đây bởi thực tế đổi thay  căn bản và những mâu thuẫn gay gắt  ở Việt Nam trên cả hai “mặt trận” nghệ thuật và đời sống kinh tế xã hội. Thành Chương thuộc số ít họa sỹ dấn thân vào cả hai làn đạn đó không mặc cảm mà  tự tin. Thực ra đa phần người tốt nghiệp mỹ thuật đều làm công chức hoặc một nghề nào đó để kiếm sống. Cũng hoàn toàn không có các quỹ văn hóa hỗ trợ cho nghệ sỹ độc lập. Thị trường nghệ thuật mới hình thành từ những năm 1990 còn khá chật hẹp bởi hầu như không có giới sưu tầm và thị trường nội địa. Nghệ sỹ độc lập ở đây hiểu theo nghĩa độc lập về tinh thần, độc lập về tài chính và độc lập về hoạt động nghệ thuật. Ở đó Thành Chương tự tin, ngang tàng và hoà nhập đáng kinh ngạc. Tạo một thương hiệu, một thị trường cũng như chế tác cả một không gian văn hóa di sản truyền thống tầm cỡ thế giới chứng tỏ sức làm việc hiếm có. Thành công (và cả những thất bại) và những va đập trong môi trường kinh tế thị trường khiến ông thành một người của công chúng chịu búa rìu và được ngưỡng mộ. Có cảm tưởng, họa sỹ cũng không ngán gì trong vai trò bất đắc dĩ này.

 

Một góc Việt Phủ của họa sỹ Thành Chương


Trong “Tấn trò đời” (Balzac) ai cũng phải vào nhiều vai. Ám ảnh nhất với tôi trên các tự họa miên man, biến hóa của ông là đôi mắt, đúng hơn là những con mắt đơn lẻ dù nhìn thẳng, nghiêng, chéo, ở trên hay ở dưới, trước hay sau… luôn là một nỗi cô độc, kiên gan, nhẫn chịu. Người ta sẽ còn trở đi trở lại với đề tài Thành Chương, hội họa Thành Chương hay sơn mài Thành Chương song chắc chắn ông đã tròn vai của họa sỹ Đổi mới. Câu cửa miệng ưa thích của ông là : “Thì ông có kiểu của ông. Tôi có kiểu của tôi!” Với cá tính sáng tạo và phong cách riêng biệt Thành Chương có một vị trí độc đáo vững chãi trong hội họa Việt Nam, đóng góp vào sự Đổi mới mà ông mong mỏi: một trường phái hội họa Việt Nam riêng biệt!   


N.Q

https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/bonus100/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/product/max/ https://conference.ut.ac.id/pulsa/ https://conference.ut.ac.id/ovo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/xbolax/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/docs/sv388/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/20-thai/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/bonus120/ http://jmua.fmipa.unand.ac.id/product/totoslt/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xpulsa/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/file/xtogel/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/sv388x/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-content/uploads/thaix/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xdana/ http://ocs.wima.ac.id/pages/xqris/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbandar/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xbola/ http://ocs.ukwms.ac.id/public/xtoto/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/toto-slt/ http://jurnaldampak.ft.unand.ac.id/docs/xdemo/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/bonus100/ http://jurnal.wima.ac.id/pages/qris/ https://simkatmawa.untan.ac.id/wp-content/themes/sunda/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/bonusx/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/pulsax/ http://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/file/xthaix/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/demo/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pages/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/thai/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/bonus/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/max/ https://library.iptrisakti.ac.id/uploads/pulsa/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/upload/kambo/ https://paramadina.ac.id/media/qris/ https://paramadina.ac.id/media/ovo/ https://paramadina.ac.id/media/gopay/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/js/kambox/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/pulsax/ https://puskap.iptrisakti.ac.id/wp-content/bonusx/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xkambox/ https://ruangjuru.dpuair.jatimprov.go.id/public/assets/xmax/ https://eoffice.uki.ac.id/upload/users/000/thai/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xqris/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xpulsa/ https://jurnal.pascasarjana.uniba-bpn.ac.id/files/xbonus/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/totox/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/ogelx/ https://icoresct.uniba-bpn.ac.id/pages/bdslt/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/okambo/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/otg/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/obd/ http://jbma.fk.unand.ac.id/js/ototo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/dana/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/gopay/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/ovo/ http://jfu.fmipa.unand.ac.id/store/qris/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/bonus/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/demo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/kambo/ http://jif.fmipa.unand.ac.id/product/thai/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xdemox/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xbslotx/ http://jrs.ft.unand.ac.id/icon/xtogx/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zkambo/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zbonus/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zmax/ http://jurnal.fk.unand.ac.id/event/zthai/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/malaysia/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/singapore/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/myanmar/ http://jinh.fmipa.unand.ac.id/lib/sv388/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/777/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/mahjongx/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/pg/ http://jpt.faperta.unand.ac.id/docs/maxwin/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zthai/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/ztoto/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zmax/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/store/zbonus/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xqrisx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdblx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdtgx/ http://jurnalmka.fk.unand.ac.id/menu/xbdsltx/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/totox/ https://bkim.jatengprov.go.id/wp-admin/css/demox/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/qrisx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/bonusx/ https://jurnal.fkip.unila.ac.id/pulsax/ https://logistik.unsia.ac.id/xbonus/ https://logistik.unsia.ac.id/xgacor/ https://logistik.unsia.ac.id/xthai/ https://logistik.unsia.ac.id/xpulsa/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/totosl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdsl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/bdtgl/ http://alumni.uinjambi.ac.id/uploadss/sgacor/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/thai/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/mahjong/ http://portalsiakad.uinjambi.ac.id/uploadss/resmi/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/thai/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/bonus/ http://pembayaran.uinjambi.ac.id/s/pulsa/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtogel/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbslot/ http://registrasi.uinjambi.ac.id/uploadss/xbtoto/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/demo/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/max/ http://siakad.uinjambi.ac.id/uploadss/kambo/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/kamboja/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/thai/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/bonus/ https://api.register.ppid.sijunjung.go.id/-/maxwin/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/totox/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/bdtog/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/scatter/ https://bappeda.sijunjung.go.id/wp-content/product/mahjong/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/demo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/max/ https://baznas.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/myanmar/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/thai/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/777/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/xbonusx/ https://bbmsetda.sijunjung.go.id/bandars/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsingaporex/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xsateslotx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xladangx/ https://bkpsdm.sijunjung.go.id/wp-content/xvipx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbbolax/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xtotox/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xbtogelx/ https://bpbd.sijunjung.go.id/wp-content/xsv388x/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xbdx/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xdemox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xkambox/ https://rsud.sijunjung.go.id/wp-content/xmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zbonus/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zkambo/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zmax/ https://nagarimuarotakung.sijunjung.go.id/wp-content/shop/zpulsa/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/bonus100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/pulsa100/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/maxwin/ https://dekranasda.sijunjung.go.id/wp-content/thailand/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbolax/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xgacorx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xscatterx/ https://dinkes.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xzeusx/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/oakuno/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/obonuso/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/odemo/ https://disparpora.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/omaxo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/bandark/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/kambo/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pulsak/ https://geoparksilokek.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/totok/ https://jpipm.uho.ac.id/public/bonust/ https://jpipm.uho.ac.id/public/pulsat/ https://jpipm.uho.ac.id/public/maxt/ https://jpipm.uho.ac.id/public/thait/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandarsk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/bandartk/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/kambok/ https://jpfi.uho.ac.id/docs/totok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/demok/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/maxwin/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/scatter/ https://agroteknos.uho.ac.id/lib/zeusx/ https://celebica.uho.ac.id/pages/bola/ https://celebica.uho.ac.id/pages/mahjong/ https://celebica.uho.ac.id/pages/akun/ https://celebica.uho.ac.id/pages/sv388/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xbonusx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xpulsax/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xqrisx/ https://ecoforest.uho.ac.id/docs/xthaix/ https://edusains.uho.ac.id/icon/777/ https://edusains.uho.ac.id/icon/demox/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacor4d/ https://edusains.uho.ac.id/icon/gacorx/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xtotox/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xbolax/ https://jurnal.pbsi.uniba-bpn.ac.id/public/xqrisx/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xthaix/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xkambox/ https://jurnal.peko.uniba-bpn.ac.id/docs/xmalayx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xovox/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xmahjongx/ https://jurnal.pmat.uniba-bpn.ac.id/pages/xgopayx/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-tg/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/bd-slt/ https://kompetensi.fkip.uniba-bpn.ac.id/pages/777/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xdemox/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xbonusx/ https://konteks17.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/max/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/toto/ http://kepaniteraan.fk.hangtuah.ac.id/wp-content/uploads/bonusx/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xdemox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xkambox/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xthaix/ https://sikd.untirta.ac.id/vendor/xtotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbonus/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zpulsa/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/ztotox/ https://irecoms.ump.ac.id/asset/zbslot/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/pulsa/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/max/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/bonus/ https://jurnal.unhamzah.ac.id/docs/mahjong/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xbonusx/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xdemox/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xmax/ https://sistem.poltekindonusa.ac.id/wp-content/xpulsax/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/akun/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/mahjong2/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/resmi/ https://diskominfo.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/server/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/gacor4d/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/malaysia/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/pg/ https://disnakertrans.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/sbobet/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbandarx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xbonusx/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xpulsax/ https://inspektorat.sijunjung.go.id/wp-content/uploads/xmahjongx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xmax/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xbonusx/ https://jurnal.fea.uniba-bpn.ac.id/pages/xqrisx/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xbolax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xpulsax/ https://jurnal.fem.uniba-bpn.ac.id/docs/xtotox/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-tg/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/bd-slt/ https://jurnal.fte.uniba-bpn.ac.id/doc/xovox/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/odemo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/okambo/ https://jurnal.ftm.uniba-bpn.ac.id/pages/ogopay/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xzeus/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xgatot/ https://jurnal.industri.uniba-bpn.ac.id/docs/xmahjong/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xthaix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xgaransix/ https://jurnal.lp2m.uniba-bpn.ac.id/public/xmyanmarx/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdsltz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zbdtogz/ https://jak.uho.ac.id/docs/zmahjongz/ https://jak.uho.ac.id/docs/ztotoz/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/kambo/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/malaysia/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/thai/ https://jipfi.uho.ac.id/shop/zeus/ https://jipsd.uho.ac.id/public/demox/ https://jipsd.uho.ac.id/public/bonusx/ https://jipsd.uho.ac.id/public/max/ https://jipsd.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/bolax/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/mahjong/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/rtp/ https://jkl-fkm.uho.ac.id/icon/scatterx/ https://job.uho.ac.id/pages/polax/ https://job.uho.ac.id/pages/bandarx/ https://job.uho.ac.id/pages/gacor4d/ https://job.uho.ac.id/pages/maxwinx/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kbonus/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kdemo/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kpulsa/ https://jolimpic.uho.ac.id/js/kqris/ https://jristam.uho.ac.id/data/macau/ https://jristam.uho.ac.id/data/datahk/ https://jristam.uho.ac.id/data/paitohk/ https://jristam.uho.ac.id/data/datasgp/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/gopayx/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/idnslot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/mposlot/ https://jurnal-gikes.uho.ac.id/lib/ovox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pg/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/pulsax/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/totox/ https://jurnal-wins.uho.ac.id/public/bandarx/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pay4d/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/pg/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/resmi/ https://ejournalagribisnis.uho.ac.id/js/rtp/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/bonus/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/maxwin/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/thai/ https://rb.kemenpora.go.id/wp-content/files/gacor/